BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn SƯU TẦM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SƯU TẦM. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

BỎ 2 VIÊN ĐÁ LẠNH VÀO NỒI CƠM: KẾT QUẢ NGẠC NHIÊN!!!



Thoạt đầu nghe có vẻ lạ lẫm nhưng việc cho đá vào nấu cơm là một trong những phương pháp giúp cơm ngon hơn bội phần.
Chúng ta thường dùng nước lã, hoạc nước nóng nấu cơm chứ ít khi nghe cho thêm đấ lạnh để nấu. Vậy bạn hãy thử bỏ 2 viên đá lạnh vào nồi để nấu, kết quả sẽ hết sức bất ngờ.

ĐẠI BÀNG ARGENTINA LOÀI CHIM LỚN HƠN CẢ MÁY BAY



Vào thời cổ đại, trên trái đất có rất nhiều động vật biết bay, những loài động vật đó to lớn đến mức gần như có thể thống trị toàn bộ thế giới, ngay cả con người cũng không phải là đối thủ của chúng.
 
Loài chim lớn nhất mà loài người biết đến là đại bàng khổng lồ Argentina, đại bàng khổng lồ Argentina còn lớn hơn cả chiếc máy bay hiện tại, người ta ước tính nếu lúc này đại bàng khổng lồ Argentina bay trên không thì sẽ rất kinh ngạc.
 
1. Sự lớn lên và lối sống của đại bàng khổng lồ Argentina
 
Vào thời cổ đại, hầu hết các loài động vật có vú đều sinh sản bằng cách sinh trứng, và đại bàng khổng lồ Argentina, loài chim bay nặng nhất thế giới, cũng không phải là ngoại lệ. Do kích thước của đại bàng khổng lồ Argentina quá lớn nên đại bàng mẹ khổng lồ Argentina chỉ đẻ trứng hai năm một lần, còn trứng của đại bàng khổng lồ Argentina rất lớn, mỗi quả trứng sẽ nặng hơn một kg, và mỗi thời gian đẻ sẽ chỉ có 1 đến 2 quả trứng. Do đó, trứng của đại bàng khổng lồ Argentina lớn hơn trứng đà điểu hiện tại, và quá trình ấp trứng của đại bàng khổng lồ Argentina cũng đặc biệt khó khăn.
 

CHUYỆN VUI CÔ GIÁO DẠY HỌC SINH PHÂN BIỆT S/X



                    “Sờ cứng là sờ chim, sờ mềm là sờ bướm”...


Chắc các bạn đều đã có lúc nhầm lẫn giữa sờ cứng (S) và sờ mềm (X), nhất là cách phát âm của người Hà Nội không phân biệt 2 kiểu “sờ” này.
Riêng tôi, tôi không bao giờ nhầm vì từ khi còn nhỏ, tôi đã được cô giáo dạy cách phân biệt - rất đặc biệt - mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ về buổi học đó.
 

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2023

CÂU CHUYỆN Ở MỘT BỆNH VIỆN NỌ... – Truyện ngắn sưu tầm



Chuyện xảy ra ở hành lang một bệnh viện. Cô con dâu nhăn mặt nói với chồng:
- Ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà vô trong đây hầu ba được? Anh nói cô Năm hay cô Bảy ở không thì chia nhau vô chăm sóc ba ".
Anh con trai chưa kịp trả lời thì có lẽ cô Năm hay cô Bảy gì đó đã cong môi phản đối:
- Tui cũng có đủ thứ chuyện để lo chứ bộ, quên tui đi".
Một cậu con trai khác cau cau lông m ... ày:
-Nói chung là ai cũng bận hết, với lại ba mắc bệnh lây nhiễm, vô hầu ba rồi lỡ bị lây thì làm sao ?Cô con dâu trưởng phán một câu:
-Thôi khỏi bàn tán gì hết, mướn người nuôi là xong chuyện.
Tất nhiên sau đó, sự việc xảy ra đúng như hoạch định của họ.

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2022

CHỮ ĐỨC 德, Ý NGHĨA VÀ CÁCH VIẾT THEO HÁN TỰ - La Thụy sưu tầm và biên tập




Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm
 
Chiết tự chữ ĐỨC theo câu thơ trên ta thấy:

- Bên trái có bộ  xích (ở đây có hình tượng con chim chích đậu trên cành tre) – Chích và Xích cũng cùng âm.
- Bên phải
Trên cùng có chữ thập: 
Dưới chữ  là chữ Tứ: 
Dưới nữa là chữ Nhất: 
Dưới cùng là chữ Tâm: 

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022

"NĂM CỤ KHI KHÔNG RỚT CÁI ÌNH..." – La Thụy sưu tầm và biên tập


 
Một người bạn hỏi tôi có thuộc toàn bài thơ có 2 câu này không, sưu tầm tên 5 vị thượng thư đó và những sự việc liên quan đến họ, giúp bạn với:
 
“Năm cụ khi không rớt cái ình,
Đất bằng sấm dậy giữa thần kinh.”
 
Xin ghi lại những điều tôi đã hồi đáp cho bạn ấy.
 
Năm 1933, vua Bảo Đại muốn cải cách triều đình bèn ban cho về hưu một lúc 5 Thượng thư các Bộ: Lại, Hình, Binh, Lễ, Công vốn chỉ thông nho học, nhường chỗ cho những người thông thạo học vấn phương Tây. 5 vị thượng thư đó gồm:
 
1/ Nguyễn Hữu Bài - Thượng thư Bộ Lại
2/ Tôn Thất Đàn - Thượng thư Bộ Hình
3/ Phạm Liệu - Thượng thư Bộ Binh
4/ Võ Liêm - Thượng thư Bộ Lễ
5/ Vương Tứ Đại - Thượng thư Bộ Công
 
Sự kiện này được ghi lại bằng bài thơ Đường luật, có chơi chữ tên 5 vị quan các bộ bị bãi chức ở từng câu tương ứng do nhà thơ Hoài Nam Nguyễn Trọng Cẩn (1900-1946) sáng tác:  
 
Năm cụ khi không rớt cái ình,
Đất bằng sấm dậy giữa thần kinh.
Bài không đeo nữa xin dâng lại,
Đàn chẳng ai nghe khéo dở hình.
Liệu thế không xong binh chẳng được,
Liêm đành chịu đói lễ đừng rinh.
Công danh như thế là hưu hỉ,
Đại sự xin nhường lớp hậu sinh.
 

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2022

CÁCH NHỚ VÀ VIẾT CHỮ ĐỨC 德 THEO HÁN TỰ CHO DỄ DÀNG - La Thụy sưu tầm và biên tập




Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm
 
- Bên trái có bộ xích (ở đây có hình tượng con chim chích đậu trên cành tre) – Chích và Xích cũng cùng âm.
- Bên phải
Trên cùng có chữ thập:
Dưới chữ là chữ Tứ:
Dưới nữa là chữ Nhất:
Dưới cùng là chữ Tâm:

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022

NHỮNG PHONG TỤC ĐÓN TẾT NGUYÊN ĐÁN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NƯỚC TA


Các cô gái Pà Thẻn trong trang phục truyền thống

Những phong tục độc đáo để chào đón Tết Nguyên Đán của các dân tộc thiểu số ở nước ta mang những ý nghĩa sâu xa, góp phần làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa dân tộc. Chúng tôi sưu tầm môt số phong tục độc đáo tới độc giả.
 

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

VỀ CÂU CHÚC MỪNG CÔ DÂU CHÚ RỂ “SẮT CẦM HẢO HỢP” - La Thụy


                                           BÁCH NIÊN HẢO HỢP

  VỀ CÂU CHÚC MỪNG CÔ DÂU CHÚ RỂ “SẮT CẦM HẢO HỢP”
                                                                                            La Thụy

Trong một lần ngồi ở một quán ăn (vừa mở cửa lại sau khi tổ chức đám cưới cho con họ), chợt thấy trên vách trang trí câu “Sắt cầm hảo hợp”, một người bạn của tôi buột miệng: “phải là SẮC cầm… mới đúng chứ”. Bạn ấy cho phải là “sắc”, trong từ “nhan sắc”. Có lẽ bạn ấy nghĩ rằng SẮC cầm hảo hợp có ý nghĩa tương tự với tài sắc song toànTôi thử giải thích nhưng xem ra bạn ấy không đồng ý.

Hôm nay, khá rảnh nên tôi ghi lại ít dòng bàn qua về câu chúc tụng bằng chữ Hán (hoặc âm Hán Việt) này

 Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu:
 “Sắt cầm gượng gảy tiếng đàn,
Dây uyên kinh dứt phím loan ngại chùng”

Đoạn trường tân thanh có câu:  
“Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm”

“Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì”

Truyện Hoa tiên có câu:
“Chưa cầm sắt cũng tao khang”

VÀI DÒNG LAN MAN VỀ TỪ GHI TRÊN THIỆP CƯỚI - La Thụy sưu tầm và biên tập

Theo thiển ý của tôi, tại sao chúng ta không dùng hoàn toàn từ ngữ Thuần Việt trong những trường hợp ghi trên thiệp cưới để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chẳng hạn như:
Con trai út (út trai), con gái út (út gái), con trai đầu, con gái đầu, ....


    
Vào mùa đám cưới, tôi thường nhận được thiệp mời. Xin nêu vài trường hợp về cách ghi trên thiệp. Khi chú rể là con trai út thì thiệp mời ghi là ÚT NAM, khi cô dâu là con gái út thì thiệp mời ghi là ÚT NỮ. Nếu chú rể là con trai một trong gia đình (con trai duy nhất hoặc chỉ có chị em gái), thì thường được cha mẹ ghi trong thiệp là QUÝ NAM. Tương tự như thế, khi cô dâu là con gái duy nhất (không có anh chị em) thì thiệp mời ghi là QUÝ NỮCách ghi như vậy trên thiệp mời là không chính xác. 

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021

NGÔ TẤT TỐ TỪNG HỎI NHÀ THƠ LƯU TRỌNG LƯ: "HUY CẬN LÀ THẰNG CHA NÀO MÀ LÀM THƠ HAY THẾ?"



Chuyện rằng, khi Huy Cận vừa làm xong bài thơ Tràng giang, ông gửi cho Xuân Diệu xem trước. Xuân Diệu vội vàng chép tay, rồi gửi theo đường bưu điện cho Thế Lữ.

Đọc xong, Thế Lữ khen hay và hỏi: "Huy Cận là tay nào mà làm thơ hay thế!". Xuân Diệu bảo: "Huy Cận là bạn tôi". Thế Lữ lại hỏi: "Là bạn sao không đưa thẳng cho tôi mà lại gửi thư?". Xuân Diệu đáp: "Tôi muốn gửi thế để kiểm tra xem thử thơ có hay thật không?". 
Mấy ngày sau, Huy Cận ra Hà Nội, Xuân Diệu đưa ông đến báo Ngày nay giới thiệu với Ban biên tập. Đó là lần đầu tiên Huy Cận tiếp xúc với giới văn chương, báo chí. Từ đó, họ rất quý ông, đăng thơ ông đều đặn trên báo Ngày Nay.

Tuần ấy, báo đăng bài Tràng giang của Huy Cận. Ngay ngày hôm sau, mới 6 giờ sáng, Lưu Trọng Lư đã đến đập cửa phòng Huy Cận tại số 40 Hàng Than (lúc ấy Lưu Trọng Lư ở dưới nhà, Huy Cận và Xuân Diệu ở trên gác), mà rằng: "Trời, Tràng giang hay quá Cận ơi! Hôm nay cụ Ngô Tất Tố hỏi tôi: "Huy Cận là thằng cha nào mà làm bài thơ hay thế? Bài thơ này hồn thơ Đường mà hay hơn thơ Đường”...mình phải khao cậu mới được. Thế là hai nhà thơ đến hiệu phở Nghi Xuân (ở Hàng Quạt) nổi tiếng.

Lưu Trọng Lư chiêu đãi Huy Cận nhưng lại... quên mang tiền vì ông nổi tiếng là người lơ đãng. Rốt cuộc, Huy Cận lại mời phở Lưu Trọng Lư.
 
                                                                                          SƯU TẦM

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

NHỮNG ĐỊA DANH MANG TÊN “CÁI” Ở MIỀN NAM - Vương Kim Hùng

Cái có nghĩa là “sông con” (đây là tiếng cổ của dân tộc Phù Nam).
Ai đã từng sống ở miền Nam, đều nhận thấy rằng: Những địa danh bắt đầu bằng chữ Cái ở đây đều nằm trên một con sông nhỏ.




Trước tiên là Tỉnh Tây Ninh, có một Vàm là Cái Răng nằm khoảng giữa từ Tây Ninh đến Bến Kéo thuộc Quốc Lộ 22 đi qua Kampuchia. Ngoài ra còn có con Rạch tên là Cái Bác, nằm trong Xã Phước Vinh, Huyện Châu Thành. Con rạch nầy nối liền sông Vàm Cỏ Ðông chảy qua Kampuchia.
 

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021

HỊCH TƯỚNG SĨ THẾ KỶ 21

Nguồn:
https://chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/hich-tuong-si-the-ky-21.html




HỊCH TƯỚNG SĨ THẾ KỶ 21
(Sách văn học không cần dày, in bài này là đủ.)
 
Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.

Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Scôtlen dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo.
 

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

CA DAO VIỆT NAM “CÔ GÁI HÁI CHÈ VÀ THẰNG PHẢI GIÓ” – Sưu tầm



Trong kho tàng ca dao VN, phần lớn các câu ca dao dùng để tả những sinh hoạt cộng đồng, hay đề cao những đức tính tốt nhằm mục đích khuyên nhủ người đời...
 

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

THẾ GIỚI KỲ THÚ: NHỮNG CON VẬT KỴ NHAU

Vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo nguyên tắc tương sinh, tương khắc. Vì vậy trong thế giới động vật, có những con vật khắc nhau.
 
RẮN VÀ LỢN
 
Trong quá trình sinh tồn và phát triển, lợn (lợn rừng) luôn ủi đất để kiếm ăn, và chúng thường xuyên ủi phải ổ rắn, thường thì chúng ăn luôn và coi đó như con mồi. Rắn mang theo nỗi sợ này di truyền từ đời này sang đời khác, đến heo nhà rắn cũng sợ


Người ta thường nói lợn là một trong những khắc tinh của loài rắn. Nhiều người tin rằng, khi gặp được hang rắn thì lợn không bỏ qua mà đào bắt cho bằng được. Thậm chí rắn khi nhìn thấy lợn thì sợ mất vía, chỉ còn biết cuộn tròn lại chờ lợn ăn thịt. Rắn có thể cắn lợn, nhưng do lợn có rất nhiều mô mỡ trên người nên nọc độc khó có thể xâm nhập được vào máu của chúng.

Trên thực tế, lợn không phải là “thợ săn rắn” mà chỉ đơn giản là phản ứng theo bản năng. Khi nhìn thấy bất kỳ con rắn nào đến gần đàn con của chúng, loài lợn sẽ ngay lập tức dùng chân dẫm những con rắn đến chết, vì chúng không muốn đàn con bị cắn.
 

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

SƠ LƯỢC NGUỒN GỐC MỘT SỐ ĐỊA DANH MIỀN NAM - Hồ Đình Vũ




SƠ LƯỢC NGUỒN GỐC MỘT SỐ ĐỊA DANH MIỀN NAM
                                                                                    Hồ Đình Vũ

Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó...riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy ?
Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.
Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác - để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.

1.- Tên do địa hình, địa thế 
Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, Tỉnh Bến Tre: “Gió đưa gió đẩy, / về rẫy ăn còng, / về bưng ăn cá, / về giồng ăn dưa…’’

         


 - Giồng: Là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát:“trên đất giồng mình trồng khoai lang…’’ 
Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đã trở thành tên của một Quận (Huyện). Lại nhắc đến một câu hát khác:“Ai dzìa Giồng Dứa qua truông. Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em…’’ Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Lương đến Cầu Long Định, ở bên phải Quốc Lộ 4Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn). Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì ?
Truông: Là đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ. Ở vùng Dĩ An có Truông Sim. Ở miền Trung, thời trước có Truông nhà Hồ.
 “Thương em anh cũng muốn vô. Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang’’. Tại sao lại có câu ca dao này ? Ngày xưa Truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị, còn gọi là Hồ Xá Lâm. Nơi đó địa hình trắc trở, thường có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc nên ít người dám qua lại.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

SỰ PHONG PHÚ CỦA TIẾNG VIỆT QUA NHIỀU CÁCH DỊCH KHÁC NHAU MỘT BÀI THƠ NƯỚC NGOÀI

Khi phong cách thơ của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Trương Hán Siêu và Pushkin được dùng để dịch cùng một bài thơ tình.



Có bài thơ tình yêu rất nổi tiếng, tương truyền là của nhà văn, nhà viết kịch vĩ đại nhất nước Anh, đó là William Shakespeare. Một số nguồn khác lại nói bài thơ này của Bob Marley, thông tin khác thì nói rằng đó là của một nhà thơ người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Qyazzirah Syeikh Ariffin. Bài thơ như sau:

You say that you love rain,
But you open your umbrella when it rains.
You say that you love the sun,
But you find a shadow spot when the sun shines.

You say that you love the wind,
But you close your windows when wind blows.
This is why I am afraid,
You say that you love me too.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

VỀ CÂU CHÚC MỪNG CÔ DÂU CHÚ RỂ “SẮT CẦM HẢO HỢP” 瑟琴好合 – La Thụy sưu tầm và biên tập


                                           BÁCH NIÊN HẢO HỢP

  VỀ CÂU CHÚC MỪNG CÔ DÂU CHÚ RỂ “SẮT CẦM HẢO HỢP”
                                                                                            La Thụy

Trong một lần ngồi ở một quán ăn (vừa mở cửa lại sau khi tổ chức đám cưới cho con họ), chợt thấy trên vách trang trí câu “Sắt cầm hảo hợp”, một người bạn của tôi buột miệng: “phải là SẮC cầm… mới đúng chứ”. Bạn ấy cho phải là “sắc”, trong từ “nhan sắc”. Có lẽ bạn ấy nghĩ rằng SẮC cầm hảo hợp có ý nghĩa tương tự với tài sắc song toànTôi thử giải thích nhưng xem ra bạn ấy không đồng ý.

Hôm nay, khá rảnh nên tôi ghi lại ít dòng bàn qua về câu chúc tụng bằng chữ Hán (hoặc âm Hán Việt) này

 Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu:
 “Sắt cầm gượng gảy tiếng đàn,
Dây uyên kinh dứt phím loan ngại chùng”

Đoạn trường tân thanh có câu:  
“Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm”

“Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì”

Truyện Hoa tiên có câu:
“Chưa cầm sắt cũng tao khang”

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

VOI BIỂN LÀ “HẢI TƯỢNG” HAY “HẢI MÔ ? - La Thụy sưu tầm và biên tập





          VOI BIỂN LÀ “HẢI TƯỢNG” HAY “HẢI MÔ ?

Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn, khi mà ai cũng biết từ Hán Việt “tượng” là voi, tất nhiên VOI BIỂN phải là HẢI TƯỢNG. Nhưng, không phải tự dưng tôi đặt ra câu hỏi “ngớ ngẩn” trên. Việc gì cũng có nguyên do cả (như “nguyên lý túc lý” trong triết học).

Năm 1967, tôi học lớp nhất (tương đương với lớp năm hiện nay). Khi học môn Khoa Học Thường Thức, bài “động vật Bắc cực” thấy giới thiệu về gấu trắng, hải cẩu và hải mã. Nhìn hình vẽ thì con hải mã to lớn và đặc biệt có 2 cái ngà nhọn hoắt chỉa ra từ miệng. Sách Khoa Học Thường Thức lớp nhất hồi đó cho biết HẢI MÃ nặng trung bình 1,5 tấn. Tôi tự hỏi con vật to lớn, có ngà trông giống con voi, chẳng giống ngựa tí nào, tại sao không có tên là HẢI TƯỢNG mà lại mang tên HẢI MÃ. Bẵng đi một thời gian dài, đọc sách báo, tôi thấy có đề cập đến HẢI TƯỢNG. Tôi truy cập tìm hiểu “hải tượng” là con vật như thế nào, quả nhiên như suy nghĩ của tôi thời tiểu học: HẢI MÃ còn được gọi là hải tượng.

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

SỰ THẬT LOÀI CHIM “BẮT CÔ TRÓI CỘT” KỲ LẠ CỦA VIỆT NAM - Hà Nguyễn

Không chỉ có tên gọi độc đáo, loài chim bắt cô trói cột còn là loài chim có nhiều đặc điểm kỳ lạ của Việt Nam. Ở Việt Nam, chim bắt cô trói cột có ở hầu hết các nơi từ vùng núi rừng đến vùng đồng bằng.


    
             Chim bắt cô trói cột có tên khoa học là Cuculus micropterus.
                                                       Ảnh: wordpress.
      

SỰ THẬT LOÀI CHIM “BẮT CÔ TRÓI CỘT” KỲ LẠ CỦA VIỆT NAM 
                                                                           Hà Nguyễn

 
Đây là loài chim cu cỡ trung bình, con trống và con mái có vẻ ngoài khá giống nhau. Ảnh: thienduongcacanh.

 
Trên thế giới, chim bắt cô trói cột phân bố ở châu Á, từ Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka đến Indonesia ở phía nam và Trung Quốc. Ảnh: thienduongcacanh.

 
Chim bắt cô trói cột thường sống trong rừng, ở độ cao trên 3.600m. Ảnh: blogspot.

 
Chim bắt cô trói cột có nửa thân trên màu trắng trong khi nửa dưới có nhiều vạch trắng đen. Chim non trong tổ có miệng màu đỏ cam và viền màu vàng. Ảnh: pinimg

 
Loài chim kỳ lạ này thích sống trong các khu rừng thường xanh và xanh tạm thời, tuy nhiên chúng cũng sống trong các khu vườn và bụi cây. Ảnh: birdwatchingvietnam.

 
Ở Việt Nam, chim bắt cô trói cột có ở hầu hết các nơi từ vùng núi rừng đến vùng đồng bằng. Ảnh: pinimg.

                                                                                        Hà Nguyễn


Nguồn:
https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/su-that-loai-chim-bat-co-troi-cot-ky-la-cua-viet-nam/20191201023213526