Tháng
Giêng là tháng mấy? Tại sao lại gọi là tháng Giêng? Tháng Giêng là tháng 1 âm lịch, đây là cách gọi dân
gian của ông bà ta từ xa xưa. Câu trả lời cho thắc mắc này cần phải được giải
đáp bằng những thông tin mang yếu tố lịch sử từ liên quan tới văn hóa. Theo
Giáo sư Kiều Thu Hoạch – Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu Văn hóa
dân gian thì xét về ngữ âm lịch sử, chữ Giêng bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng
Hán. “Người
Trung Quốc gọi tháng 1 là Chính Nguyệt. Chữ Chính trong tiếng Hán khi chuyển
sang chữ Nôm của ông cha ta thì có vần ‘iêng’. Chữ Nguyệt có nghĩa là trăng nhưng cũng mang
nghĩa là ‘Tháng’. Vậy nên cách gọi ‘tháng Giêng’ bắt nguồn từ đó” – GS nói. GS Hoạch cũng chia sẻ thêm một ví dụ về chữ “Chính” trong tiếng Hán, đó là: “tứ chính chấn” trong tiếng Hán khi sang
chữ Nôm đọc là “tứ chiếng”. Vậy nên mới
có câu nói “trai tứ chiếng, gái giang hồ”. Theo GS Kiều Thu Hoạch, ngày đầu tiên của tháng Giêng
(mồng 1) được gọi là ngày Tết Nguyên đán. Từ “Nguyên” ở đây nghĩa là đứng đầu, là thứ nhất giống như Nguyên thủ
Quốc gia, Nguyên soái… Tháng Giêng (tháng 1 âm lịch) là tháng không được nhuận.
Tháng Giêng là tháng mà người ta luôn hướng tới những
điều tốt lành, kiêng kỵ làm điều xấu, kiêng kỵ những điều không may vì quan niệm
rằng những điều không tốt sẽ người ta bị dông cả năm. Một tục lệ rất tốt đẹp của
dân tộc ta trong tháng Giêng đó là đi lễ chùa đầu năm cầu mong sức khỏe, bình
an, vạn sự như ý, làm ăn phát đạt. Tháng Giêng là tháng của những lễ hội, là thời gian có
nhiều lễ hội nhất trong năm, chẳng thế mà có câu “Tháng Giêng là tháng ăn
chơi”. Người ta đi thăm, đi chơi, đi thưởng thức hương vị những ngày đầu xuân với
tâm trạng hân hoan, phấn khởi để mong những điều tốt đẹp, thuận lợi sẽ đến
trong năm mới. Theo Fb Văn Hoá Việt Nam Nguyễn Hoàng Tuân giới thiệu * Nguồn: https://www.facebook.com/share/p/1LmL5JRLm4/?mibextid=wwXIfr