BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Kha. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Kha. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2024

BÙI GIÁNG VÀ NÀNG HOA HẬU MỘT CON – Đông Kha,Tiểu Vũ


Ảnh: Nhà thơ Bùi Giáng và hoa hậu Công Thị Nghĩa
 
Bóng mây trời cũ hao mòn
Chiêm bao náo động riêng còn hai tay
 
Bùi Giáng là một hiện tượng thơ ca đặc biệt của Việt Nam. Trong di sản văn chương ông để lại cho hậu thế có những bài thơ, câu thơ lạ lùng, gợi lên nhiều suy nghĩ, ví dụ như hai câu thơ dưới đây:
 
"Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con"
 
Đọc lướt qua hai câu thơ trên, rất nhiều người nghĩ rằng đây là một "hiện tượng lạ", đôi mắt của ai đó đang làm hai việc khác nhau. Một con mắt thì khóc và con mắt còn lại không biết đang làm gì?
 
Tứ thơ này cũng đã được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hiểu theo cách của ông và viết thành nhạc "Con mắt còn lại":
 
"Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người
Con mắt còn lại nhìn một thành hai
Nhìn em yêu thương, nhìn em thú dữ..."
 
Có thể hiểu nhạc của Trịnh Công Sơn là một sự ngẫu hứng dựa trên câu chữ chứ hoàn toàn không liên quan đến ý nghĩa thật trong câu thơ của cụ Bùi Giáng.

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2024

TÌNH YÊU ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI NGƯỠNG MỘ CỦA NHẠC SĨ MAI CHÂU VÀ CA SĨ HOÀNG OANH – Đông Kha



Có một định kiến cho rằng tình yêu của những người trong giới nghệ sĩ thường không bền vững, vì họ đều là những người đa tình, dễ rung cảm…Tuy nhiên điều đó không đúng với những nữ ca sĩ nhạc vàng Việt Nam trước 75, ít nhất là đối với các ca sĩ Phương Dung, Thanh Thúy và Hoàng Oanh.
 

Với 3 nữ ca sĩ này thì tình đầu cũng như tình cuối: ca sĩ Thanh Thúy và phi công Ôn Văn Tài, ca sĩ Phương Dung và ông Võ Doãn Ngọc, và mối tình của ca sĩ Hoàng Oanh với nhạc sĩ Mai Châu – tác giả của bài hát Một Người Đi – được nhiều người ngưỡng mộ. Hiếm có cuộc hôn nhân nào giữa 2 nghệ sĩ nào mà được hòa thuận và bền vững như Hoàng Oanh và Mai Châu.
 
Nhạc sĩ Mai Châu tên thật là Mã Gia Minh, sinh năm 1945 ở Bạc Liêu. Tốt nghiệp tú tài trường Taberd, ông học Dược khoa và ra trường năm 1971, sau đó phục vụ tại Căn cứ Y dược Trung ương – Cục Quân y Saigon. Ông cũng là tác giả của một số bài nhạc vàng nổi tiếng như Một Người Đi, Tiếng Hát Chinh Nhân, Một Ngày Tôi Đi Qua…
Theo lời kể của nhạc sĩ Mai Châu, ông gặp nữ danh ca Hoàng Oanh lần đầu vào năm 1963, khi ông mới 18 tuổi và Hoàng Oanh vẫn còn là một nữ sinh Gia Long 17 tuổi.
Hoàng Oanh đã đi hát từ khi còn rất nhỏ tuổi, và khi là nữ sinh trung học cô đã thành danh và được hàng triệu người mến mộ, trong đó có chàng trai tên là Mã Gia Minh.

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2024

NHÂN VẬT BÍ ẨN “TỪ LINH” TRONG BÚT DANH “ĐOÀN CHUẨN – TỪ LINH” LÀ AI? - Đông Kha

Nguồn:
https://nhacxua.vn/nhan-vat-bi-an-tu-linh-trong-but-danh-doan-chuan-tu-linh-la-ai/
 

Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn – Từ Linh. Thậm chí là tờ nhạc của bài hát nổi tiếng Tình Nghệ Sĩ, Thu Quyến Rũ chỉ để tên tác giả là Từ Linh mà không ghi tên Đoàn Chuẩn. Tuy nhiên lúc sinh thời, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn nói rằng tất cả các bài hát đó là chỉ một mình ông sáng tác, và không nói rõ lý do vì sao lại có tên Từ Linh trong đó. Vì vậy mà cho đến tận bây giờ, đã có nhiều sự đồn đoán xung quanh cái tên bí ẩn này.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

CA SĨ BÙI THIỆN, GIỌNG NAM CAO NỔI TIẾNG – Đông Kha


Ca sĩ Bùi Thiện hồi trẻ
 
Ca sĩ Bùi Thiện là một nam ca sĩ giọng tenor khá hiếm hoi của làng nhạc miền Nam trước 1975. Tuy là một giọng nam cao được đào tạo để hát nhạc cổ điển, opera, nhạc kịch, nhưng Bùi Thiện được biết đến nhiều nhất khi song ca với ca sĩ Sơn Ca và hát nhạc quê hương trong các băng nhạc Hoàng Thi Thơ hồi 50 năm trước. Ít có người biết rằng ca sĩ Bùi Thiện cũng là người thầy luyện thanh đầu tiên của Họa Mi và Sơn Ca, trước khi những ca sĩ này được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ dìu dắt và đặt cho 2 cái tên nghệ danh nổi tiếng.
 

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022

NHỚ VỀ BAN NHẠC TRÀO PHÚNG AVT MỘT THỜI LỪNG LẪY – Đông Kha (Nhạc xưa)

Nguồn:
https://nhacxua.vn/nho-ve-ban-nhac-trao-phung-avt-mot-thoi-lung-lay/
 

Những người yêu nhạc ở Sài Gòn trước năm 1975 vẫn luôn nhớ về Ban kích động nhạc AVT (sau đó thành Ban tam ca trào phúng AVT) có lối trình diễn độc đáo và gần như là duy nhất ở Miền Nam xưa, với những bản nhạc có lời ca dí dỏm, châm biếm tại Sài Gòn trước năm 1975. Ban nhạc AVT xuất hiện lần đầu vào năm 1958, gồm ba nghệ sĩ còn rất trẻ đều là tân binh của Tiểu đoàn 1 CTCT, tên là Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng, chuyên trình bày những bản nhạc vui tươi, lối trình diễn rộn ràng và khuấy động sân khấu. Họ lấy 3 chữ đầu của tên 3 thành viên trong ban nhạc để ghép lại thành tên ban nhạc AVT.
 

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

HOA HẬU ĐẦU TIÊN CỦA MIỀN NAM & CÂU THƠ "CÒN 2 CON MẮT KHÓC NGƯỜI 1 CON" CỦA BÙI GIÁNG – Đông Kha

Nguồn:
https://nhacxua.vn/hoa-hau-dau-tien-cua-mien-nam-va-cau-tho-con-2-con-mat-khoc-nguoi-1-con-cua-bui-giang/



Trong bài hát “Con Mắt Còn Lại” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có câu hát: Còn hai con mắt khóc người một con...
 
Nhiều người cho rằng bài hát này được Trịnh Công Sơn được dựa theo 1 câu thơ trong bài thơ Mắt Buồn” của thi sĩ Bùi Giáng. Khi nghe bài hát “Con Mắt Còn Lại”, ai cũng hiểu nội dung của bài hát nói rằng có 2 con mắt, dùng 1 con mắt để khóc người, còn con mắt còn lại thì “nhìn cuộc đời tôi…”“nhìn cuộc tình phai…”
 
Tuy nhiên, nội dung gốc của câu thơ “còn hai con mắt khóc người một con” của Bùi Giáng có phải có ý nghĩa như vậy hay không?
Thực ra, ý nghĩa của câu thơ Bùi Giáng không phải là “tâm thần phân liệt” như vậy, mà “Còn hai con mắt khóc người một con” tức là Bùi Giáng đã dùng cả hai con mắt để khóc cho người đẹp đã có một đứa con, là “gái một con trông mòn con mắt”.
 

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020

CÂU CHUYỆN VỂ BÀI HÁT “HOÀI THU”, CA KHÚC DUY NHẤT ĐƯỢC PHỔ TỪ… TÙY BÚT - Đông Kha

Nguồn:
https://nhacxua.vn/cau-chuyen-ve-bai-hat-hoai-thu-cua-van-tri-ca-khuc-duy-nhat-duoc-pho-tu-tuy-but/




CÂU CHUYỆN VỂ BÀI HÁT “HOÀI THU”, CA KHÚC DUY NHẤT ĐƯỢC PHỔ TỪ… TÙY BÚT 
                                                                              Đông Kha

Những bài nhạc được phổ thơ thì đã quá quen thuộc và là lẽ thường, có một bát hát không được phổ từ thơ, mà phổ từ tùy bút, đó là bài hát “Hoài Thu” của nhạc sĩ Văn Trí, nổi tiếng qua giọng hát Thanh Thúy.

Mùa thu năm ấy
Trên đường đến miền cao nguyên
Đà Lạt núi rừng thâm xuyên
Thác ngàn nước bạc thiên nhiên

Chạnh lòng tôi thấy
Lá vàng rơi nhẹ say mơ
Trong rừng thu đẹp nên thơ
Lưng trời đàn chim bơ vơ

Mùa thu năm nay
Tôi lại thấy lòng lâng lâng
Khi nhịp bước nhẹ đôi chân
Trong rừng vắng lạnh bâng khuâng

Bầy nai ngơ ngác
Lá vàng rơi đầy miên man
Trên bờ cỏ rộng thênh thang
Nghe mùa thu đi ngỡ ngàng

Đóa hoa phù dung trắng xóa
Ngàn cây hiu hắt tiếng nhạc
Mảnh linh hồn tôi thu nay
Là linh hồn tôi thu nào

Nắng đây vẫn là nắng ấm
Mùa thu thương nhớ mơ màng
Gió thu về đây mơn man
Hồ thu xanh biếc tràn lan

Đồi thông vi vút
Nghe chừng lá động muôn phương
Đà Lạt những chiều mây vương
Có mùa thu vàng dâng hương

Nhịp chân ai đấy
Hay là gió thoảng xa xôi
Gió làm rung động tim tôi
Hay là dư âm thu rồi?