Ông
vua này là người duy nhất của nhà Hậu Lê lên ngôi hai lần, người đầu tiên trong
lịch sử Việt Nam lấy vợ phương Tây.
Đỗ Hợp
Ở
lần lấy vợ đầu tiên, vua bị ép cưới một người trong hoàng tộc.
Tượng
vua Lê Thần Tông
VỊ
VUA ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM LẤY VỢ PHƯƠNG TÂY
Vị
vua nhà Hậu Lê lên ngôi hai lần
Lê Thần Tông (1607-1662) có tên húy Lê Duy Kỳ, là vị
vua thứ 17 của nhà Hậu Lê. Ông là con trai trưởng của vua Lê Kính Tông và hoàng
hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh - con thứ của chúa Trịnh Tùng. Lúc ông sinh ra, vua
nhà Lê chỉ còn trên danh nghĩa, mọi quyền hành ở Đàng ngoài đều thuộc họ Trịnh,
còn Đàng trong thì chúa Nguyễn cát cứ. Năm 1619, vua Lê Kính Tông bị Trịnh Tùng
ép thắt cổ chết. Duy Kỳ lúc này mới 12 tuổi - được đánh giá là vị vua có tướng
mạo đế vương với sống mũi cao, mặt rồng - được đưa lên làm vua lấy hiệu là Lê
Thần Tông. Ông cũng được nhận định là người thông minh, học rộng, mưu lược sâu
sắc và giỏi văn chương. Làm vua được 25 năm, Lê Thần Tông nhường ngôi cho con
trai 13 tuổi là Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông) và trở thành Thái thượng hoàng.
Tuy nhiên, ở ngôi chỉ được sáu năm thì Lê Chân Tông ốm, qua đời. Thái thượng
hoàng Lê Duy Kỳ trở lại làm vua lần thứ hai. Lần này, ông giữ ngôi đến khi lâm
bệnh và qua đời. Thời gian giữ ngôi thêm 13 năm. Đến năm 1662, Lê Thần Tông qua
đời, táng tại Ngọc Long, xã Quần Lai, huyện Dương Lôi (nay là huyện Thọ Xuân,
Thanh Hóa). Nối ngôi Thần Tông là con trai thứ tên Lê Duy Vũ (hiệu là Huyền
Tông) cũng ở ngôi 9 năm thì ốm, chết. Kế vị cũng là một con trai nữa của Thần
Tông tên Lê Duy Hợi (hiệu là Gia Tông) nhưng ông cũng không qua được bạo bệnh
sau 4 năm sở hữu ngôi báu. Tiếp đó, con út của Lê Thần Tông tên Lê Duy Hợp (hiệu
là Hy Tông) nối ngôi.
Ngoài bà vợ đầu tiên là Trịnh Thị Ngọc Trúc, vua Lê Thần
Tông có 5 phi tần nữa và điều kỳ lạ là mỗi bà thuộc một dân tộc.
Tháng 5 năm Canh Ngọ (1630), chúa Trịnh Tráng ép vua
Lê Thần Tông phải lấy con gái của mình là Trịnh Thị Ngọc Trúc (vốn là bác dâu của Lê Thần Tông) để tấn
phong làm hoàng hậu. Năm ấy vua Lê Thần Tông mới 23 tuổi còn bà Ngọc Trúc đã ở
tuổi 36. Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc ở ngôi vị quốc mẫu không được bao lâu,
bà đã mang theo con gái Ngọc Duyên (con
của bà và Lê Trụ) rời cung, tu hành tại chùa Bút Tháp ở phía tây thôn Bút Tháp,
xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. (Linh mục Alexandre de
Rhodes từng viết về bà Ngọc Trúc với rất nhiều lời ngợi khen: “Bà rất thông chữ Hán, giỏi về thơ, chúng
tôi gọi bà là Ca-tê-ri-na vì bà giống Thánh nữ về nhiệt tâm cũng như đạo hạnh,
về những đức tính tinh thần cũng như sang trọng về dòng họ”).
Tượng
Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc
Lê
Thần Tông là vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ châu Âu
Sau Hoàng hậu Ngọc Trúc, để phục vụ mục đích chính trị
và giao thương quốc tế, vua Thần Tông được cho là cưới thêm năm bà vợ nữa, mỗi
bà thuộc một dân tộc. Điều này khiến ông trở thành vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ
phương Tây và có nhiều vợ là người dân tộc. Vợ thứ hai của vua Lê Thần Tông là
người Xiêm (Thái Lan), thứ ba là người Mường, thứ tư là người Trung Quốc, thứ
năm là người Lào. Trong cuốn Tường trình về Đàng Ngoài (Historie du Royaume de
Tunquin), linh mục người Pháp Alexandre de Rhodes chép nhiều việc về thời Lê -
Trịnh, có đoạn cho biết người vợ thứ sáu của vua Lê Thần Tông là cung phi người
Hà Lan. Theo các tài liệu, người vợ Hà Lan của vua tên Orona là con gái phó
toàn quyền Hà Lan tại Đài Loan. Năm 1630, trong chuyến sang Việt Nam, bà Orona
được gặp vua Lê Thần Tông ở Thăng Long. Nghe lời khuyên của bố, bà đã ở lại làm
vương phi của vua Lê. Cuốn Lịch sử cổ và hiện đại Trung Kỳ (Histoire ancienne
et moderne de I’Anam) của giáo sĩ Adrien Lurray có đoạn viết: “Vua Lê Thần Tông khi ở ngôi lần thứ nhất đã
lấy một người vợ Hà Lan lai Triều Tiên. Nàng tên là Onrona, được xếp hàng cung
tần, đứng thứ hai sau hoàng hậu”. Nhà nghiên cứu người Pháp G Dumoutier viết
trong một tác phẩm rằng bà phi này tên OurouSan, là con gái của viên Toàn quyền
Hà Lan ở Đài Loan và bà là cung phi được vua Lê Thần Tông sủng ái. Ngoài ra,
vào những năm 20 của thế kỷ XX, nhà sử học Charles Robequin trong cuốn Le Thanh
Hoa (Xứ Thanh Hóa) - sách nghiên cứu về lịch sử, địa lý, phong tục, con người
Thanh Hóa - cũng đề cập ông Lê Duy Kỳ (tức vua Lê Thần Tông) là người Việt Nam
đầu tiên lấy vợ châu Âu.
Ngoài
hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, bà phi Orona người Hà Lan, vua Lê Thần Tông còn
có vợ nữa đến từ Ai Lao (Lào)
Vua
Lê Thần Tông có 10 con và 4 người trong số họ được lên làm vua?
Theo một số nhà nghiên cứu, Lê Thần Tông là người duy
nhất trong số 108 vị vua chúa của 15 triều đại phong kiến Việt Nam có hai lần
lên ngai vàng và có đến bốn người con đều làm vua. Lên ngôi lần thứ hai được 13
năm thì đến năm 1662, Lê Thần Tông qua đời, được an táng tại Ngọc Long, xã Quần
Lai, huyện Dương Lôi (nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Nối ngôi Thần Tông là
con trai thứ tên Lê Duy Vũ (hiệu là Huyền Tông). Người này ở ngôi được 9 năm
thì ốm rồi băng hà ở tuổi 18. Kế vị là một con trai của Thần Tông, tên Lê Duy Hợi
(hiệu là Gia Tông) nhưng cũng không qua được bạo bệnh sau bốn năm ngồi trên
ngôi báu. Tiếp đó, con út của Lê Thần Tông là Lê Duy Hợp (hiệu là Hy Tông) nối
ngôi. Lê Hy Tông là người con ở ngôi lâu nhất - 30 năm. Đến năm 1705, vua nhường
ngôi cho con là Lê Duy Đường (hiệu là Dụ Tông) và lên làm Thái thượng hoàng.
Tính cả người con cả Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông) làm vua giữa hai lần lên
ngôi của Lê Thần Tông, cả bốn con trai của ông đều làm vua.
Sau
khi qua đời, vua Lê Thần Tông được an táng ở Thanh Hóa
Lê Thần Tông qua đời vào tháng 9/1662, hưởng thọ 56 tuổi,
trị vì 37 năm. Sau khi mất, vua được an táng tại Ngọc Long, xã Quần Lai, huyện
Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa).
Đỗ Hợp (T/H)
Nguồn:
https://www.tienphong.vn/giao-duc/vi-vua-dau-tien-trong-lich-su-viet-nam-lay-vo-phuong-tay-1523229.tpo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét