BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 9) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty
 
Vẫn Ông Già Thống:
 
Nếu cứ trưa thứ sáu Sơn "dọt", sáng thứ hai về thì cuộc đời rất phẳng lặng không có gì để nói. Đằng này Sơn không có thói quen đều đặn về giờ giấc. Thời gian của Sơn chậm lại, có khi trễ từ 24 tiếng đến 48 tiếng đồng hồ mỗi tuần là thường. Cứ mỗi lần trễ như vậy, tôi lại nghe tiếng xe gắn máy cũ kỹ của ông già Thống chạy xành xạch vô ngõ. Những bận như thế, sau khi ca cẩm, than thở một lúc, ông lại nhờ tôi nói hộ với thầy Sơn, đừng đi lâu quá, khổ cho thân già ông. 

Có lần tôi phát cáu, gắt lại ông:
- Bác Thống này! Bác nhờ tôi nói hộ. Tôi đã nói với ông Sơn y như lời bác. Cớ sao khi gặp ông Sơn bác lại bảo không có gì, chuyện nhỏ mà! Thầy có công việc cứ đi, để lớp tôi trông cho. Ông Sơn lại cự nự tôi cho tôi đặt chuyện.
 
Đang lúc bực, tôi tuôn một hơi dài. Nhưng khi nhìn cái miệng méo xệch bị trúng phong từ lâu thành tật của ông cố phân bua:
- Thầy nghĩ xem! Ông ấy là "sếp" của tôi mà! Khó cho tôi nói quá!
Lòng tôi lại chùng xuống, bất nhẫn với mình, và cảm thông cho ông.
 
Dạo gần nghỉ hè niên khóa 1965, Sơn ở luôn trên Đà Lạt hơn một tháng. Ông Thống kham hết nổi. Con ngựa già "đã mỏi vó trên đồi quê hương" buộc lòng ông phải đến Ty báo cáo sự vắng mặt cuả ông sếp mình. Ông Lê Cao Lợi phải điện một công văn khẩn nhờ đài phát thanh Đà Lạt thông báo cho Sơn về nhiệm sở gấp. Hạn cho một tuần, kể từ ngày loan báo, nếu không trình diện coi như đào nhiệm.
 

THỰC NGHIỆM BẮN NỎ THẦN: TÌM VỀ TRUYỀN THUYẾT ĐỂ MINH CHỨNG LỊCH SỬ OAI HÙNG - Quốc Phong, Thái An, Đức Yên

Đánh giá kết quả thực nghiệm bắn nỏ Liên Châu tại khu di tích Cổ Loa, các nhà khoa học, tướng lĩnh quân đội cơ bản cho rằng đây là công trình nghiên cứu có hiệu quả, nỏ bắn được nhiều mũi tên, có tầm xa và độ sát thương…
 
Chuẩn bị bắn nỏ Liên Châu lần 2 tại khu di tích Cổ Loa

Để giải mã bí mật chế tạo nỏ thần thời kỳ An Dương Vương, kỹ sư Vũ Đình Thanh (tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật quân sự, CH Tiệp Khắc cũ, hiện làm việc tại cơ quan Nghiên cứu phát triển Almaz trong Tổ hợp Almaz Antey thuộc LB Nga) đã nghiên cứu mô hình nỏ bắn được nhiều mũi tên mỗi lượt.
 
Để khẳng định thêm những kết quả trong nghiên cứu, mới đây, kỹ sư Vũ Đình Thanh đã phối hợp với Hội Sử học Hà Nội, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Ban quản lý khu di tích Cổ Loa) tổ chức thực nghiệm bắn nỏ lần 2.
 

ĐÊM Ở LÀNG ĐÁ - Chùm thơ Đặng Xuân Xuyến


   
GẠ ĐÊM
(Với M.Q)
 
Lại gạ một đêm! Ừ thì đêm
Lại hớt trăng men ở mé thềm
Lại lùa gió lạnh nhồi chăn đệm
Lại mượn nét Kiều chuốc lả đêm.
 
Làng Đá, 21:00, 09 tháng 07-2021
 
 
HỎI ẢNH
 
Chắt kiệt tình nào để cưỡng say
Ai dốc cạn đêm để khát ngày
Khối tình băng giá ai mồi cháy
Môi tái ai chườm để biết say ...
 
Làng Đá, 13 giờ 30, ngày 30-06-2021
 
 
ĐÊM Ở QUÊ
 
Gió buồn gẩy sợi mưa gầy
Đẩy vầng trăng khuyết lạc đầy ngõ xưa
 
La đà gió quẩn màn thưa
Tiếng mưa ngoài ngõ cũng vừa chợt ngưng.
 
Làng Đá, 13 tháng 03.2020
 
 
KHẠO KHỜ
 
Đêm vào đêm lạnh lẽo
Tôi gặp tôi khạo khờ
Lời yêu ghim vào gió
Thả tình trôi hững hờ.
 
 
Em thì vẫn quay tơ
Nhử người về mắc nợ
Cả đời em mộng ảo
Một đời tôi lơ mơ
 
Đêm vẫn đêm là gió
Tôi vẫn tôi ngù ngờ
Em vẫn em ngồi đó
Tình vẫn tình ngu ngơ.
 
Làng Đá, đêm 11.11.2018
 
 
ĐỪNG ĐI
 
Ở lại đi
Một đêm thôi
Một đêm thôi, ở lại
Ta xin người ở lại, chỉ một đêm
Ngoài kia trời lướt khướt sũng đêm
Ta tí tách trong này mơ hồ từng giọt rỏ
 
Ta nào khóc. Chỉ là ta quá nhớ
Những chiều Thu ai tết tóc bên thềm
Rãi trăng vàng ai ríu rít hằng đêm
Và ai nữa khiến ta từng ngộp thở.
 
Ta xin đấy. Ngoài kia là những gió
Hun hút đêm, hun hút ánh đèn mờ
Người ở lại.
Đừng đi!
Đừng đi!
Ta sợ
Bảy năm trời thoáng chốc chỉ là mơ.
 
Làng Đá, đêm 29.09.2018
 
 
CHIA TAY
 
(Với Nguyễn Minh Phượng)
 
Chia tay nhé
Đừng buồn em nhé
Chút nắng chiều vội vã chạy từ lâu
Em đừng tiếc gió chiều bảng lảng
Ánh hoàng hôn tím sẫm chân trời
Em đừng tiếc phút giây ngóng đợi
Đừng tiếc chiều đếm lá vàng rơi.
 
Chia tay nhé
Đừng buồn em nhé
Ánh hoàng hôn vụt tắt lâu rồi
Em nhớ đến bến sông ngày ấy
Nhặt cho anh câu hát lỡ quên
Em hãy đến gốc đa đầu ngõ
Xóa dùm anh dòng chữ mộng mơ.
 
Chia tay nhé
Đừng buồn em nhé
Đêm tàn canh
Vọng tiếng ơi đò
Qua bến cũ đừng nghe sóng dội
Cũng đừng nhìn ghế đá tuổi thơ
Dẫu lòng em day dứt vô bờ
Câu ca cũ
Con đò chiều
Và gió chiều bảng lảng
Em hãy nhớ giờ là kỷ niệm
Dư âm buồn
Day dứt cũng thế thôi
Ta chia tay
Đêm hết đã lâu rồi.
 
Viết lại, đêm 11 tháng 03 năm 2014
 
                  ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

MỘT THỬ NGHIỆM VỀ BÌNH THƠ - Nguyên Lạc


Tác giả bài viết Nguyên Lạc    
 
Lời nói đầu:

Đây chỉ là vài ý nghĩ sơ sài về cách bình một bài thơ theo quan điểm cá nhân, do vì chủ quan nên chắc có nhiều thiếu sót, có gì bỏ quá cho. Mong độc giả tìm thấy được một vài điều bổ ích, bằng không, xem như "Lời quê góp nhặt dông dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh" - Trân trọng.
 

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022

KHÚC NIỆM MÙA NGÂU, GỌI THÁNG NĂM XƯA – Thơ Tịnh Bình


   
                   Nhà thơ Tịnh Bình


KHÚC NIỆM MÙA NGÂU
 
Giọt ngâu hay tiếng thở dài
Mưa gieo man mác lay phay mảnh buồn
Sớm mai cuối xuống hoàng hôn
Cánh chim về tổ bồn chồn niềm chi
 
Miền thương riêng trái tim ghi
Nhớ làn tóc xõa xuân thì mùa trăng
Biếc xanh búp nắng trong ngần
Sen tơ lá nõn bâng khuâng mái đầu
 
Bây giờ xưa cũ về đâu
Vọng nghe mưa rắc thềm ngâu lặng thầm
Tưởng tình xa lắc mười năm
Khói sương biền biệt xa xăm chẳng về
 
Giọt dài giọt vắn tỉ tê
Tàn cơn mưa khóc gọi về nắng mai
Mùa chơm chớm ngọn heo may
Dư âm xưa cũ
cho ngày xanh rêu...
 

NHƯ XONG, LÁ PHONG, NGUYÊN THỦY – Thơ Chu Vương Miện


   


NHƯ XONG
 
thế thì cứ kể như xong?
năm canh sáu khắc chả mong chả chờ
trên bàn toàn những quân cờ
con thắng ở lại con chờ qua sông?
củi khô theo nước chia dòng
nước trôi vật vã thuyền không không chèo?
người về ta vẫn tỉnh queo
thuyền không bánh lái lộn lèo lăn quay
trường giang một mặt nước đầy
người đi kẻ lại chiều nay lên đường?
một đường tìm laị cố hương
một đường nhìn mỏi bóng chim dáng cò
đại giang vốn lụy phà đò
cầu phao tấp nập kẻ cho kẻ mời
sự đời cũng chỉ thế thôi
trầu cay nhổ xuống nước trôi lạnh lùng
theo em lạc tuốt lên rừng?
khi không thành một người dưng bến bờ
chờ em từ sang tờ mờ
đến khi trăng giãi còn mơ còn mòng
thế thì cũng kể như xong?
 

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

THƯƠNG CÂY ĐÒN GÁNH CỦA MẠ TÔI – Đinh Hoa Lư



Đồng cảm và cám ơn một bài thơ
 
CÂY ĐÒN GÁNH
 
Lưng cây đòn gánh mòn trơn
Lời tre khô nhắc công ơn mẹ già
Chợ chiều chợ sớm bôn ba
Hái gieo tất bật đồng xa đồng gần
Bán than mua muối tảo tần
Bao lần xuống biển bao lần lên non
Da xương bào cật tre mòn
Trăm năm mẹ gánh đời con qua đèo
Gánh yêu thương, gánh khổ nghèo
Gánh mơ ước lẫn gieo neo đi - về...
Gánh bình minh lội bến quê
Gánh hoàng hôn dọc chân đê bước dồn
Gánh trăng khuya giếng đầu thôn
Gánh than lửa chạy qua cồn cát trưa...
Một đời gánh nắng và mưa
Mòn vai mà mẹ vẫn chưa yên lòng
Một đời gióng đứt đòn cong
Vì ai vai lệch lưng còng? Mẹ ơi!
 
           NGUYỄN VÂN THIÊN
                (Lớp 12C 73-74) 
*
Động Đền Hàm Tân 1980
 
Mạ thích cái đòn gánh này lắm vì nó dẻo dai, không tước gãy như những loại gỗ thuờng khác. Nhờ vào những năm "trong trại" con biết chiếc nó được làm từ cây "săng dẻo", loại cây rừng chuyên dùng làm đòn gánh.
 

VỀ BÀI THƠ "TIẾNG THU" CỦA LƯU TRỌNG LƯ – Nguyên Lạc



 Sự thật về bài thơ “nổi tiếng” của Lưu Trọng Lư đã được nhà văn Nguyễn Vỹ “nói đến” từ lâu. Đây là bài viết của Nguyễn Vỹ (1912 – 1971) về bài thơ Tiếng Thu:
 
[Trích đoạn]
Có một lần ở tại nhà trọ của Lư phố Hàm Long tôi cười hỏi Lưu Trọng Lư:
- Lư ơi, bài thơ TIẾNG THU có phải thật của cậu không?
Có Nguyễn Xuân Huy ngồi đấy, Lư “cười như nắc nẻ”:
- Thằng này mơ mộng thật! Mi tưởng bài đó của Thế Lữ à?
- Thế Lữ làm gì nổi một bài thơ như thế. Nhưng tao có đọc một bài thơ của một thi sĩ Nhật Bản, giống hệt bài thơ của mày, và bài thơ Nhật cũng tựa đề là TIẾNG THU.
Lưu Trọng Lư ngó Xuân Huy:
– Huy, mầy thấy thằng Vỹ nó điên không?
Huy bảo tôi:
- Mày muốn chép, tao đọc cho chép. Đây là một bài TANKA nổi tiếng:
 
Oku yama ni
Momoji fumi wake
Naku shika no
Koe kiku toki zo
Aki wa kanashiki
 

CHÙM THƠ TÌNH BỎ QUÊN – Phạm Ngọc Thái


   


EM NGHE
 
Em nghe trong sương khuya
Cứ im ắng... thầm thì... đằm thắm...
 
Em nghe trên phố vắng
Bác xích lô già yên lặng ngủ trong xe
 
Em nghe nơi cỏ hoa
Lời ân ái lũ bướm vàng chiều còn vương phấn
 
Em nghe dẫu đã thành dĩ vãng
Tiếng của ngày xưa, đôi ta…
 

DỰA VÀO BÓNG TA MÀ ĐỨNG – Thơ Khaly Chàm


   
                  Nhà thơ Khaly Chàm


dựa vào bóng ta mà đứng
 
định hướng chưa, dõi mắt miền châu thổ
gió cùng mây sẽ dẫn bước ta về
đừng chiêm nghiệm ngày mãi dài tháng rộng
bởi gam màu đời luôn dị bản nhiêu khê
 
cần lắm chứ, mùi hương mùa lúa chín
tình đất thảo thơm ta nặng nợ xiết bao
xanh ký ức thơ ngậm vành kết cỏ
quê hương ơi, nỗi nhớ hóa ngọt ngào!
 
tháng tám hỡi, khung trời màu ghi xám
mù mưa giăng tìm đâu chút nắng hồng
con chữ lạnh nằm co trên trang giấy
tay ai mịn màng xin ấp ủ được không!
 
thôi thì dựa vào bóng ta mà đứng
vịn thang âm rung nhẹ niệm khúc buồn
hãy cúi mặt nhìn tinh quang suy niệm
dưới chân mình nghe đất thở thân thương
 
                                     ttcuchi mưa 2022
                                          khaly chàm

BÓNG GIÀ 1, 2 – Thơ Lê Kim Thượng


   
BÓNG GIÀ 1 - 2
 
1.
Quê hương xa cách bao năm
Hồn Quê theo bóng trăng rằm về đây…
Lũy tre xanh lá ken dầy
Chở che hương đất lên đầy tình quê
Nhớ vườn cây trái sum sê
Tiếng chim gáy gụ gọi về xa xăm
Hương đồng, gió nội thắm đằm
Võng đưa kẽo kẹt, người nằm thong dong
Cánh đồng mùa vụ gặt xong
Vũng bùn vừa cạn mùi nồng gió Tây
Sân phơi thóc mới cuối ngày
Kĩu cà, kĩu kịt gánh đầy hương thơm
Dậy mùi khói khét rạ rơm
Quyện lên mái rạ, bữa cơm, tiếng cười
Thương nhau chín bỏ làm mười
Thảo thơm tình đất, tình người khắc ghi
Nghe trong lời đất thầm thì
Mầm xanh ấp ủ, xanh rì mai sau
Dù cho thương hải, biển dâu
Nhớ sao cái thuở cháo rau… mà tình…

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

NHÌN LẠI LỊCH SỬ BÁCH VIỆT VÀ QUÁ TRÌNH HÁN HÓA BÁCH VIỆT - Trần Gia Ninh


Tượng Thừa tướng Nam Việt Lữ Gia ở Linh Tiên Đạo Quán, Hoài Đức, HN.
 
Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vậy?” (1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.
 

RÃ ĐÔNG THỊT BẰNG CÁCH NÀY, THỊT SẼ MỀM TƯƠI TRONG NĂM PHÚT – Minh Hoa



Nhiều người có thói quen trữ đông thịt ăn dần để không phải đi chợ nhiều lần. Vậy làm thế nào để rã đông thịt an toàn và nhanh chóng?
Hầu như hiện tại các gia đình đều trữ đông thịt trong ngăn đá tủ lạnh để ăn dần. Khi cần chế biến, chỉ cần mang thịt ra rã đông là được. Đa phần mọi người sẽ rã đông bằng cách cho vào lò vi sóng hoặc ngâm trong nước nóng. Tuy nhiên, việc cho thịt vào nước nóng để rã đông sẽ làm thịt bị chín mềm bên ngoài, bên trong vẫn lạnh và sống nguyên, còn lò vi sóng thì không phải nhà nào cũng có.
 

CÂY DỔI BÊN HIÊN NHÀ – An Viên


Cây dổi

Người dân quê tôi gọi quất hồng bì hay hoàng bì, quất bì với tên thân thuộc là "dổi".
Ngày rời quê vào Nam lập nghiệp, cây dổi bên hiên nhà mới cao ngang tầm người tôi. Ấy vậy, sau mấy năm trở về, mắt tôi chẳng thể nào tin được… cây dổi năm nào giờ cao lớn đến bất ngờ.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

NHỚ TIỆM LƯU KHÁCH Ở QUẢNG TRỊ, NHỚ MÓN CHÁO TIM CẬT – Đinh Hoa Lư


CHÁO TIM CẬT
 
Tôi hay nhắc về chuyện “ăn hàng” nơi thành phố năm xưa Quảng Trị, thế mà lại không nhắc đến tiệm ăn Tiệm ăn Lưu Khách thì quả là đáng trách. Thành phố Quảng Trị có to lớn bao la gì cho lắm đến nổi quên cái tiệm ăn có món cháo tim cật ăn ngon nhớ đời thì quả tôi phải tự trách mình sao lại vô tình
 

DÒNG SÔNG TƯƠNG TƯ - Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Trung Nguyên


  
                             Nhà thơ Quách Như Nguyệt


DÒNG SÔNG TƯƠNG TƯ
 
Em ở bên này cuối con sông nhớ
Anh đầu sông kia, sao vẫn hững hờ
Em tìm đến anh không phải tình cờ
Em tìm đến anh chẳng phải là mơ
Mà sao như mơ, sao phải mong chờ?
Mà sao tình mình cứ mãi lững lơ...
 
Em ở bên này cách xa nghìn dậm
Dòng sông tương tư chẩy mãi âm thầm
Em ở cuối sông thấy tình lạ lẫm
Anh ở đầu nguồn ngày một xa xăm
 
Anh ở bên kia có chờ có nhớ
Có đợi thơ em gửi đến mặn mà 
Sao nói yêu em, nhớ em nhiều quá
Sao nói yêu em rồi lại thờ ơ
  
Em ở nơi này, dòng sông tương tư
Con sông lượn vòng biết chẩy về đâu?
Em ở nơi này nhớ thương đầy ứ
Chỉ biết cầu mong tình đến nhiệm mầu
 
Em ở nơi này chờ đợi mưa ngâu
Cũng là tình yêu nhưng tình xa cách
Ngưu Lang Chức Nữ mỗi năm mỗi gặp
Sao suốt cuộc đời ta chẳng gặp nhau?
 
Buổi tối hôm nay ngồi ngắm trăng sao
Nỗi nhớ đầy vơi, nỗi nhớ đong đầy
Này anh yêu ơi, tình yêu vùng vẫy!
Cho đến giờ nầy…vẫn mãi tương tư!
 
                          Quách Như Nguyệt


      

THƠ HAY NGÀN NĂM THĂNG LONG - Nguyễn Thị Hoàng


Tác giả bài viết Nguyễn Thị Hoàng
       
Kể từ 1975 đến nay, sau khi nữ sỹ Xuân Quỳnh của HNVVN tạ thế: Bà đã để lại cho ngàn năm Thăng Long một bài thơ tình tuyệt hay: “Thuyền và biển” – Ngót nửa thế kỷ rồi mà có tới nghìn nhà thơ chuyên nghiệp, không thấy nhà thơ nào viết nổi một bài thơ thực sự HAY như thế nữa ???    
    
Theo con mắt thơ của tôi:  Kể từ ông Hữu Thỉnh - Nguyên Chủ tịch HNVVN bốn khóa; Vũ Quần Phương - Nguyên Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Thủ đô, Chủ tịch Hội đồng thơ HNVVN;  Nhà thơ Vân Long – Cựu giám đốc NXB Hội nhà văn;  v.v...
Cả HNVVN đương đại, không nhìn thấy gương mặt nào khả năng có nổi “Một Tập Thơ” để lại cho nền văn học như cố nữ sĩ Xuân Quỳnh !!! Dù Bà mới chỉ đạt là một nhà thơ sáng giá, chưa được là nhà thơ lớn.                     
Mà đã là nhà thơ? Lúc chết đi không có thơ để lại cho đời - Nghĩa là “Chân dung = 0”.          
Hy vọng có nhà thơ Nguyễn Duy (Ông đã bỏ ra khỏi HNVVN từ lâu) – Mai đây may chăng có thể để lại được cho đời một mảng thơ lục bát rất riêng của ông !? 
Xin giới thiệu "Chùm bảy bài thơ tình độc đáo và hay nhất" của nhà thơ Phạm Ngọc Thái
                          (Trích tập "64 bài thơ hay", Nxb Hồng Đức 2020)
 

VÀI GỢI Ý VỀ THƠ TỨ TUYỆT – Nguyên Lạc

Trước khi vào phần chính của bài viết, tác giả xin được sơ lược vài điều về thể thơ Tứ Tuyệt Đường Luật; chỉ sơ lược để độc giả tham khảo, để đẫn đến phần chủ yếu của bài viết. Có gì xin bỏ quá cho.


                               
                                              Nhà thơ Nguyên Lạc


SƠ LƯỢC VỀ THƠ TỨ TUYỆT ĐƯỜNG LUẬT
 
1. Thế nào là Tứ Tuyệt Đường Luật
 
Theo Dương Quảng Hàm thì tứ là bốn, tuyệt là đứt,
Tên gọi Tứ Tuyệt là vì thể này ngắt bảng vần luật Bát Cú Đường Luật (tám câu) ra rồi lấy bốn (tứ) câu, mà hình thành bảng vần luật Tứ Tuyệt Đường Luật.
  
2. Các cách ngắt câu làm thành thể thơ Tứ Tuyệt Đường Luật
 
Theo cách hiểu Tứ Tuyệt này thì ta có một số cách ngắt lấy bốn câu của một bảng vần luật Bát Cú để thành một bảng vần luật Tứ Tuyệt sau đây (theo niêm luật của một bài Bát Cú).
 
Có nhiều cách ngắt nên cũng có nhiều cách làm thơ Tứ Tuyệt Đường Luật:

Ngắt lấy 4 câu trên hoặc 4 câu dưới
Ngắt lấy 4 câu giữa
Ngắt lấy hai câu 1-2 với hai câu 5-6
Ngắt lấy 2 câu đầu và 2 câu cuối

Cách “ngắt lấy 2 câu đầu và 2 câu cuối” thành ra bài thơ Tứ Tuyệt 3 vần, cả 4 câu không đối. Cách này nhiều người sử dụng nhất, từ xưa cho đến nay. Ta thử xét thêm:
 

CHẠNH THƯƠNG MƯA NGUỒN, CÁNH BƯỚM BAY LÊN – Thơ Tịnh Bình


   
                    Nhà thơ Tịnh Bình


CHẠNH THƯƠNG MƯA NGUỒN
 
Chạnh lòng nhớ tháng năm xưa
Mái nhà thơ ấu võng đưa trưa hè
Gió lùa từng đợt sắt se
Chập chờn khói mỏng phên tre bếp nghèo
 
Tảo tần mưa sạ nắng gieo
Cha cười má hóp buồn đeo phận người
Thầm mong mùa đặng tốt tươi
Nhọc nhằn cày cấy đâu lời oán than
 
Sông quê dầu dãi nắng chan
Người quê chân chất cơ hàn mà thương
Cha còn khuya sớm gió sương
Bóng trăng vời vợi cuối đường trông theo
 
Ngày về chân bước như reo
Bến quê con nước eo sèo ngược xuôi
Bóng cha dáng mẹ ngậm ngùi
Giọt mưa chầm chậm rụng rơi về nguồn...