BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Sa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Sa. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2024

MỘT LỜI CẢM ƠN NGUYÊN SA - Nguyen Tuong Van



Nghe nói trong nghĩa trang Westminter, có một ngôi mộ lúc nào cũng tuyền một màu vàng tươi hoa cúc. Những đóa hoa cúc được chăm sóc thật kỹ, không khi nào thấy bóng dáng hoa héo nơi mộ chí. Người quá cố, lúc sinh thời, là người rất yêu hoa cúc vàng.  "Áo nàng vàng, anh về yêu hoa cúc" là câu thơ ông đã viết trong bài thơ Áo Lụa Hà Đông. Ông là nhà thơ Nguyên Sa.
 

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2022

PARIS CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM? - Vũ Đình Trọn

                        (Viết về bà Nguyên Sa Trịnh Thúy Nga)
 
Vợ chồng nhà thơ Nguyên Sa

Mười chín năm qua, từ ngày nhà thơ Nguyên Sa qua đời (18 Tháng Tư 1998), những đóa cúc vàng trên mộ ông trong nghĩa trang ở thành phố Westminster vẫn vàng rực, nhờ sự chăm sóc ân cần từ người vợ thủy chung.
 
Vợ nhà thơ Nguyên Sa, bà Trịnh Thúy Nga, người đi vào cõi thơ Nguyên Sa với những câu mở đầu “tếu táo”: “Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm/Như con mèo ngái ngủ trên tay anh /Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình /Ðể anh giận sao chả là nước biển!…”
 
Trên đời, chắc chỉ có mình ông, nhà thơ Nguyên Sa, viết thư thông báo đám cưới của mình bằng thơ. Cũng chẳng có ai đặt tựa cho bài thơ báo hỷ “cộc lốc” như ông – chỉ vỏn vẹn một chữ “Nga,” tên người con gái ông lấy làm vợ.
Thế mà người ta nhớ! Có ai mà không nhớ thơ tình Nguyên Sa!
 

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

“TÁM PHỐ SÀI GÒN”, THƠ NGUYÊN SA - Trần Hoàng Vy

Cũng như Paris, Sài Gòn đã lưu dấu trong thơ Nguyên Sa, “Nắng Sài Gòn em đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Nhưng bài thơ “Tám phố Sài Gòn” của Nguyên Sa đã tạo nên sự tranh cãi trong giới văn nghệ sĩ. Tại sao lại “Tám phố Sài Gòn” mà không phải con số nào khác, vì Sài Gòn đâu chỉ có 8 phố như “Hà Nội 36 phố phường”
 
Ảnh: Bruce Baumler/flickr|ManhHai
 
1.
 
Trong một lần “trà dư tửu hậu” có đủ các tay văn nghệ sĩ của cả ba miền nước Việt ở 81 Trần Quốc Thảo, một anh bạn bỗng cao hứng ngâm mấy câu thơ “Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều/ Cánh tay tà áo sát vòng eo/ Có nghe đôi mắt vòng quanh áo/ Năm ngón thơ buồn đứng ngó theo…” (Tám phố Sài Gòn, Nguyên Sa), rồi đặt câu hỏi với mọi người: “Theo nhà thơ Nguyên Sa, thì Sài Gòn có… tám phố, vậy mấy ông ở Sài Gòn lâu năm có biết đó là tám phố nào không?”. Cuộc cãi vã, tranh luận ì xèo nổ ra, nhưng rốt cuộc cũng chẳng ông nào, bà nào xác định đủ Sài Gòn có bao nhiêu phố?…
 

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

PHẠM CÔNG THIỆN VS NGUYÊN SA

Nguồn:
http://nhilinhblog.blogspot.com/2012/06/pham-cong-thien-vs-nguyen-sa.html


Phạm Công Thiện


Phạm Công Thiện trả lời loạt bài của ông Lê Hải Vân về Trường hợp Phạm Công Thiện đăng liên tục vô tận trong nhật báo Độc Lập từ hạ tuần tháng 5 năm 1970.
 
(Xin lỗi độc giả Tư Tưởng về bức thư nầy và xin hãy xem bức thư này như là một việc đáng lẽ không nên làm ở đây.)
 
                                                                              Phạm Công Thiện
 

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

MỐI QUAN HỆ CỦA TÔI VỚI THẦY NGUYÊN SA TRẦN BÍCH LAN - Võ Văn Cẩm


                 
                          Tác giả Võ văn Cẩm

            MỐI QUAN HỆ CỦA TÔI 
            VỚI THẦY NGUYÊN SA TRẦN BÍCH LAN
                                                                     Võ văn Cẩm

Đọc lại một phần gia tài văn học của thầy dạy triết Nguyên Sa Trần Bích Lan, làm tôi nhớ lại lời dặn dò của ông cách nay hơn 15 năm, khi ông điện thoại cho tôi như một lời chia biệt của người cha, người thầy, người anh người bạn, người chiến hữu. HÃY VUI MÀ SỐNG. HÃY LÀM TRÒN TRÁCH NHIỆM CỦA BẬC LÀM CHA LÀM MẸ. HÃY CHUNG THỦY ,TRỌN TÌNH VỚI VỢ VÀ HÃY SỐNG CHÂN THẬT VỚI BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN. Lần điện thoại sau cùng chỉ chừng ấy câu. Tôi quý trọng những giáo điều ấy và nguyện thực hiện cho kỳ đươc. Thầy Nguyên Sa người Bắc, tôi người Trung, tuổi tác chênh nhau nhiều, tôi có học với thầy ngày nào đâu, chỉ biết thầy qua sách giáo khoa triết học, hay qua những bài thơ tình bất hủ. Tôi cũng không hiểu sao thầy Nguyên Sa Trần Bích Lan dành cho tôi một tình thương như thế. Phải chăng do duyên phận, nợ nần kiếp truóc. Năm 1965 tôi một thân một mình vào Saigon mưu sống và học hành, với bộ áo quần không lành lặn. Năm 1966 có lệnh động viên toàn lực. Nguyên Sa Trần Bích Lan nhập học khóa ấy. Khóa 24 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Tôi ở chung với thầy Nguyên Sa và từ đó tôi trở thành người con, người em, người lính, người bạn của ông qua một người bạn chung phòng, hiện nay anh đang ở Đức.