BÀI THƠ BLUE ROSES - HOA HỒNG XANH
Hoa Hồng Xanh - Blue Roses là bài thơ của Rudyard
Kipling, một văn thi sĩ người Anh.
I. Vài Hàng Tiểu Sử Rudyard Kipling
Joseph
Rudyard Kipling (sinh tại Mumbai, Ấn Độ 30 tháng 12, 1865 – qua đời 18 tháng
1, 1936) là một trong những tác giả nổi
tiếng nhất ở Vương quốc Anh, cả về văn xuôi và thơ, vào cuối thế kỷ 19 và đầu
thế kỷ 20. Rudyard Kipling đoạt giải Nobel Văn học năm 1907 - ông được trao giải
Nobel khi mới 42 tuổi – là người trẻ tuổi nhất trong lịch sử giải Nobel Văn học.
- Plain Tales from the Hills (Truyện kể núi đồi, 1887)
- The Jungle Book (Sách Rừng xanh, 1894), tập truyện -
dựng thành phim
- The Five Nations (Năm dân tộc, 1903), thơ
- If (Nếu, 1910), thơ - Cuối thế kỷ XX, đài BBC đã đề
nghị thính giả chọn những bài thơ hay nhất của các nhà thơ Anh, bài thơ này được
chọn nhiều nhất.
- Đặc biệt bài thơ Blue Roses được rất nhiều
người biết đến và thích. Có người cho nó thuộc về thơ "Siêu
thực". [..."Chủ nghĩa/Trường
phái Siêu thực (Surrealism) là khuynh hướng nghệ thuật bắt nguồn từ chủ nghĩa
Tượng trưng và Phân tâm học, đặt phi lý tính lên trên lý tính. Chủ trương,
khuynh hướng trường phái nầy nhằm giúp con người thoát ra khỏi mọi xiềng
xích xã hội. Chủ nghĩa siêu thực cố gắng diễn tả tiềm thức bằng cách trình bày
các vật thể và sự việc như được thấy trong những giấc mơ"...]
(Nguồn
Wikipedia)
II. Bài thơ
Blue Roses
Xin giới
thiệu đến các bạn bài thơ Blue Roses, theo tôi đầy cảm xúc, đánh động
lòng người.
Nguyên tác:
BLUE
ROSES
Roses
red and roses white
Plucked
I for my love's delight.
She
would none of all my posies--
Bade
me gather her blue roses.
Half
the world I wandered through,
Seeking
where such flowers grew.
Half
the world unto my quest
Answered
me with laugh and jest.
Home
I came at wintertide,
But
my silly love had died,
Seeking
with her latest breath
Roses
from the arms of Death.
It
may be beyond the grave
She
shall find what she would have.
Mine
was but an idle quest--
Roses
white and red are best
By
Rudyard Kipling
III. Ý nghĩa của hoa hồng xanh
Hoa hồng
xanh tượng trưng cho những điều không thể thành hiện thực, hoặc không thể đạt
được. Bởi hoa hồng xanh rất hiếm trong tự nhiên, nên nó đại diện cho điều gì đó
hầu như không nằm trong tầm tay của con người, một giấc mơ không thể thực hiện.
IV. Dịch Thơ Blue Roses
Có nhiều
người dịch bài thơ Blue Roses, sau đây là các bài dịch tiêu biểu:
1. Nguyễn Viết Thắng dịch:
HOA
HỒNG XANH
Tôi
mang đến tặng em
Hoa
hồng đỏ và trắng.
Không
hiểu sao em bỗng
Nói
em thích hồng xanh.
Tôi
đi khắp thế gian
Tìm
thứ hoa như vậy.
Nhưng
người ta cười nói:
“Chẳng
có ở trên trần”.
Tôi
trở về mùa đông
Em
của tôi đã chết
Em
có còn nhận biết
Hoa
từ tay Tử thần.
Biết
đâu nơi suối vàng
Có
loài hoa ao ước.
Chẳng
có hoa nào đẹp
Bằng
hoa cõi trần gian.
2. Trần Đức Phổ dịch:
BÔNG
HỒNG XANH
Hoa
hồng đỏ, hoa hồng trắng
Tôi
hái trao tặng người thương
Vô
tình nàng chê chẳng nhận
Đòi
màu xanh biếc hoa hường!
Lang
thang nửa vòng trái đất
Chẳng
đâu mọc thứ hoa này
Hỏi
tìm nửa vòng trái đất
Chỉ
toàn cười mỉa, chua cay
Trở
về trong mùa đông lạnh
Người
yêu thơ dại qua đời
Nhìn
nàng trút hơi thở cuối,
Tử
thần cướp đóa hồng tôi!
Có
lẽ bên kia thế giới
Nàng
tìm thấy được niềm vui
Riêng
tôi chân tình chẳng đổi
Hồng
đỏ. hồng trắng tuyệt vời!
3. Nguyên Lạc phóng dịch
a. Vài ý riêng về dịch thơ nước ngoài:
Trước khi phóng dịch bài thơ, tôi xin ghi ra đây
vài ý chủ quan:
- Dịch thơ từ tiếng nước ngoài, nhất là tiếng
đa âm - các nước phương Tây, ra tiếng
đơn âm - tiếng Việt; hoặc ngược lại, là một điều rất khó. Coi chừng "dịch là diệt". Dịch
chính xác từng mặt chữ - giống như các dịch giả chuyên nghiệp, thì
bài thơ sẽ không mượt mà. Theo tôi, thi nhân chỉ cần nắm bắt được
"hồn thơ", dịch theo ngôn ngữ riêng của mình - với điều kiện
đừng quá xa rời nguyên bản - thì bài thơ dịch sẽ mượt mà hơn.
- Tiêu biểu viêc nắm vững "hồn thơ" rồi dịch rẩt tài hoa là trường hợp Phan
Huy Vịnh, dịch câu thơ chữ Hán của Bạch Cư Dị ra tiếng thuần Việt mà
nhiều người cho là còn hay hơn câu nguyên tác:
Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân => Cùng một lứa
bên trời lận đận
- Với những điều nói trên, tôi sẽ không dịch
chính xác theo mặt chữ một vài từ/ chữ, chỉ dịch thoát chúng theo
ý/tứ câu/bài thơ.
Thí dụ: "The grave" không dịch là "mộ phần", "nghĩa
địa", "chết" ... mà dịch là "cõi khác". Tương tợ, "Half the world" tôi
không dịch là "nửa vòng trái
đất", mà dịch là "khắp
cùng trái đất", "khắp cùng thiên hạ" cho mạnh nghĩa,
vân vân...
b. Phóng dịch bài thơ:
Tôi sẽ cố
gắng nắm "hồn thơ", theo sát nguyên tác để dịch bài thơ Blue
Roses . Chủ quan, trong công việc dịch thuật văn thơ nước ngoài, ai cũng
tham khảo các người dịch trước, tôi cũng không ngoại lệ.
Đúng ra
bài thơ này có nhiều người dịch rồi, tôi không nên dịch; nhưng vì
đồng ý với nhiều người cho rằng nó thuộc về thơ "Siêu thực", và giống như bài thơ Việt Nam nhiều
người yêu thích - đã được các nhạc sĩ tài hoa phổ nhạc : Lá Diêu
Bông của thi sĩ Hoàng Cầm - nên tôi dịch lại.
Bài thơ
hầu như là loại thơ 6 chữ, do đó theo chủ quan tôi, dịch thơ theo loại
5 chữ thì thiếu chữ, không diễn tả hết ý nguyên bản; còn dịch bằng
6/8, 7 hoặc 8 chữ ... thì dư chữ và khó khăn. Tôi sẽ phóng dịch bằng
thơ 6 chữ như thi sĩ Trần Đức Phổ.
Đây là bài phóng dịch thơ của tôi:
HOA
HỒNG XANH
Hoa
hồng trắng hoa hồng đỏ
Hái
tặng làm vui tình nhân
Không
phải màu hoa mong muốn
Nàng
đòi xanh biển hoa hồng!
Lang
thang khắp cùng trái đất
Tìm
đâu được thứ hoa này
Hỏi
tìm khắp cùng thiên hạ
Nhận
toàn giễu cợt mỉa mai
Về
đúng ngay lúc mùa đông
Ngây
thơ yêu đang hấp hối
Tìm
nàng thở hơi thở cuối
Hoa
hồng trong tay Tử thần!
Có
lẽ bên kia cõi khác
Nàng
sẽ tìm được hồng xanh
Riêng
tôi tấm lòng không khác
Trắng
đỏ tuyệt nhất luôn dành
BÀI THƠ LÁ DIÊU BÔNG
Lá Diêu
Bông là bài thơ của Hoàng Cầm, thi sĩ người Việt. Bài thơ Blue Roses -
Hoa Hồng Xanh khiến ta liên tưởng đến bài thơ Lá Diêu Bông của thi sĩ
Hoàng Cầm, vì cả hai đều nói đến sự truy tìm những điều không thể thành
hiện thực.
Bài thơ Lá
Diêu Bông viết về một câu chuyện có thật, câu chuyện về mối tình đầu tiên trong
đời Hoàng Cầm với người con gái lớn tuối, đáng chị mình.
1. Tiểu sử Hoàng Cầm
Hoàng Cầm
tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh năm 1921 (một bài báo ở Saigon gần đây cho biết
ông sinh vào năm 1922) tại Làng Lạc Thổ, Huyện Lang Tài, Phủ Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh trong một gia đình Nho Giáo. Hoàng Cầm học Tiểu Học tại Bắc Giang rồi
lên Hà Nội học Trung Học và đậu Tú Tài II Pháp. Khi còn đang học lớp Ðệ Tứ,
Hoàng Cầm phóng tác cuốn Graziella của Lamartine thành chuyện Việt Nam với tên
Hận Ngày Xanh. Tiểu thuyết đầu tay của Hoàng Cầm là Thoi Mộng, viết vào năm
1943. Trở về Bắc Giang, dạy học tại trường La Clarté, Hoàng Cầm vẫn viết văn,
làm thơ để gửi đăng trên các báo Tiểu Thuyết Thứ Năm, Tiểu Thuyết Thứ Bẩy. Anh
là người dịch truyện Ba Tư Một Ngàn Ðêm Lẻ ra Việt ngữ...
[Hoàng Cầm Trong Tôi - Phạm Duy]
2. Nguyên văn bài thơ
LÁ
DIÊU BÔNG
Đứa
nào/ tìm được lá diêu bông
Từ
nay ta gọi là chồng.
Mùa
Đông sau em tìm thấy lá
Chị
lắc đầu/Trông nắng vãn bên sông
Ngày
cưới chị/ Em tìm thấy lá
Chị
cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị
ba con/ Em tìm thấy lá
Xoè
tay phủ mặt chị không nhìn.
Từ
thuở ấy/ Em cầm chiếc lá
Đi
đầu non cuối bể/ Gió quê vi vút gọị
Diêu
bông hời … ới Diêu bông!”.
(Hoàng Cầm)
3. Phổ nhạc bài thơ Lá Diêu Bông
- Năm 1984 bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm đã
được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, cùng tên. Nội dung bài thơ được giữ
nguyên, Phạm Duy chỉ thêm vào hai câu lục bát ở cuối bài:
Em
đi trăm núi nghìn sông
Nào
tìm thấy lá diêu bông bao giờ?
- Ngoài ra, khoảng năm 1990, nhạc sĩ Trần Tiến phổ lại
nhạc với lời mới cho bài thơ này, bài hát mang âm hưởng dân ca Bắc bộ, lấy tên
là "Sao em nỡ vội lấy chồng".
Trích lời bài hát "Sao
em nỡ vội lấy chồng" - Trần Tiến :
Bướm
vàng đã đậu trái mù u rồi
Lấy
chồng sớm làm gì, để lời ru thêm buồn
Ru
em thời thiếu nữ xa xôi
Còn
đâu bao đêm trăng thanh
Tát
gàu sòng, vui bên anh
Ru
em thời con gái kiêu sa
Em
đố ai tìm được lá diêu bông
Em
xin lấy làm chồng
.
. .
Thương
em tôi tìm được lá diêu bông
Sao
em nỡ vội lấy chồng
Diêu
bông hỡi diêu bông
Sao
em nỡ vội lấy chồng!
4. Về lá diêu bông:
Lá diêu
bông là lá gì ?
- Lá diêu bông (lá bông diêu thì đúng hơn) là thứ lá đặc
biệt ở làng Ðình Bảng, Bắc Ninh, phụ nữ thời xưa thường vắt ra nước rồi bôi lên
mặt cho da dẻ được hồng hào tươi đẹp - theo Phạm Duy
- Lá diêu bông được nhà thơ Hoàng Cầm giải thích rằng
đó là lá của hoa phiêu diêu, hoa trong mộng tưởng. Tình yêu luôn đẹp và phiêu
diêu như vậy.
***
Theo chủ
quan của tác giả bài viết thì cả hai bài thơ đều hay, đầy cảm xúc.
Vấn đề được nêu ra ở đây là:
- Những
điều bản thân mình mong muốn mà "không
thể trở thành hiện thực", khi người mình thương yêu "vẫn
hiện hữu" và người mình thương yêu đã bị "Thần Chết cướp đi", cái nào thảm hơn cái nào?
Nguyên Lạc
...............
Mời nghe:
- Lá Diêu Bông (Thơ Hoàng Cầm, nhạc Phạm Duy - Ý Lan
hát)
- Sao Em Nỡ Vội Lấy Chồng (Nhạc Trần Tiến - ca sĩ Tố My)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét