NUÔI
CÁ CẢNH THEO PHONG THỦY
Bể cá cảnh có nước là yếu tố thủy trong phong thủy học,
có tác dụng điều hòa âm dương, tăng cường sinh khí và có thể thúc đẩy khí cát
hoặc khí hung nên cách bài trí bể cá vô cùng quan trọng.
Nếu bài trí phù hợp với phong thủy thì tài lộc chảy đến,
phát tài chẳng mấy chốc, còn ngược lại thì tài vận sẽ liên tục bị tán tài, suy
giảm.
Theo kinh nghiệm dân gian thì người có bát trạch thiếu
thủy, hợp thuỷ thì nên nuôi cá cảnh, còn người có bát tự kỵ thủy thì không nên
nuôi cá cảnh. Nếu nuôi cá cảnh thấy có tác dụng thúc đẩy tài vận hưng vượng thì
nên nuôi, ngược lại thấy gia vận ngày một suy đi thì nhanh chóng không nuôi cá
cảnh nữa.
Theo phong thuỷ thì hướng tốt nhất để đặt bể cá là hướng
Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn hoặc hướng Đông Nam thuộc
cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có. Tuy nhiên, nhà ở hiện đại thiết kế
theo hướng tận dụng triệt để diện tích và không gian sử dụng nên việc bố trí bể
cá bên cạnh đáp ứng yêu cầu về phong thủy còn cần lưu ý sự hài hòa, hợp lý với
các đồ vật và không gian ngôi nhà.
Theo quan niệm của người phương Đông thì số cá và màu
sắc của cá thích hợp với vị trí đặt bể cá ở các hướng như sau:
- Bắc (thuộc hành thủy): Thích hợp nuôi 1 con cá có
màu đen, trắng hoặc vàng kim; cũng có thể nuôi 1 con cá đen và 6 con cá vàng
kim.
- Đông Nam (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá
có màu đen hoặc màu xanh.
- Đông Bắc (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá
có màu vàng.
- Đông (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá có
màu đen hoặc xanh
- Nam (thuộc hành Hỏa): Thích hợp nuôi 9 con cá có màu
đỏ hoặc 2 con cá xanh và 7 con cá đỏ
- Tây Nam (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá có
màu vàng
- Tây (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá có màu
trắng hoặc màu vàng kim
- Tây Bắc (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá
màu trắng hoặc màu vàng kim.
Dù đặt bể cá ở vị trí nào cũng nên lưu ý những điểm
sau:
- Bể cá phải được tựa lưng vào bờ tường để tăng độ vững
chãi, chắc chắn cho tài lộc.
- Bể cá phải đặt ở gần lối đi, phòng khách hoặc ở những
nơi trang trọng.
- Nên đặt bể cá ở phương vị Chu Tước (đứng giữa nhà
nhìn ra cửa chính thì bên tay trái gọi là Thanh Long, bên tay phải là Bạch Hổ,
phía sau là Huyền Vũ, phía trước là Chu Tước) mới có lợi cho tài vận, tuyệt đối
không đặt ở phương vị Huyền Vũ thì thủy bị tụ lại, sẽ dẫn đến suy giảm tài lộc.
- Trong phong thủy, bể cá mang ý nghĩa tốt lành, do đó
nên đặt ở các hướng tốt như: Bắc, Tây Bắc hoặc Đông Nam.
- Nên đặt bể cá ở những vị trí ít ánh sáng tự nhiên (mặt
trời) chiếu vào.
- Nên đặt bể cá ở bên trái cửa chính (từ trong nhà
nhìn ra) để đón vận may về tài lộc.
- Không đặt bể cá bên phải của chính (từ trong nhà
nhìn ra) vì sẽ mang lại những bất lợi cho cuộc sống hôn nhân.
- Không đặt bể cá thẳng hướng cửa chính nhìn vào.
- Không đặt bể cá dưới tượng thờ các thần, đặc biệt là
thần Tài hay ông tam đa Phúc - Lộc - Thọ sẽ phạm “chính thần hạ thuỷ”, khiến
gia chủ khuynh gia bại sản.
- Không đặt bể cá trong bếp hoặc đối diện với bếp sẽ
gây mất mát về vật chất và phát sinh bất hòa cho gia đình.
- Không tận dụng gầm cầu thang để đặt bể cá vì gầm cầu
thang mang tính âm, đặt bể cá tại đây sẽ làm năng lượng âm tồn đọng dưới gầm cầu
thang.
II. HÌNH DÁNG BỂ CÁ
- Hình tròn (thuộc hành kim): Rất tốt vì kim sinh thủy.
- Hình chữ nhật (thuộc hành mộc): Khá tốt.
- Bể cá hình lục giác (thuộc hành thủy): Tốt vì bình
hòa.
- Bể cá hình vuông (thuộc hành thổ): Không nên vì thổ
khắc thủy.
- Bể cá hình các góc nhọn (thuộc hành hỏa): Không nên
vì thủy khắc hỏa.
III. SỐ LƯỢNG CÁ NUÔI TRONG BỂ
Dân gian có nhiều cách chọn số lượng cá để tăng cường
sinh khí, đem lại vận may về tài lộc như dựa vào ngũ hành, dựa vào bản Mệnh hay
dựa vào các số đẹp, vào quẻ riêng của mỗi người hay chọn số lẻ vì quan niệm nước
là âm nên số cá lẻ (dương) để cân bằng âm dương, tăng tài tấn lộc...
Trong khuôn khổ bài viết này, người viết lược soạn và
giới thiệu 3 cách để bạn đọc tham khảo.
&. Cách thứ nhất: Dựa trên Bản Mệnh:
- Mệnh Mộc: Thích hợp nuôi 3 hoặc 8 con.
- Mệnh Thổ: Thích hợp nuôi 5 hoặc 10 con.
- Mệnh Kim: Thích hợp nuôi 4 hoặc 9 con.
- Mệnh Thủy: Thích hợp nuôi 1 hoặc 6 con.
- Mệnh Hỏa: Thích hợp nuôi 2 hoặc 7 con.
&. Cách thứ hai: Dựa trên Ngũ Hành:
- Số lượng 1 con: thuộc hành Thủy, làm tăng cường Thủy
khí, đây là khí vượng tài nên được coi là cát (tốt).
- Số lượng 2 con: thuộc hành Hỏa, làm hao tổn Thủy
khí, loại khí này bị tiêu hao, nên bị xem là xấu.
- Số lượng 3 con: thuộc hành Mộc, làm giảm Thủy khí,
nên bất lợi.
- Số lượng 4 con: thuộc hành Kim, Thủy khí gia tăng
làm tài khí thêm vượng.
- Số lượng 5 con: thuộc hành Thổ, Thủy khí bị khắc nên
bất lợi.
- Số lượng 6 con: thuộc hành Thủy, Thủy khí được gia
tăng nên tốt.
- Số lượng 7 con: thuộc hành Hỏa, làm tiêu hao Thủy
khí, mặc dù khí này bị hao tổn nhưng không tốt không xấu.
- Số lượng 8 con: thuộc hành Mộc, làm giảm Thủy khí
nên bất lợi.
- Số lượng 9 con: thuộc hành Kim, làm vượng Thủy khí
nên rất tốt.
- Số lượng 10 con: thuộc hành Thổ, Thủy khí bị giảm
nên bất lợi.
Từ 11 con trở lên: Tính như trên nhưng bỏ đi hàng chục,
ví dụ: 11 con tính là 1 con - 12 (hoặc 20) con tính là 2 con.
&. Cách thứ ba: Dựa theo vị trí đặt bể cá:
- Bắc (thuộc hành thủy): Thích hợp nuôi 1 con cá có
màu đen, trắng hoặc vàng kim; cũng có thể nuôi 1 con cá đen và 6 con cá vàng
kim.
- Đông Nam (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá
có màu đen hoặc màu xanh.
- Đông Bắc (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá
có màu vàng.
- Đông (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá có
màu đen hoặc xanh
- Nam (thuộc hành Hỏa): Thích hợp nuôi 9 con cá có màu
đỏ hoặc 2 con cá xanh và 7 con cá đỏ
- Tây Nam (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá có
màu vàng
- Tây (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá có màu
trắng hoặc màu vàng kim
- Tây Bắc (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá
màu trắng hoặc màu vàng kim
LỜI KẾT:
Kết thúc bài viết này, người viết lần nữa lưu ý bạn đọc:
Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã mà ai cũng thích nhưng nếu nuôi cá thấy có
tác dụng thúc đẩy tài vận hưng vượng thì nên nuôi, ngược lại thấy gia vận ngày
một suy đi thì nhanh chóng không nuôi cá cảnh nữa.
Đặng Xuân Xuyến
-------
(Trích
từ: TÌM HIỂU VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRONG DÂN GIAN của Đặng Xuân Xuyến; Nhà Xuất Bản
Thanh Hóa; 2007)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét