BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phong tục tập quán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phong tục tập quán. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2024

NGƯỜI MIỀN NAM ĐƯA ÔNG TÁO KHÔNG THẢ CÁ CHÉP SỐNG, KHÔNG THÒNG THÊM “ÔNG CÔNG” - Nguyễn Gia Việt


Táo quân Việt Nam, hình vẽ thế kỷ 19
 
Đưa cái tựa như vậy để nhắc các bạn, tại thấy có vài bạn Nam Kỳ cúng cá chép, rồi kêu Tết Ông Công Ông Táo, bạn làm lộn phong tục là không đặng
Đất lề quê thói. Miền Nam có tập tục của Miền Nam
 
"Hôm nay tháng chạp hăm ba
Tiễn đưa Ông Táo thăng la chầu trời"
 
Tết Ông Táo ngày 23 là cái lễ đầu tiên trong mùa Tết, là tri ơn cái bếp và ngọn lửa ấm áp trong nhà. Ngày 23 đưa thì ngày 30 lại đón, đón Ông Táo cùng đợt với đón ông bà tổ tiên. Cái bếp lò luôn cháy là cái nhà có người đàn bà siêng năng tần tảo, cái nhà ngon lành. Bếp lửa cuối năm sum hợp hạnh phúc
 

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2024

TẠI SAO GỌI THÁNG 12 ÂM LỊCH LÀ 'THÁNG CHẠP'? - Trung Hòa



Chúng ta thường gọi tháng 12 Âm lịch là tháng Chạp, và còn dùng các từ như “giỗ Chạp”, "lễ Chạp", "lễ Lạp"... Nguồn gốc của những cái tên này như thế nào, nó mang ý nghĩa gì, và quá trình diễn biến lịch sử cho đến ngày nay ra sao?
 

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2024

NGƯỜI MIỀN NAM CHƯNG TRÁI CÂY NGÀY TẾT - Nguyễn Gia Việt




Người Miền Nam mà nói “chưng mâm ngũ quả” nghe kỳ cục
Một bạn hỏi rằng, “ngũ quả” là cách của Miền Bắc trăm phần trăm, vì chữ “quả”. Bạn nói nếu trúng Nam Kỳ phải kêu là “chưng trái cây”
 
1. Người Miền Nam không có “quả”, kêu “trái” hết

Ca dao Nam Kỳ thì có câu:
 
“Đưa em cho tới Đông Hồ
Em trả trái mít, em bù trái thơm”
 
Nam Kỳ kêu “trái”, Bắc Kỳ kêu “quả”. Người Miền Bắc kêu bưởi, đào, táo, cam, quýt... đều là “quả” hết. Chữ QUẢ là chữ Hán Việt, quả là trái cây
 
“Đôi ta ăn một quả cau
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh”

Nhưng người Miền Nam lại không kêu quả, mà kêu là “trái”. Chữ “trái” là chữ bổn địa Miền Nam
 
“Nghe vẻ nghe ve, nghe vè trái cây
Dây ở trên mây là trái đậu rồng,
Có vợ có chồng là trái đu đủ,
Chặt ra nhiều mủ là trái mít ướt
Hình tựa gà xước, vốn thiệt trái thơm
Cái đầu chơm bơm, thiệt là bắp nấu
Hình thù xâu xấu, trái cà dái dê
Ngứa mà gãi mê là trái mắt mèo
Khoanh tay lo nghèo là trái bần ổi
Sông sâu chẳng lội là trái mãng cầu”
 
Người Bắc đọc “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” thì Nam Kỳ dạy“Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”.
Sơn Nam trong “Cá tính của Miền Nam” viết về “Đào mương lên liếp” của Miệt Vườn. Miệt Vườn là văn minh Miền Nam, là nơi trồng nhiều trái cây
Cây ổi thì cho ra trái ổi và trái bưởi,... Trái cam, trái nho, trái lựu, trái bòn bon, trái dâu, trái măng cụt, trái cà chua, trái dưa leo, trái nhãn... đều là trái hết.

Hãy đọc những câu ca dao của người Nam Kỳ

“Đói lòng ăn trái ổi non
Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa”
 
Và:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng nhồi biết tấp vào đâu?”
 
Nam Kỳ là xứ sở của vườn trái cây, của những vựa trái cây, chành trái cây...
Bài vè “Bậu lỡ thời” so sánh con gái quá lứa như trái cây chín rục:
 
“Bậu lỡ thời như trái chín cây
Trái chín cây người ta làm mứt
Bậu lỡ thời như giấy trôi sông
Giấy trôi sông không ai thèm ngó”
 
Miền Nam có quả, nhưng là “quả phụ” tức đàn bà góa chồng còn kêu là “cô phụ”, “sương phụ”. Ngoài ra còn có “nhơn quả”, “công quả” trong nhà Phật
Trong thể thao môn túc cầu hay còn kêu là môn “đá banh”, các cầu thủ giành nhau “trái banh”

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2022

TIẾT TRÙNG CỬU – Đỗ Chiêu Đức


                                         Lễ ÔNG BÀ ngày xưa
      
Sau Tết Trung Thu là Tết Trùng Cửu, chữ Tết do chữ Tiết đọc trại ra mà thành. TIẾT là Thời Tiết 時節 chỉ Khí hậu có liên quan đến mùa màng. TIẾT cũng có nghĩa là ngày Lễ Tết trong năm. Một năm có mấy cái Tết lớn. Nguyên Đán là cái Tết lớn nhất mở đầu cho một năm nằm trong tháng Giêng, Thanh Minh là Tết nằm trong tháng 3, Đoan Ngọ là Tết của tháng 5, Tháng 8 thì có Tết Trung Thu và Tháng 9 thì ta có Tết Trùng Cửu.
 

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

CÚNG GIANG SƠN Ở TANG LỄ - Hoàng Đằng


    
                            Tác giả Hoàng Đằng
 

        CÚNG GIANG SƠN Ở TANG LỄ
                                             Hoàng Đằng

        (Viết về phong tục tập quán của làng tôi)
 

Dân làng Điếu Ngao tôi, ngoài một phần có quy y theo Phật Giáo, đa số thực hành tín ngưỡng dân gian truyền thống.
Khi một người qua đời, trong việc tống táng, có nhiều nghi lễ; quan trọng nhất là LỄ CÚNG GIANG SƠN. Lễ này những cư dân Phật Giáo, ngoài những lễ theo nghi thức của Phật Giáo, cũng cử hành.