BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Thắng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Thắng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

QUÊ TÔI BÊN GIÒNG SÔNG THẠCH HÃN – Hoàng Thắng

Tiếp theo bài “Có một thầy đồ Nuôi - Giữ lửa Việt trên đất Mỹ” giới thiệu về anh Hoàng Thắng - một cựu Nguyễn Hoàng tài năng của khóa 1961-1968, với một nghị lực đáng khâm phục anh đã thực hiện được ước mơ trở thành người dạy tiếng Anh và văn chương Anh Mỹ cho người Mỹ ngay trên đất Mỹ của mình. Bên cạnh việc giảng dạy tại các trường công lập Mỹ, anh còn hóa thân thành Thầy Đồ Ngọc Sương trong ngôi trường “Thầy Đồ Hoàng” để giúp cho nhiều học sinh Việt có đủ khả năng theo học tại các trường Trung học Mỹ.
Hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu một bài viết mới của anh Hoàng Thắng - một người suốt gần 40 năm đã nói -  viết - giảng dạy và giao tiếp bằng tiếng Anh như ngôn ngữ chính của mình.



 
QUÊ TÔI BÊN GIÒNG SÔNG THẠCH HÃN 
                                                        Hoàng Thắng
 
(Thân tặng Hùng Vĩnh Phước, người đã đem tiếng và ngữ vựng Quảng Trị vào thơ một cách dễ mến và dễ thương).
 
Tôi quê nội ở huyện Vĩnh Linh và quê ngoại ở huyện Triệu Phong. Tôi là người Quảng Trị đứt đuôi con nòng nọc. Xin quí độc giả cho phép tôi không nêu tên hai làng nội, ngoại kẻo lỡ người nào không đồng ý quan điểm của tôi lại trù ẻo tôi bằng cách lôi hai làng của nội ngoại của tôi ra hài tội, bà con nội ngoại của tôi sẽ không tha tôi đâu.  “Mi làm mi chịu, sao bắt tau chịu?”

Tôi viết bài này trong một buổi trà dư tửu hậu, rơi vào Lễ Nghỉ Đông (theo như bạn tôi, anh Lê Đình P., đã đặt cái tên mỹ miều [Winter Break] này cho ngày lễ Giáng Sinh.)  Hoan hô anh Lê Đình P. đã đưa ngữ vựng Việt Nam mới vào ngôn ngữ Quảng Trị (anh Lê Đình P., bạn thân tôi, là người Quảng Tri, cũng đứt đuôi con nòng nọc như tôi). Từ nay chữ Nghỉ Đông là bản quyền của anh Lê Đình P. Xin đừng ai giành giật.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

TÔI MÊ SÁCH... - Hoàng Thắng


                                Tác giả Hoàng Thắng

     TÔI MÊ SÁCH...

Tôi là người mê sách, sách đẹp, sách bìa cứng, sách hay, sách dể chưng...và để đọc...nghiền ngẫm...
Tôi không biết mình mê sách từ hồi nào, nhưng trí nhớ ở vào tuổi gần đất xa trời thì những quyển sách đầu tiên tôi tiếp cận là sách của Tự Lực Văn Đoàn. Tôi nhớ nhà tôi ở số 8 Quang Trung, Quảng Trị. Đó là một căn nhà hộp như hộp diêm quẹt mà ba tôi, một "kiến trúc sư vườn" vẽ kiểu, ở trên mái phẳng xây có một cái am để thờ một cặp chị em bị mẹ ghẻ đánh chết trong xóm. Tôi sẽ kể chuyện này.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

QUÊ TÔI BÊN DÒNG SÔNG THẠCH HÃN - Hoàng Thắng

Anh Hoàng Thắng - một cựu Nguyễn Hoàng tài năng của Trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị, khóa 1961-1968. Bằng một nghị lực đáng khâm phục anh đã thực hiện được ước mơ trở thành người dạy tiếng Anh và văn chương Anh Mỹ cho người Mỹ ngay trên đất Mỹ . Bên cạnh đó , anh cũng đã hóa thân để trở thành ông Đồ Việt qua Trường Thầy Đồ để giúp cho nhiều học sinh Việt có đủ khả năng theo học tại các trường Trung học Mỹ .
Hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu một bài viết mới của anh Hoàng Thắng - một người suốt gần 40 năm đã nói-viết-giảng dạy và giao tiếp bằng tiếng Anh như một ngôn ngữ chính của mình.

    

        QUÊ TÔI BÊN DÒNG SÔNG THẠCH HÃN
                                                              Hoàng Thắng

Thân tặng Hùng Vĩnh Phước, người đã đem tiếng và ngữ vựng Quảng Trị vào thơ một cách dễ mến và dễ thương.

Tôi quê nội ở huyện Vĩnh Linh và quê ngoại ở huyện Triệu Phong. Tôi là người Quảng Trị đứt đuôi con nòng nọc. Xin quí độc giả cho phép tôi không nêu tên hai làng nội, ngoại kẻo lỡ người nào không đồng ý quan điểm của tôi lại trù ẻo tôi bằng cách lôi hai làng của nội ngoại của tôi ra hài tội, bà con nội ngoại của tôi sẽ không tha tôi đâu. “Mi làm mi chịu, sao bắt tau chịu?” Tôi viết bài này trong một buổi trà dư tửu hậu, rơi vào Lễ Nghỉ Đông (theo như bạn tôi, anh Lê Đình P., đã đặt cái tên mỹ miều [Winter Break] này cho ngày lễ Giáng Sinh.) Hoan hô anh Lê Đình P. đã đưa ngữ vựng Việt Nam mới vào ngôn ngữ Quảng Trị (anh Lê Đình P., bạn thân tôi, là người Quảng Tri, cũng đứt đuôi con nòng nọc như tôi). Từ nay chữ Nghỉ Đông là bản quyền của anh Lê Đình P. Xin đừng ai giành giật.
Nói rằng tôi là người Quảng Trị 100% thật cũng chưa đúng. Tôi sinh ra ở Tuyên Hóa, Quảng Bình khi gia đình tôi đang tản cư ở đó. Mãi tới năm 1953, gia đình tôi mới trở về và trú ngụ tại thị xã Quảng Trị. Nhưng với tôi, dù sinh ra ở Quảng Bình nhưng cha mẹ gốc gác Quảng Trị thì “miềng” cứ là người Quảng Trị ! Điều đó, đối với tôi là một định đề toán học chắc nịch.