Sự
quả cảm của Bảo Thánh Hoàng hậu còn được sử sách ghi lại qua hai câu chuyện bà
quên mình bảo vệ vua. Theo đó, Trần Nhân Tông có một thú vui là được xem quân
lính đấu với hổ vì thế ông đã cho làm chuồng đấu hổ ở Vọng Lâu.
Xuất
thân danh giá, nhân đức vẹn toàn
HOÀNG
HẬU GAN DẠ, HAI LẦN BẢO VỆ VUA TRƯỚC HỔ DỮ, VOI ĐIÊN
Lê Thái Dũng
Nếu như vua Trần Nhân Tông nổi tiếng về tài đức, sau
khi xuất gia đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm và được suy tôn là Điều Ngự
Giác Hoàng thì vợ của ông - Bảo Thánh Hoàng hậu lại được sử sách ca tụng là người
“đức tốt trong cung, rạng rỡ đáng chép”.
Đặc biệt, Bảo Thánh Hoàng hậu còn nổi danh bởi sự gan dạ, là tấm gương hiếm có
trong giới nữ lưu chốn cung đình.
Hoàng hậu của vua Trần Nhân Tông tên húy là Trần Thị
Trinh, con gái lớn của danh tướng Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, mẹ là
Nguyên Từ quốc mẫu Thiên Thành. Khi chưa vào cung, do cha là người có công lao
rất lớn nên tuy không phải con vua nhưng bà vẫn được phong tước vị là Quyên
Thanh Công chúa.
Từ nhỏ, Quyên Thanh là người tính tình nhu mì, thông minh
sáng suốt, có nhân đối với kẻ dưới nên ai ai cũng yêu mến quý trọng; lớn lên trở
thành một thiếu nữ xinh đẹp, đức hạnh.
Tương truyền rằng Quyên Thanh là tiên nữ giáng sinh, đầu
thai xuống làm con nhà họ Trần để đem lại rạng danh cho dòng tộc và vương triều
vì thế trong hệ thống đạo Mẫu, Quyên Thanh được tôn là Đệ nhất vương cô hoặc
còn được gọi là Vương Cô Nhất. Ngày tiệc đản của Vương Cô Nhất là 12 tháng
Giêng; khi làm lễ thỉnh cô, thường có câu hát rằng:
“Hoa
hải đường thần thông Cô Nhất
Phủ
Mạc Thư là đất trâm anh”.
Hoặc cũng có khi hát là:
“Đức
Thái hậu ban cho mỹ tự
Đệ
Nhất Vương Cô đại nữ Quyên Thanh
Kim
chi ngọc diệp rành rành
Cung
phi nhất phẩm đương triều ai hơn”.
Sinh trưởng trong gia đình quý tộc mẫu mực nên Quyên Thanh
chịu ảnh hưởng sâu sắc sự trung hiếu, am hiểu binh thư võ nghệ từ thân phụ;
tính cương quyết dám vượt lên khuôn phép ràng buộc, gò bó của thân mẫu.
Ngoài ra các huynh đệ của Quyên Thanh là Trần Quốc
Nghiễn, Trần Quốc Tảng, Trần Quốc Hiện, Trần Quốc Uất đều là võ tướng có tài,
là tấm gương mạnh mẽ đối với nàng dù Công chúa phận nữ nhi.
Năm Giáp Tuất (1274) Quyên Thanh được gả cho Thái tử
Trần Khâm và được lập làm Hoàng Thái tử phi. Tháng 10 năm Mậu Dần (1278) Thái tử
được cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi, lấy niên hiệu Thiệu Bảo (tức Trần Nhân
Tông), sau đó không lâu, đầu năm Kỷ Mão (1279) vua ban chiếu lập Quyên Thanh
làm Bảo Thánh Hoàng hậu.
Sau này bà sinh hạ nhiều người con, cả trai lẫn gái
như Thái tử Trần Thuyên (sau là Trần Anh Tông), hoàng tử Trần Quốc Chẩn, Công
chúa Huyền Trân, Công chúa Thiên Trân…
Xả
thân cứu vua
Là người sáng suốt, nhân từ, Bảo Thánh Hoàng hậu còn
là người mưu trí, dũng cảm. Thời vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông chỉ huy cuộc
kháng chiến chống giặc Nguyên- Mông xâm lược, bà đóng vai trò rất quan trọng ở
chốn hậu cung và ổn định nội tình nơi cung thất, thậm chí có lần còn trực tiếp “thanh gươm yên ngựa” xông pha trận mạc
giết giặc khiến chúng kinh hồn.
Tương truyền trong một số trận đánh quân Nguyên -
Mông, Bảo Thánh còn sát cánh cùng phụ vương Trần Hưng Đạo, vì thế ở nhiều đền
miếu thờ vị danh tướng kiệt xuất đều đặt tượng bà ở cạnh.
Tại đền thờ Đức Thánh Trần ở Nha Trang có phối thờ Đệ
nhất Vương cô Quyên Thanh Công chúa – Bảo Thánh Hoàng hậu. Bức tượng của bà được
tạc với dáng vẻ uy nghi mình mặc chiến bào màu trắng, tay trái cầm cờ lệnh.
Tại đây còn bức bửu cáo viết những dòng ca ngợi một nữ
anh thư lỗi lạc của triều Trần như sau: “…
Đông A chi ngọc diệp lưu căn, giang sơn chung tú/ Nam Việt chi kim âu vĩnh điện,
thảo mộc quyết linh/ Hương trú xuân viên, thụ kiếm nhi cao tiên chỉ điểm/ Hoa
bài trận pháp, huy kỳ nhi Nguyên khấu hổn kinh…” .
(Nghĩa là: “… Vốn
là lá ngọc của nhà Trần, hun đúc bởi khí thiêng sông núi/ Mãi như âu vàng của đất
Việt, kết tinh từ linh diệu cỏ cây/ Hương thơm bát ngát vườn xuân, giỏi kiếm
cung nhờ cao tiên chỉ dạy/ Xếp hoa lập thành trận địa, phất tay cờ mà giặc Thát
hồn kinh…”).
Sự quả cảm của Bảo Thánh Hoàng hậu còn được sử sách
ghi lại qua hai câu chuyện bà quên mình bảo vệ vua. Theo đó, Trần Nhân Tông có
một thú vui là được xem quân lính đấu với hổ vì thế ông đã cho làm chuồng đấu hổ
ở Vọng Lâu.
Một lần, có tù trưởng vùng sơn cước dâng triều đình một
con hổ lớn vằn đen vàng, lưng thẳng, bụng thon. Vua Trần Nhân Tông bèn cho tổ
chức buổi đấu hổ trước Vọng Lâu với sự tham gia của Hoàng hậu, phi tần và các
quan trong triều.
Bảo Thánh Hoàng hậu thấy chuồng cũi không an toàn, vô
cùng lo lắng nên gọi viên tổng quản nhắc nhở: “Ông cho kiểm tra cái cũi này chưa? Con hổ to lớn dữ dằn đấy. Hôm nay,
bệ hạ đến ngự xem, ông phải rất cẩn thận mới được”.
Viên tổng quản đáp: “Bẩm Hoàng hậu, đây là con hổ mới được đưa vào cung, thần đã lo liệu đầy
đủ cả. Xin lệnh bề trên cứ yên tâm”. Một lúc sau, quân lính khiêng một cũi
sắt nữa vào chuồng đấu.
Nhưng sự thực thì con hổ đã bị bỏ đói mấy bữa, khi thấy
đông người, hổ nhe nanh gầm gừ đe dọa. Trong khi tất cả đang hào hứng chuẩn bị
xem màn đấu hổ thì bất ngờ con hổ thoát ra khỏi cũi rồi nhảy lên, lao về phía
chỗ ngồi của vua Trần Nhân Tông cùng Hoàng hậu, phi tần và bá quan văn võ.
Mọi người đứng chết lặng trong giây lát rồi hoảng sợ bỏ
chạy, duy có Bảo Thánh tiến lên phía trước, xả thân che cho nhà vua, đối diện hổ
dữ. Không hiểu vì khiếp sợ uy lực của bà hay vì lý do nào đó mà con hổ chỉ lúc
lắc cái đầu, nhìn Hoàng hậu một lúc, rồi quay đi, nhảy xuống chuồng thú.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết về chuyện này như
sau:
“Thượng
hoàng (tức Trần Nhân Tông) thường làm chuồng hổ ở thềm Vọng Lâu rồi sai quân sĩ
đánh nhau với hổ. Có lần Thượng hoàng ngồi xem, Thái hậu (tức Bảo Thánh) và phi
tần đều theo hầu.
Vì
thềm lầu thấp, chuồng và thềm cũng thấp, con hổ bỗng nhảy ra khỏi chuồng leo
lên lầu, mọi người đều sợ chạy tan cả, duy chỉ còn có Thái hậu và bốn, năm người
thị nữ vẫn ở đấy. Thái hậu nghĩ bụng không khỏi bị hại, mới lấy chiếu che cho
Thượng hoàng và cả mình. Con hổ lên lầu kêu gầm rồi vội vàng nhảy xuống, không
vồ hại ai cả”.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư còn cho biết, vào một lần
khác, Trần Nhân Tông đang ngự tại điện Thiên An, xem đấu voi ở Long Trì. Con
voi bỗng nhiên sổng thoát định xông lên điện tới nơi vua ngồi, khiến tả hữu sợ
hãi chạy tán loạn, chỉ có Bảo Thánh không dao động, bình tĩnh đối phó với thú dữ,
bảo vệ nhà vua...
Sử thần Ngô Sĩ Liên khi nhắc đến Bảo Thánh đã ca ngợi
rằng: “Voi và hổ là bậc hung dữ, ai cũng
phải sợ, thế mà lúc voi, hổ hung tợn làm ngang, Hoàng hậu vẫn thản nhiên không
sợ. Hoàng hậu thực sự là một anh hùng trong đám nữ lưu vậy”
(Đại Việt sử ký tiền biên).
Tháng Chín năm Quý Tỵ (1293) Bảo Thánh Thái hậu bị bệnh,
từ Vua quan đến dân chúng đều lo lắng, cầu khấn mong bà sớm qua khỏi nhưng biết
bệnh tình ngày càng trầm trọng,
Thái hậu đã ủy thác cho em gái là Tuyên Từ thay mình
chăm sóc Trần Anh Tông và còn dặn dò các đại thần nên tận trung báo quốc, vì nước
vì dân. Đến ngày 13 tháng Chín năm đó thì bà mất tại cung Lỗ Giang, phủ Long
Hưng (nay thuộc Thái Bình) để lại bao tiếc thương.
Được tin vợ qua đời, vua Trần Nhân Tông lúc này đã làm
Trúc Lâm đại sĩ đã cùng vua Trần Anh Tông và quần thần tổ chức tang lễ, đưa thi
hài bà về táng ở bên lăng các tiên đế.
Theo Lê Thái
Dũng/Pháp luật & Xã hội
Nguồn:
https://phapluatxahoi.vn/hoang-hau-gan-da-hai-lan-bao-ve-vua-truoc-ho-du-voi-dien-20161005100212844.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét