Nhà
Nguyễn được coi là có một trong những hệ thống tượng binh mạnh mẽ bậc nhất thời
bấy giờ. Vậy làm sao họ chọn và đào tạo được những con voi chiến như vậy.
1.
Voi chiến Đàng Trong
Voi chiến thời chúa Nguyễn có nhiều cách gọi khác nhau
như: Con voi, Tàu voi, Mục tượng, Tượng khố, Thớt voi,… Trong phiên chế quân đội,
voi chiến có vai trò quyết định trong các trận kịch chiến đánh giáp lá cà. Lực
lượng voi chiến được tuyển lựa qua nhiều con đường khác nhau.
Tuyển
chọn voi chiến
CÁCH HUẤN LUYỆN VOI CHIẾN CỦA NHÀ NGUYỄN
Trong cuộc chiến tranh với vua Lê, chúa Trịnh (Đàng
Ngoài), một mặt các chúa Nguyễn (Đàng Trong) tìm sự giúp đỡ của các giáo sĩ
phương Tây, mặt khác chủ động củng cố lực lượng quân đội.
Ngoài pháo binh, voi chiến là nỗi khiếp sợ của quân sĩ
phía Bắc. Để có được những chiến binh khổng lồ áp đảo đối phương, các nhà quân
sự phía Nam bấy giờ đã áp dụng nhiều phương pháp tuyển chọn voi chiến kỹ lưỡng
và có phần tàn nhẫn.
Ngoài số lượng voi được nuôi (không nhiều), số còn lại
là chiến lợi phẩm thu được từ chiến tranh (với các nước láng giềng), một số
khác là cống phẩm nhận được từ các nước lân bang và một số lượng khá lớn thông
quan con đường mua bán, trao đổi với các dân tộc ít người trong và ngoài nước.
Một thương nhân người Hà Lan trong quá trình buôn bán ở
Đàng trong thế kỷ XVII cho biết số lượng voi chiến thời chúa Nguyễn năm 1642 là
600 con. Với số voi chiến khiêm tốn này, các chúa Nguyễn đóng vai trò như một
thủ lĩnh quân sự hơn là một lãnh tụ thiên về chính trị, họ cũng các tướng lĩnh
đã dồn hết tâm sức cho việc huấn luyện, tuyển chọn voi chiến, từ đó tìm ra được
những "thần tượng" cho cuộc chiến tranh triền miên giữa hai miền.
2.
Tuyển chọn voi chiến
Các tài liệu lịch sử cho thấy chúa Nguyễn Phúc Chu đã
trực tiếp tham gia quá trình thao diễn lựa chọn voi chiến sung vào quân đội.
Chúa ngồi trên một con voi cao lớn nhất, xung quanh có lính bảo vệ. Ở phía Tây
có mười con voi, trên lưng mỗi con đặt một cỗ yên, hình cái hộc, trong đó lại
có 3 lính cầm vũ khí và một lính cầm câu liêm ngồi trên ngà voi.
Phía Đông huy động 500 quân cầm vũ khí các loại và đuốc
châm lửa. Lực lượng quân này đứng cách đàn voi chừng 1.000 bước. Khi cờ lệnh phất
lên, ba quân cùng múa đao thương nhằm thẳng đàn voi mà xông tới, lúc này đàn
voi vẫn đứng yên.
Sau khi dàn trống được đánh lên, những binh sĩ cầm câu
liêm bổ vào đầu voi, bầy voi chạy thẳng về phía trước rượt đuổi những binh sĩ
đang tấn công. Tuy nhiên, để tránh thương vong về người, các binh sĩ này đã
dùng các người bằng rơm để dụ voi chiến ở một khoảng cách an toàn. Khi đã chạy
sát hình nhân bằng rơm, voi dùng vòi quấn và siết mạnh, hạ gục đối thủ.
Trong lúc đó, voi nào chạy chậm sẽ bị binh sĩ dùng
thương đâm, búa bổ vào người đến nỗi máu chảy, da đứt, nhiều con voi vì quá mệt
và bị tấn công dữ dội đã ngã gục tại trận. Quá trình này giúp chúa Nguyễn tìm
ra những thớt voi đủ sức mạnh và can đảm tham gia chiến trận, đồng thời loại bỏ
những voi chưa đáp ứng yêu cầu.
Sau khi chọn lựa được các voi chiến phù hợp, những tướng
lĩnh và voi vượt qua thử thách đều được thưởng. Trong khi diễn tập, mỗi voi đều
có 50 lính trông coi.
Việc huấn luyện và tuyển chọn voi chiến của chúa Nguyễn
để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các tướng lĩnh và triều đại sau. Cuối thế
kỷ XVIII, vua Quang Trung sở hữu 300 voi chiến đặt dưới quyền của nữ tướng Bùi
Thị Xuân đã làm cho quân đội của Nguyễn Ánh nhiều phen hồi xiêu phách lạc. Đội
tượng binh này mạnh đến mức Nguyễn Ánh phải đặt lệ thưởng 50 quan tiền và thăng
một bậc quan nếu ai giết được một voi chiến của quân Tây Sơn.
3.
Vai trò của voi chiến
Trong chiến trận, voi được sử dụng voi chiến như một
pháo đài di động. Trên lưng voi, từ gác canh nhỏ, người lĩnh có thể quan sát được
đối thủ di chuyển và tấn công như thế nào. Tại đây, binh sĩ có cung tên, súng hỏa
mai, thậm chí đại bác cỡ nhỏ, voi chiến thừa sức khỏe để làm những việc này.
Trong một số trường hợp, người ta còn chứng kiến, một
con voi sử dụng ngà để nâng một khẩu trọng pháo, một con khác cùng lúc hạ thủy
cả 10 chiếc thuyền nhỏ.
Voi chiến ra trận
Trong bảy lần chiến tranh (từ năm 1627 đến năm 1672),
quân đội Đàng Trong đã 6 lần đẩy lùi sự xâm lấn của vua Lê, chúa Trịnh, để rồi
cuối cùng phải giảng hòa, chọn sông Gianh phân đôi đất nước. Trong trận chiến
thứ bảy năm 1672, chúa Nguyễn sử dụng voi chiến uy hiếp đối thủ, buộc quân Trịnh
phải lui binh.
Khi hai quân đã áp sát nhau, chỉ còn cách dòng sông
trước mắt, tướng Đàng Trong cho người đưa đoàn voi chiến gồm 60 con cùng binh
lính khí giới chỉnh tề hành quân chậm rãi từ cửa Đông Bắc, sau đó đi vào cửa
Tây Nam rồi vòng lại từ giờ Thìn đến giờ Ngọ. Quân Đàng Ngoài thấy voi đi ra mà
không đi vào sinh nghi và dự đoán số voi của đối phương lên đến 5000-6000 nên
không dám vượt sông.
Để phá tan sự ngờ vực này, tướng nhà Trịnh là Lê Thì
Hiến cử sứ giả sang bờ Nam sông rò xét nội tình chúa Nguyễn. Đến bờ Nam nhận được
câu trả lời số voi mà họ thấy chỉ là một phần số voi chiến của chúa Nguyễn đang
đi dạo chơi mà thôi.
4. Số phận voi chiến trong thời bình
Hổ
quyền (voi đấu cọp)
Sau cuộc chiến bất phân thắng bại với Đàng Ngoài, giữ
được đất đai, dân cư, voi chiến của các chúa Nguyễn được nhàn hạ hơn. Ngoài các
cuộc diễn tập quân sự hàng năm, số lượng voi chiến từng được tuyển lựa kỹ lưỡng
được chúa Nguyễn bày ra trò cho voi chiến đấu với cọp (hổ quyền) làm thú vui.
Đỉnh điểm, vào năm 1750, chúa Nguyễn và các quan cùng
đến cồn Dã Viên ở Huế (bên bờ sông Hương) để xem voi đấu với cọp. Trong trận tử
chiến này, chỉ khi trải qua 40 trận chiến đấu và 18 con cọp bỏ mạng trên đấu
trường, cuộc chiến mới dừng lại. Điều này càng khẳng định thêm sự dũng mãnh và
sức mạnh vô địch của voi chiến.
Theo Nhật Minh
Nguồn:
https://helino.vn/cach-tuyen-voi-oai-hung-trong-su-viet...
7 nhận xét:
Trước năm 1975, mình đọc tạp chí Bách khoa của Lê Ngộ Châu viết về HỔ QUYỀN.
Hổ Quyền là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, tọa lạc tại địa phận thôn Trường Đá, phường Thủy Biều, thành phố Huế, nơi đây là một chuồng nuôi hổ và là một đấu trường độc đáo mà có thể không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Dưới triều Nguyễn đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiển cho vua, quan lại và người dân.
Thời các vua Nguyễn, khi chưa có một đấu trường riêng để đảm bảo an toàn, những cuộc đấu giữa voi và hổ vẫn được tổ chức và được xem là những ngày hội lớn của triều đình và dân chúng.
https://1.bp.blogspot.com/-W5rQdS5kT9E/XrZ_aJyvRiI/AAAAAAAAP7I/wd_k1-20pesm1i-EV-giKRFYifSrOd3iQCLcBGAsYHQ/s640/Cach-tuyen-voi-oai-hung-trong-su-Viet-500-linh-mua-dao-xong-toi-voi-Chua-Nguyen-van-dung-yen_5.jpg
Thời các vua Nguyễn, khi chưa có một đấu trường riêng để đảm bảo an toàn, những cuộc đấu giữa voi và hổ vẫn được tổ chức và được xem là những ngày hội lớn của triều đình và dân chúng. Giai đoạn đó, có những sự cố xảy ra như dưới thời vua Gia Long, trong một trận đấu được tổ chức ở trước Kinh Thành, một con hổ đã nhảy lên tát người quản tượng rơi xuống đất và ông đã bị chính con voi do mình huấn luyện dẫm chết.
Thời Minh Mạng, nhân ngày lễ Tứ Tuần Đại Khánh (năm 1829), vua ngự thuyền rồng xem một trận đấu giữa voi và hổ ở bên bờ Bắc sông Hương. Trong khi giao đấu, hổ đã lao ra và bơi về phía thuyền rồng. Vua Minh Mạng kịp dùng con sào đẩy lùi được con hổ và nhờ vậy, quan quân mới kịp chèo thuyền đến giết chết hổ giữa dòng sông cứu vua kịp thời.
Do những sự cố này, năm Minh Mạng thứ 11 (1830), vua đã chọn vùng đất ở thôn Trường Đá, làng Nguyệt Biều, nằm về phía Tây Kinh Thành để xây dựng một đấu trường kiên cố nhằm tổ chức những cuộc đấu nói trên được an toàn.
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/eb/Ho_Quyen_2.jpg/450px-Ho_Quyen_2.jpg
(Hình “Đấu trường với năm cổng thông với chuồng hổ”)
Hổ Quyền là một đấu trường lộ thiên có dáng hình vành khăn. Vòng thành trong cao 5,80m; vòng thành ngoài 4,75m. Thành ngoài nghiêng tạo kiểu chân đế; chu vi tường ngoài là 140m, đường kính lòng chảo là 44m. Khán đài vua ngồi quay mặt về hướng đông nam của đấu trường, được xây cao hơn so với các vị trí xung quanh. Bên trái khán đài là hệ thống bậc cấp đi lên gồm 24 cấp dành cho vua và đình thần. Bên phải khán đài có một hệ thống bậc cấp khác xây tương tự dành cho các quan, binh lính và thân hào nhân sĩ. Mặt trong cao hơn mặt ngoài, dày trung bình 4,50m. Đối diện với khán đài có năm cái chuồng nhốt hổ, sân đấu là một thảm cỏ hình tròn.
Ngoài thành có một cửa cao 8 thước 7 tấc, rộng 4 thước 5 tấc có hai cánh cửa bằng gỗ mà đế làm bằng phiến đá thanh, trên cửa có ghi chữ "Hổ Quyền", voi được đưa vào sân đấu bằng lối cửa này. Vòng tường thành bên ngoài cách khoảng có hệ thống thoát nước với hoa văn hình mặt hổ, có tất cả là 2 lối dẫn lên khán đài bằng các bậc đá, một lối dành riêng cho vua và quốc thích đại thần, một lối dành cho dành cho quan chức và binh lính.
Việc tổ chức các cuộc đấu giữa voi và hổ ban đầu có mục đích rèn luyện tính chiến đấu cho voi, về sau như là một loại hình giải trí tiêu khiển. Trong ngày thi đấu, dân chúng và hương chức quanh vùng đặt hương án, lễ vật trên đoạn đường vua đi qua. Đấu trường được trang trí bởi nghi trượng, cờ, lọng. Có một đội lính mặc áo đỏ đội nón sơn, cầm khí giới nghiêm trang cung kính đứng hai bên đường từ đấu trường đến bến sông.
Đúng giờ Ngọ, vua ngự thuyền rồng từ Nghênh Lương Đình, dọc theo sông Hương để lên bến Long Thọ. Vua lên kiệu che bốn lọng và bốn tàn vàng, đi trước là Ngự lâm quân, Thị vệ cầm cờ Tam tài, cờ Ngũ hành, cờ Nhị thập bát tú, gươm tuốt trần; tiếp theo là đội nhạc cung đình.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/37/H%E1%BB%95_Quy%E1%BB%81n.JPG/450px-H%E1%BB%95_Quy%E1%BB%81n.JPG
(Hình "Voi được đưa ra sân đấu")
Dưới triều Nguyễn, những trận tử chiến giữa voi và hổ thông thường mỗi năm tổ chức một lần. Trước mỗi trận đấu, hổ đều bị cắt nanh, bẻ vuốt, cho nên voi luôn giết chết và chà nát hổ.
Trận đấu cuối cùng được ghi nhận dưới triều Nguyễn, do vua Nguyễn là người tổ chức, cũng là người điều khiển, vừa là khán giả rất nhiệt tình cổ vũ cho trận đấu được tổ chức vào năm 1904 dưới triều vua Thành Thái. Đây cũng là một trận đấu hấp dẫn, đầy kịch tính được nhiều người đương thời chứng kiến và mô tả kỹ. Theo bài Hổ Quyền trong cuốn "Quần thể di tích Huế", tác giả Phan Thuận An, Nhà xuất bản Trẻ 2007, trang 293-299, đề cập: Voi cái bước vào đấu trường có vẻ hiên ngang, đi qua đi lại trước mặt cọp không một chút sợ hãi, vua Thành Thái khen: "con này can đảm lắm". Nhưng bỗng chốc, cọp nhảy lên trán voi, voi hất mạnh, cọp rơi xuống. Cọp lại nhảy lên bấu vào chỗ cũ. Voi tức giận, rống lên, vụt chạy đến dùng đầu đẩy mạnh cọp vào thành đấu trường, dùng sức mạnh ngàn cân vừa húc, vừa ép thật sát. Khi voi ngẩng đầu lên, cọp té xuống đất, voi dùng chân chà cọp đến chết...
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f3/Ho_Quyen_3.jpg/450px-Ho_Quyen_3.jpg
(Hình "Một chuồng nhốt hổ trước khi thi đấu tại Hổ Quyền")
Khán đài nơi vua ngồi được đặt ở phía Bắc và được xây cao hơn các vị trí xung quanh và có một không gian tương đối rộng. Bên trái khán đài là hệ thống bậc cấp đi lên với 24 bậc dành cho vua quan và quốc thích đại thần. Bên phải là hệ thống bậc cấp khác dành cho các quan và binh lính.
https://media.laodong.vn/Storage/NewsPortal/2019/6/2/736960/5.JPG
(Hình “cầu thang dẫn lên khán đài”)
Từ khán đài nhìn về phía đối diện là 5 chuồng cọp được xây dựng ngay trong lòng đấu trường với hệ thống cửa gỗ được đóng mở bằng cách kéo dây nối từ trên xuống. Sân đấu là thảm cỏ hình tròn. Ngoài hệ thống tường thành còn có một cửa cao 8 thước, rộng 7 tấc được làm bằng đá thanh, phía trên cửa có ghi “Hổ Quyền” là nơi voi được đưa vào trường đấu.
https://media.laodong.vn/Storage/NewsPortal/2019/6/2/736960/6.JPG
(Hình “Cửa thành được làm bằng đá thanh, phía trên cửa có ghi “Hổ Quyền” là nơi voi chiến được đưa vào trường đấu”)
Tuy về quy mô, Hổ Quyền không thể sánh bằng đấu trường nổi tiếng Colosseum của La Mã (xưa) nhưng đây được xem là công trình có kiến trúc độc đáo không chỉ của Việt Nam mà của thế giới.
Theo các ghi chép, những trận đấu đầu tiên giữa voi và hổ được chúa Nguyễn Hoàng tổ chức từ thời gian mới vào đặt dinh tại Ái Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Trị). Hoạt động này về sau vẫn được các vua nhà Nguyễn duy trì và tổ chức đều đặn mỗi năm một lần vào các ngày lễ nhằm tế thần.
Từ nhu cầu ban đầu để rèn luyện tượng binh, một binh chủng rất lợi hại của quân đội Đàng Trong. Càng về sau các trận đấu được tổ chức nhằm mục đích khích lệ tinh thần thượng võ, phục vụ nhu cầu giải trí cho vua quan và người dân ở Cố đô Huế nhiều hơn. Trận đấu cuối cùng tại Hổ Quyền giữa voi và hổ được tổ chức vào năm 1904 dưới thời vua Thành Thái.
Với những giá trị kiến trúc, lịch sử văn hóa của mình, năm 1998, Hổ Quyền đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 2009/1998 QĐ/BVHTT.
https://media.laodong.vn/Storage/NewsPortal/2019/6/2/736960/4-01.JPG
(Hình "du khách đang ngắm một chuồng cọp được xây dựng bằng gạch vồ và đá thanh vững chắc")
Đăng nhận xét