BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn sinh vật biển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sinh vật biển. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

PHÂN BIỆT "SỨA" VÀ "NUỐT", BÚN SỨA VÀ BÚN GIẤM NUỐT – La Thụy sưu tầm và biên tập



Nói đến SỨA nhiều người biết, nhưng NUỐT thì chỉ người dân Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh biết thôi.
 
SỨA và NUỐT đều là những sinh vật biển nhuyễn thể, không xương cùng họ, nhưng có khác nhau về kích thước và vùng sinh sống. Nhiều người cho rằng SỨA và NUỐT đều là một. 

SỨA có kích thước lớn, cá biệt có có con lại dài lên tới 3 mét. Trên xúc tua của sứa có chứa chất độc có thể gây ngứa, thậm chí là bỏng da. SỨA có thể được tìm thấy trên khắp các vùng biển, vì nước là nơi chúng sinh sống nên được coi là nơi sinh sống của chúng khá rộng rãi vì chúng có thể được tìm thấy ở hầu hết các đại dương.
 
NUỐT cùng họ với sứa, nhưng nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng khoảng trái tắc. Nhiều người lầm tưởng nuốt là sứa, nhưng không phải vậy. Nuốt lành và ăn ngon hơn sứa rất nhiều. Nuốt chỉ là một loài cùng họ với sứa, nhưng sứa sống trong nước mặn của biển, có quanh năm trên khắp mọi vùng biển; còn con nuốt chỉ hình thành trong vùng nước lợ từ những “bớn” (váng) nước, nhỏ hơn con sứa nhiều, trong xanh và chỉ có một mùa trong năm. Đặc biệt, con nuốt chỉ có ở vùng đầm phá của Huế, vùng đầm Cầu Hai (Thừa Thiên) vì ở đây độ mặn trong nước lợ mạnh hơn, hoặc ở vùng ven biển như Cửa Tùng, Cửa Việt, Gia Đẵng (Quảng Trị), vùng ven biển Quảng Bình và vùng ven biển Hà Tĩnh...

 Người Huế đọc và viết là NUỐC (phụ âm cuối C) 

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

BÀO NGƯ, LOÀI HẢI SẢN ĐẠI BỔ, ĐƯỢC MỆNH DANH LÀ “VÀNG” CỦA ĐÁY BIỂN


Bào ngư hay còn được gọi là “ốc cửu khổng” là một loại hải sản quý.

Đây là một loại động vật thân mềm, vỏ cứng, thuộc họ Haliotidae và chi Haliotis.


Thịt bào ngư là một khối cứng giòn, có mùi thơm ngon và rất bổ dưỡng, được mệnh danh là “vàng” của đáy biển.


Bào ngư ăn tươi hay phơi khô dùng để nấu cháo bào ngư, súp,... đều rất ngon miệng và tốt cho sức khỏe.


Ở nước ta, bào ngư sống nhiều ở một số đảo như Cô Tô, Hạ Long, Côn Đảo, Phú Quốc, Cù Lao Chàm...


Muốn bắt bào ngư, các ngư dân phải lặn sâu xuống biển để tách chúng ra khỏi những tảng đá.

Hiện bào ngư sống đang được bán với giá từ 550.000 - 650.000 đồng/kg, tùy loại.


Bào ngư bắt được hay mua về, chỉ cần cho vào chậu nước rửa sạch đất cát. Sau đó chế biến thành nhiều món ngon.


Những năm gần đây, người dân đã khai thác bào ngư ở tất cả các kích cỡ nên nguồn bào ngư tự nhiên bây giờ rất khan hiếm.


Năm 2017, tại vùng biển Phú Quý người dân đã thực hiện dự án nuôi thí điểm bào ngư thương phẩm.


Thức ăn bào ngư là các loại rong sẵn có trên đảo. Thông thường cứ 2 - 3 ngày cho bào ngư ăn một lần.

Nguồn:
https://www.24h.com.vn/san-xuat-tieu-dung/loai-hai-san-dai-bo-duoc-menh-danh-la-vang-cua-day-bien-o-viet-nam-cung-co-c60a1398893.html

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

VOI BIỂN LÀ “HẢI TƯỢNG” HAY “HẢI MÔ ? - La Thụy sưu tầm và biên tập





          VOI BIỂN LÀ “HẢI TƯỢNG” HAY “HẢI MÔ ?

Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn, khi mà ai cũng biết từ Hán Việt “tượng” là voi, tất nhiên VOI BIỂN phải là HẢI TƯỢNG. Nhưng, không phải tự dưng tôi đặt ra câu hỏi “ngớ ngẩn” trên. Việc gì cũng có nguyên do cả (như “nguyên lý túc lý” trong triết học).

Năm 1967, tôi học lớp nhất (tương đương với lớp năm hiện nay). Khi học môn Khoa Học Thường Thức, bài “động vật Bắc cực” thấy giới thiệu về gấu trắng, hải cẩu và hải mã. Nhìn hình vẽ thì con hải mã to lớn và đặc biệt có 2 cái ngà nhọn hoắt chỉa ra từ miệng. Sách Khoa Học Thường Thức lớp nhất hồi đó cho biết HẢI MÃ nặng trung bình 1,5 tấn. Tôi tự hỏi con vật to lớn, có ngà trông giống con voi, chẳng giống ngựa tí nào, tại sao không có tên là HẢI TƯỢNG mà lại mang tên HẢI MÃ. Bẵng đi một thời gian dài, đọc sách báo, tôi thấy có đề cập đến HẢI TƯỢNG. Tôi truy cập tìm hiểu “hải tượng” là con vật như thế nào, quả nhiên như suy nghĩ của tôi thời tiểu học: HẢI MÃ còn được gọi là hải tượng.