BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ Bình Lục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ Bình Lục. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2024

DỊCH THƠ NÊN ĐƯỢC NHƯ NGUYỄN BÍNH – Vũ Bình Lục

                               (Tặng Nguyễn Bính Hồng Cầu)

Nhà thơ Nguyễn Bính
 
DỊCH GIẢ VÀ THI SĨ

1.
Trần Mỹ Dung (Trung Quốc) có một bài thơ tình, tứ tuyệt, thật hay:
 
Nhất áp xuân giao vạn lý tình,
Đoạn trường phương thảo, đoạn trường oanh.
Nguyện tương song lệ, đề vi vũ,
Minh nguyệt lưu quân vị xuất thành.
 
Thi sỹ Nguyễn Bính đã dịch bài thơ này của Trần Mỹ Dung, thành một bài thơ bốn câu, thể Lục bát:
 
Chén xuân chan chứa bao tình,
Cỏ xuân xơ xác, con oanh thẫn thờ.
Sớm mai chàng đã đi chưa,
Xin đem nước mắt làm mưa giữ chàng!
 
Nhà thơ Ngô Văn Phú có một bản dịch khác:
 
Một chén rượu xuân tình vạn dặm,
Cỏ thơm đứt ruột, não nùng oanh.
Xin đem nước mắt làm mưa nhỏ,
Mai sớm, chàng ơi, ở lại thành!
 
Thơ Trung Quốc, nhất là thơ Đường và một ít thơ Tống, được các dịch giả, chủ yếu là những người làm thơ dịch sang tiếng Việt, cũng thấy khá nhiều.
 
Có bài nguyên tác hay, và cũng có nhiều bản dịch khác nhau, mức độ thành công cũng khác nhau. Có một số bản dịch hay hơn cả nguyên tác. Điển hình là bản chuyển ngữ sang chữ Nôm CHINH PHỤ NGÂM KHÚC của Đoàn Thị Điểm, từ nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn.
Ví như câu:
 
“Thiên địa phong trần,
Hồng nhan đa truân”

Thơ chữ Hán của Đặng Trần Côn mà Đoàn Thị Điểm chuyển ngữ ra:
 
 “Thủa trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên”
 
Thì quả là hai câu thơ tuyệt bút, sáng tạo mà không xa nguyên tác và hơn thế, còn bồi đắp cho nguyên tác ở cả ngữ âm và ngữ nghĩa. Thành thử, câu thơ dịch ở mãi trong lòng người nhiều thế hệ; còn câu thơ nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn thì ít người biết đến.
 
 Có hai cách dịch thông thường: Dịch sát nghĩa và phỏng dịch. Dịch sát nghĩa và cả đảm bảo giữ nguyên thể thơ của nguyên tác, mà hay, thì quá đẹp. Tuy nhiên, những bài thơ dịch thành công loại này, hiếm lắm!
 Cách dịch thứ hai, phỏng dịch, tuy không đảm bảo sát nghĩa từng câu từng chữ của nguyên tác, nhưng đảm bảo được ý tình của nguyên tác, lại có phần sáng tạo linh hoạt của người dịch, nhất là thể thơ sáu tám giàu nhạc điệu của tiếng ta, thấy có nhiều bản dịch hay. Thi sỹ Tản Đà, Ngô Tất Tố hoặc Nguyễn Bính, là những người dịch thơ có thành tựu.
 
 Người làm thơ xưa nay, cũng có hai loại: THI SĨ & THỢ THƠ. Thi sĩ là tài hoa bay bổng, biết để tâm hồn vượt ra ngoài khuôn phép của câu chữ, cao hơn là khuôn phép của tạo hoá. Còn như Thợ thơ, chính là người làm thơ chỉ biết chuyên chú vào gọt đẽo câu chữ, làm dáng với câu chữ mà để tuột mất cái hồn thơ.
Giả Đảo, một nhà thơ nổi tiếng đời Đường, cũng có lần bị chê là Thợ thơ là vậy!
 

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

THÀNH MÊ LINH KHÔNG THỂ LÀ KINH ĐÔ THỜI HAI BÀ TRƯNG ! - Vũ Bình Lục


Nhà văn Vũ Bình Lục 

HAI BÀ TRƯNG ĐÓNG ĐÔ Ở ĐÂU?
 
ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA của các tác giả Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái, được sáng tác vào thời nhà Nguyễn, khi viết về sự nghiệp giành lại quyền độc lập tự chủ của HAI BÀ TRƯNG, có câu:

“Đô thành đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”!

Trước đây, tôi chưa có nhiều thời gian để đọc sâu vào sách vở. Là vì áo cơm ghì sát đất, cho nên cũng chỉ lôm nhôm chỗ này chỗ kia, sách này sách khác, “cưỡi ngựa xem hoa” như bao người khác. Mà cũng hoàn toàn tin tưởng vào những tài liệu đã có, như thể một anh học trò học vẹt, ăn theo nói leo” vậy thôi. Cái ấy cũng thường tình.

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ TRIỆU VŨ ĐẾ, NÊN THỜ AI? - Vũ Bình Lục

Nguồn:
https://trithucvn.org/van-hoa/an-duong-vuong-va-trieu-vu-de-nen-tho-ai.html?

(Ảnh minh họa: Boris1601050607, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không hề nói đến ngài Thục Phán An Dương Vương!

Chúng ta thường nói: Nước ta có lịch sử lâu dài, hơn bốn ngàn năm. Nói thế là đúng, nếu như cộng các đời vua Hùng hơn 2000 năm với các triều đại tiếp theo đến ngày nay, hơn 2000 năm nữa, mặc dù dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, nghĩa là phụ thuộc người phương Bắc, bị Bắc triều đô hộ. Phần đông dân ta chỉ là nghe nói thế thôi, nên nhiều người còn nửa tin nửa ngờ, đơn giản vì lịch sử nước ta hồi ấy có thấy chính sử ghi chép kỹ càng gì lắm đâu?
 
Khoảng hơn hai ngàn năm qua các đời vua Hùng, nếu “chia chác” chi ly ra thì phải là nhiều hơn 18 đời như ngày nay ta vẫn nói thế. Gạt bỏ những lớp vỏ huyền tích xa xưa, nếu tính từ vua Hùng thứ nhất là con trai của Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, cháu nội Kinh Dương Vương, thì các đời vua Hùng quả thật có hơn hai ngàn năm lịch sử. Đọc bài Đại Việt thông giám tổng luận của quan Thiếu bảo Lễ bộ thượng thư Đông các đại học sĩ kiêm Quốc tử giám tế tửu tri Kinh diên sự là Đôn thư bá Lê Tung (Tên thật là Dương Bang Bản, quê Hà Nam) viết, thì các đời vua Hùng được ghi như sau:
 
“Hùng Vương nối nghiệp của Lạc Long, chăm ban đức huệ, để vỗ yên dân, chuyên nghề làm ruộng, chăn tằm, chẳng có can qua chinh chiến, con cháu nối dòng đều gọi là Hùng Vương, phúc gồm 18 đời, năm trải hơn 2000 năm; buộc nút dây mà làm chính trị, dân không thói gian dối, có thể thấy được phong tục thuần hậu quê mùa vậy. Đến vua sau (tức vua cuối cùng) đức kém, lười chính sự, bỏ việc vũ bị không sửa, ham mê tửu sắc làm vui, binh nước Thục vừa đến thì quốc thống mất”.