BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Mai Lĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Mai Lĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2023

TỪ “SƯƠNG BIÊN THÙY” ĐẾN “LÊ MAI LĨNH” - Phạm Tín An Ninh



Nhà thơ Sương Biên Thùy




Năm đang học lớp Đệ Nhị C trường Trung học Võ Tánh Nha Trang, bọn tôi nghe bạn bè xầm xì có một “ông” học trò mới chuyển từ trường Nguyễn Hoàng, Quảng Trị vào học lớp Tam C. Thời ấy đặc biệt ở các lớp Ban C có nhiều giai nhân, nên đám nam sinh thường hay ngắm nghé. Nghe nói gã từ miền giới tuyến Đông Hà hay Gio Linh gì đó mới trôi dạt vào đây. Không biết tên là gì, nhưng thấy gã lúc nào cũng ăn mặc “à la mode”, choàng áo vest, mang giày da bóng loáng có cái đế kêu cộp cộp, trong lúc hầu hết bọn tôi chỉ mang sandal hay dép Nhật. Đã vậy gã lại thường vào lớp trễ, nên học trò trong lớp đang ngồi chờ giáo sư, đều nhổm đứng lên chào, bởi nghe tiếng đế giày thong thả nện xuống nền ciment ngoài hành lang, cứ tưởng là thầy giáo đến! Chắc có nhiều tiếng rủa thầm trong miệng. Đã vậy gã ta lúc nào cũng ngước mặt nhìn trời, xem mấy lớp đàn anh cứ như cỏ rác.

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2023

NGƯỜI ĐÀN BÀ NGỦ MUỘN – Thơ Lê Mai Lĩnh


   
                           Nhà thơ Lê Mai Lĩnh
 

NGƯỜI ĐÀN BÀ NGỦ MUỘN
 (Thơ tặng những người thích đùa)
 
Sáng nay nàng không ngủ muộn,
Sáng nay, nàng thức dậy sớm,
Hôm nay, nàng có cái hẹn đi khám phụ khoa.
Ngay khi nàng rời giường đứng dậy
Tôi tiến tới trước nàng, quỳ xuống, áp sát vào, tôi hôn đại lên nàng
Trúng đâu thì trúng, và nói
Good morning.
Đoạn, tôi cầm tay nàng dìu tới nhà vệ sinh
Tôi đánh răng, súc miệng cho nàng,
Đồng thời mở vòi nước điều chỉnh nhiệt độ.
 
Nước nóng quá, sợ phỏng da, nhất là nơi vùng nhạy cảm.
Nước lạnh quá, sợ nàng lạnh phổi, sinh ra bệnh ho gà, ho vịt, ho ngỗng, ho ngan
Ho kiểu nào, thì tôi cũng lãnh đạn.
Đoạn nàng vào tắm
Tôi ngồi ghế bên cạnh nhìn nàng tắm, tay cầm sẵn cái khăn, chờ lệnh
Lỡ nàng nhờ xát xà phòng hay xoa bóp, kỳ cọ chỗ này, chỗ khác thì tôi sẵn sàng có mặt.
Khi nàng tắm xong bước ra, tôi lấy khăn che kín nửa phần trên,
Đoạn tôi bồng nàng tới giường
Đang khi tôi sửa soạn chiến đấu
Nàng tát yêu, như mẹ nựng con, vào má tôi và nói
Hôm này em đi khám phụ khoa, thưa khùng thi sĩ
Câu nói làm tôi, vừa tiếc vừa xấu hổ.
 
Nàng mặc áo quần xong, tôi dìu nàng xuống phòng ăn, đặt nàng ngồi vào chiếc ghế nệm nhung.
Tôi bày hàng:
Này đây ly cà phê sữa Paris,
Này đây, bánh mì Italy,
Này đây bơ dầu bò và trứng gà ốp la Thụy Sĩ
Này đây trà THÁI NGUYÊN
Trong lúc NÀNG xơi, tôi ngồi đối diện nhìn NÀNG xơi.
Với con người quý phái, trang trọng như NÀNG, phải nói XƠI, như Vua, Hoàng Hậu, chứ nói ĂN là vô phép.
Lúc bữa điểm tâm gần xong, NÀNG cầm tách trà THÁI NGUYEN bước ra vườn, đi dạo.
Tay phải cầm ly trà, tay trái nâng những đóa tầm xuân đưa lên mũi ngửi.
Tôi đứng xa khoảng một thước, vòng tay, im lặng chiêm ngưỡng vẻ đẹp bốn mùa của NÀNG.
Mà, quả đúng như thế,
Với NÀNG, từ dưới lên trên, MANG CẢ BỐN MÙA TRÊN MỘT NHAN SẮC TUYỆT VỜI
TRÊN CẢ TUYỆT VỜI.
Thế nhưng, cái BỐN MÙA NÀY, duy nhất chỉ có một mình tôi biết.
Đứa nào khác, muốn biết, tôi đục cho mà coi.
Gần đến giờ hẹn KHÁM PHỤ KHOA
NÀNG nói tôi đi thay áo quần rồi ra trình diện NÀNG.
Khác với những lần trước, lần nầy NÀNG chỉ nói tôi thay cái cravate màu đỏ cho hợp với cái áo màu đỏ, NÀNG mua tặng tôi trong ngày sinh nhật tôi tròn 80 cái xuân xanh.
Khi tôi chở NÀNG tới phòng khám, ông bác sĩ phụ khoa đã chờ NÀNG trước.
Hai người dẫn nhau vào phòng khám, tôi ngồi chờ ngoài xe.
Đó là chuyện một ngày NÀNG KHÔNG NGỦ MUỘN.
 
                                                                LÊ MAI LĨNH
                                                                 (Khùng thi sĩ)

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

LÊ MAI LĨNH, NGƯỜI TRUNG THỰC - Nguyên Lạc


Nhà thơ Lê Mai Lĩnh
 
Chắc các bạn đã biết về Diogenes thành Sinope, triết gia cổ Hy Lạp (412-323 TCN)
Vài giai thoại về ông:

– Diogenes thành Sinope và Alexander Đại đế

Theo sử gia Plutarch, khi Alexander Đại Đế tới Corinth, những người đứng đầu thành phố và các triết gia đã lũ lượt kéo nhau tới yết kiến Alexander, chỉ riêng Diogenes vắng mặt. Alexander bèn đích thân đi tìm Diogenes, và thấy ông này đang nằm dài sưởi nắng bên cái thùng ông dùng làm chỗ ngủ. Khi Alexander Đại Đế hỏi: “Hỡi nhà hiền triết, ngươi có muốn ta làm gì giúp ngươi không?”, Diogenes đã trả lời: “Ngài hãy đứng tránh sang một bên để khỏi che lấp ánh mặt trời của tôi.” Các triết gia và đám tùy tùng của Alexander Đại Đế nghe vậy cười phá lên, trong khi chính Alexander Đại Đế nói: “Nhưng thành thật mà nói, nếu ta không phải là Alexander, ta ước mình là Diogenes.”
                                                                                        (Wikipedia)
 
– Diogenes xách đèn tìm người ban ngày

Diogenes từng xách đèn lồng đi ngoài phố giữa ban ngày. Khi được hỏi làm gì đấy, ông trả lời: Tôi đang tìm kiếm một “con người” (thường được dịch thành “tìm kiếm một con người trung thực”). Tương truyền ông chỉ gặp toàn bọn bất lương và vô lại.
 
Tôi may mắn hơn Diogenes, không cần phải xách đèn đi rong ngoài phố giữa ban ngày để tìm người, vì tôi đã gặp được người trung thực, lương thiện: thi văn sĩ Lê Mai Lĩnh. Lê Mai Lĩnh trước đă gởi tặng tôi thi phẩm THƠ TÌNH THẾ KỶ, LƯƠNG QUYỀN – CÔ LÁNG GIỀNG, TUYỂN TẬP LÊ MAI LĨNH và gần đây quyển CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH – thi sĩ miền Nam Lê Mai Lĩnh (nhà xuất bản Nhân Ảnh năm 2023). Qua một thời gian đọc, tôi xin được ghi ra đây vài hàng về tiểu sử của ông, vài cảm nhận chủ quan về thơ văn ông xem như lời cảm ơn trân trọng đến thi văn nhân.
 

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2022

EM ĐI NHƯ CHẠY TRỐN KHỎI ĐỜI TA, TỐI HẬU THƯ – Thơ Lê Mai Lĩnh


    
                           Nhà thơ Lê Mai Lĩnh
                      (Sương Biên Thùy)


EM ĐI NHƯ CHẠY TRỐN KHỎI ĐỜI TA
 
(Thơ dành cho những người thích đùa)
                                       Khùng thi sĩ

“Ta bấn loạn giữa triền sinh tử
Em cứ ung dung dứt áo ra đi”
           (Thơ Phan Xuân Sinh)
 
Đang giữa lúc bếp lửa tình ngùn ngụt
Và cuộc mây mưa ướt sũng gối chăn đêm
Em ra đi, đành đoạn dứt áo ra đi
Em theo ai, em ngon nhỉ, em theo ai?
Ừ, thì cứ ra đi
Ừ, thì cứ dứt áo ra đi
Rồi em sẽ thấy,
Không có ai ngon ăn hơn, gã thi sĩ khùng.
Ừ, thì em cứ ra đi
Nhưng tốt nhất là em nên về lại.
Từ em ra đi, trái tim này ta đã sửa sang
Đã sơn quét lại những màu mát, dịu
Trong căn phòng trái tim ta, bốn mùa không cần máy điều hòa không khí
Nhiệt lượng trái tim ta đủ làm em điên, tỉnh từng cơn
Cũng có lúc không tỉnh không điên
Mà em sẽ gục và nói lời cảm ơn thi sĩ:
Cảm ơn thi sĩ đã làm em gục.
Hãy cho em gục nhiều lần như thế, nghe, nghe thi sĩ.
 

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2022

MỘT KIỂU BÌNH THƠ TƯỞNG NHƯ VÔ HẠI NHƯNG KHÔNG PHẢI THẾ! - Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Nhà Thơ Lê Mai Lĩnh Và Tôi
 
Tháng 6/ 2016 anh Lê Mai Lĩnh và tôi có một cuộc tranh luận văn chương không được hòa nhã lắm. Mời độc giả đọc bài Văn Chương Đâu Phải Là Đơn Thuốc theo link dưới đây:
 
http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2016/06/van-chuong-au-phai-la-on-thuoc.html
 
(Năm năm sau cuộc tranh luận về bài thơ Tống Biệt Hành ấy anh và tôi có một cuộc đối thoại ngắn dưới một bài bình thơ của tôi trên Facebook như sau:
 
Le Mai Linh
 
Tôi còn nợ anh món nợ TỐNG BIỆT HÀNH, nghĩa là sau này nghĩ lại, tôi thiển cận, nghĩa là anh ĐÚNG tôi SAI. Hì hì”
  
Nhi Pham
 
Thôi, vụ Tống Biệt Hành, chúng ta “bắt tay” cho vui vẻ.
Tôi cũng thích lối phản biện văn chương của anh – rõ ràng, mạnh mẽ và “độc”.
 
Le Mai Linh Nhi Pham
 
OK. Bắt tay. Cảm ơn anh.
Lâu nay tôi vẫn lấn cấn đó
 
Sau 5 năm mới có cuộc đối thoại ngắn ngủi đó kể cũng hơi lâu. Nhưng đây là những lời chân tình của một bậc đàn anh trong giới văn chương như anh Lê Mai Lĩnh thì thời gian chờ đợi kể cũng đáng.
 
Nói là nói vui vậy thôi chứ chả ai cứ sau mỗi lần tranh luận lại ngồi … chờ đợi. Cái vui ở đây là được thấy cách hành xử cao thượng của một nhà thơ, nhà văn kỳ cựu, có máu mặt.
 

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

DU TỬ LÊ, VỊ HOÀNG ĐẾ HAY TÊN NÔ LỆ CỦA TÌNH YÊU – Phóng bút của Lê Mai Lĩnh


Nhà thơ Du Tử Lê

Đôi lời xin thưa trước.
Bài nầy, nhiều người khen tôi lắm. Viết hay. Văn phòng lạ lẫm.
Ngày chưa quy tiên, ông LÊ cũng thích lắm, đã có lần nói lời cảm ơn tôi.
 
Lâu rồi tôi phân vân, ông mất rồi, liệu có nên nhắc lại những “chiến lợi phẩm” của ông trong tình trường, như Hàn Mặc Tử, như Bích Khê và tại sao không là, của Hoa Văn, với mối tình với nữ thi sĩ Thảo Chi Bùi Mỹ Hoa, mà tôi đang định viết .
 

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

HÃY GIỮ GIÙM TÔI NỬA TRÁI TIM KHÚ ĐẾ - Thơ Lê Mai Lĩnh


   
                          Tác giả Lê Mai Lĩnh
                   (Nhà thơ Sương Biên Thùy)

 
HÃY GIỮ GIÙM TÔI 
         NỬA TRÁI TIM KHÚ ĐẾ
 
Nửa trái tim tôi, em cất giữ từ lâu
Nhớ cẩn thận, đừng để rơi để rớt
Tôi sống được, nhờ nửa trái tim đó
Em để mất tiêu, là đời tôi mất tiêu.
 
Từ em đến, đời tôi nhiều đổi thay
Hơi thở khác đi, nhịp tim đập khác đi
Môi cười tươi, tiếng nói như ngựa hí
Mỗi sáng mai, trong tôi, nở những nụ hồng.
 
Em là Trăng là Hằng hay là Nguyệt
Vằng vặc em, những khung trời sáng
Em lụa vàng trên những đồng cỏ nội
Bao la trời trong, mênh mông sương mai.
 
Em, dẫu muộn đến, nhưng vẫn là tình thứ nhất
Em, mối tình đầu, muôn kiếp đã chờ mong
Em, đúng - không sai - à quà trao từ Thượng Đế
Em, hãy cùng nhau, ta chấp nhận trận tình.
 
Em, ngọt ngào tiếng hót họa mi
Em, dịu dàng dáng mèo khoan thai
Em, mượt mà tóc buông bờ vai
Em, là Hằng là Trăng là Nguyệt.
 
Em, thiếu nữ hoa khôi thời con gái
Em, là trăng góa phụ thời mặn mà
Em, là nàng thơ thổi lịm hồn thi sĩ
Chết hồn ta, ta chấp nhận, chết hồn ta.
 
Những ngày trăng xưa lạc lối quê nhà.
 
                                       Lê Mai Lĩnh
                                         16/6/2014

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

EM, PASTERNAK VÀ THƠ - Lê Mai Lĩnh

Xin giới thiệu một bài thơ hay của nhà thơ Lê Mai Lĩnh (Sương Biên Thùy).

   


EM, PASTERNAK VÀ THƠ
 
Nếu được sống một thời
Như một thời, Pasternak đã sống
Anh cũng có cho mình, một Zhivago, Doctor
Nếu được/ bị / sống một thời
Như một thời, Pasternak dũng cảm tung hoành ngòi bút
Anh cũng có cho mình, một trời thơ Tình Yêu
Nếu được / bị sống một thời
Nhưng đã không có một thời
Nên anh đã tay không, nếu như em không đến
Nhưng em đã đến
Hiếm hoi
Muộn màng
Giũa đời ta, thời bóng xế
 
Em đến, làm đảo điên đời ta
Cái đã mất, lấy lại được rồi
Cái không còn, hiện hồn trở lại
Cái đã chết, đòi sống lại, phục sinh
Cái dưới đất, chui đầu mà dậy
Cái trên trời, không dưng rớt xuống
Cái ngoài biển, trôi dạt vào bờ
Cái ngủ yên, lồm cồm bò dậy
Cái điên khùng, trở lại cái tỉnh
Cái bất thường, trở lại ngon lành
Nên ta gọi, là em Lara của ta
Cũng phải
Anh đã là Pasternak, của, do, bởi, tại, vì em
 
Cảm ơn em
Người tình chín đỏ
Cuối đời
Vô song.
 
Sáng nay chép lại bài thơ
Trong quán cà phê đường Lam Sơn
Giữa vị đắng và khói thuốc
Nơi anh đưa em tới
Căn nhà số 13
Để mai sau lỡ có thế nào
Em đổ tại anh chọn số 13 xui xẻo.
 
Đêm qua lại nữa, một đêm trắng mắt
Em, Pasternak và Thơ
Chập chờn trong anh, giữa cơn mộng tỉnh
Rượu, không uống mà say
Tình, lỡ vương phải chịu
Em hiểu không,
Lòng anh.
 
                                           Lê Mai Lĩnh

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2022

NÚI TÀ DÔN VÀ DẤU CHÂN Y UYÊN - Lê Mai Lĩnh


Tác giả Lê Mai Lĩnh
(Nhà thơ Sương Biên Thùy)


TÁC GIẢ, ĐÔI LỜI
 
Ba mươi sáu năm về trước, nói rõ hơn, đúng vào ngày mồng một tháng 5-1969, sau khi nhà văn Y Uyên chết, trên tạp chí VĂN của ông Trần Phong Giao, số tưởng niệm nhà văn Y Uyên, Lê Mai Lĩnh tôi, dưới bút hiệu khai sinh Lê Văn Chính, đã có một bài viết, về cái chết của một người huynh trưởng, Y Uyên, anh khóa 27, tôi khóa 1/68, Trường Bộ binh Thủ Đức, bài này nằm giữa, trước là Võ Phiến, sau là Thanh Tâm Tuyền. Điều rất vui là tôi nằm giữa, những bậc đàn anh, bậc thầy. (Lê Mai Lĩnh, 2005).
 
Bài viết, như một kỷ niệm, tưởng chừng như đã chết.
Nhưng. Không ngờ. Không dự báo trước. Nhà văn Phạm Văn Nhàn cùng nhà văn Trần Hoài Thư, trong tổ hợp xuất bản Thư Quán Bản Thảo trong nỗ lực thực hiện một ấn bản tưởng niệm nhà văn Y UYÊN, hai anh đã vận động được những bạn bè trong nước, những người cầm bút trước 1975, còn sa cơ lỡ vận trong chế độ Cộng sản, tìm kiếm tài liệu, vận dụng trí nhớ và tình yêu đối với Nhà văn Y UYÊN để có bài và viết bài cho số báo đặc biệt. Nhà thơ Nguyễn Lệ Uyên, dù đang cuốc đất, cày ruộng tại Tuy Hòa, cũng đã tìm được số báo VĂN tưởng niệm Y UYÊN (số 129), trong đó có một bài viết, đã trải qua 36 năm, nhưng còn Nóng Hổi chất “Văn Học, Tính Người và Nhân Bản” của người lính, Chuẩn úy Lê Văn Chính năm 27 tuổi: “Núi Tà Dôn và Dấu Chân Uy.” Lê Mai Lĩnh nhận được bài nầy từ Phạm văn Nhàn, qua bưu điện vào lúc 11 giờ 30 ngày 1 tháng 12 năm 2004.
 

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022

EM CÓ BIẾT – Thơ Lê Mai Lĩnh


  

 
EM CÓ BIẾT
 
Em có biết
Một sáng Xuân hồng ,
người đưa thư đi qua.
Ném vào anh,
một tin vui khủng khiếp.
Mở trái tim ra
nhận lộc trời.
 
Em có biết,
Một trưa Hạ đỏ
ôm trong lòng.
Anh nhâm nhi,
từng chút,
Từng chút
anh nhâm nhi
trái hạnh phúc.
Em có biết,
 
Một chiều Thu biếc,
anh tham lam.
Cầm lòng không đậu,
ăn hết chỗ còn lại
Hóa khùng điên,
anh hóa khùng điên,
rồi chết.
 
Em có biết,
Một tối Đông xám
người ta chôn anh.
Huyệt,
là nơi trái tim em ngự tọa
Và nhờ thế,
anh phục sinh sống lại.
 
              Lê Mai Lĩnh

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

NGUYỄN BẮC SƠN, TÊN “TÀ LỌT” CỦA THẦN THƠ, THÁNH THƠ – Phóng bút của Lê Mai Lĩnh

(Bài này viết khi nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn còn sống)


Tác giả Lê Mai Lĩnh
(Nhà thơ Sương Biên Thùy)

MỘT.
 
Điều không may cho Nguyễn Bắc Sơn, cũng là điều không may cho chúng tôi, những người bạn, những độc giả đang muốn viết về ông, là cho tới nay ông vẫn chưa về bên kia chín suối. Tại sao lại là điều không may cho ông, là tại vì Đời Là Một Bể Khổ, như Phật nói. Do vậy, chưa chết là chưa hết khổ. Mà, điều cũng là lạ, là đã rất nhiều lần ông muốn chết.