Nhà thơ Hữu Loan suốt đời mình luôn khắc ghi hình bóng người vợ đầu. Sau bài thơ “Màu tím hoa sim” bốn mươi hai năm, ông lại làm bài thơ này hồi tưởng lại đêm tân hôn đầu tiên của mình. Bài thơ vẫn đúng chất hồn và giọng điệu Hữu Loan, đầy ắp cảm giác cảm xúc đôi lứa tình yêu. Đây còn được gọi là bài “Tục... Màu tím hoa sim”
Nhưng rất kỳ lạ, qua từng con chữ, ta lại bắt gặp những
phút giây “hạnh phúc tột đỉnh” mà chỉ...
“Thượng đế” ban mới có trong cuộc đời
lầm lũi của chính mỗi chúng ta. Sự thiên tài ngôn ngữ cùng tầm cao trí lực nhân
văn của Hữu Loan nó vô cùng đặc biệt là ở chỗ này - Cái con người tuổi đời đến
95 năm có dư, mà cuộc mưu sinh chủ yếu cật lực ngoài đồng ruộng, ao chuôm, hoặc
suốt ngày gù lưng đi thồ đá thuê cho các lò vôi, công trường xây dựng; để nuôi
vợ lúc nào cũng thấy “bụng mang dạ chửa”
và bầy con 10 người - từ nheo nhóc nhất có thể, đến độ trưởng thành...!!!
Tác
giả Lê Quang Vinh
BÀI
THƠ “THÁNH MẪU HÀI ĐỒNG”, MỘT KIỆT TÁC THƠ TÌNH VIẾT VỀ “ĐÊM TÂN HÔN” CỦA HỮU
LOAN
Lê Quang Vinh
Có thể đây là tác phẩm thơ tình viết riêng về “đêm tân hôn” có một không hai trong lịch
sử văn học Việt Nam. Nó là một kiệt tác. Hay từ chân tơ kẻ tóc, từng tế bào;
tuyệt mỹ đến mức thánh thiện.
Đọc xong bài thơ, ta có cảm nhận đó như chính một bức
tranh thánh, hay một pho tượng thánh trong bảo tàng nghệ thuật ở các nước
phương Tây mô tả đôi trai gái sinh hoạt tình ái nơi “vườn địa đàng”. Mọi thứ ẩn hiện trước mắt ta cao nhã, phi phàm,
không một chút bụi trần, thể xác - Đúng như chủ ý của tác giả bộc lộ ngay đầu đề
bài thơ: “Thánh mẫu” và “Hài đồng”, đó đâu còn là đôi... “trai gái” trần tục nữa?!
Về bài thơ “THÁNH MẪU HÀI ĐỒNG” này, nhà phê bình văn
học Phạm Xuân Nguyên viết:
“Nhà
thơ Hữu Loan suốt đời mình luôn khắc ghi hình bóng người vợ đầu. Sau bài thơ
Màu tím hoa sim bốn mươi hai năm, ông lại làm bài thơ này hồi tưởng lại đêm tân
hôn đầu tiên của mình. Bài thơ vẫn đúng chất hồn và giọng điệu Hữu Loan, đầy ắp
cảm giác cảm xúc đôi lứa tình yêu. Đây còn được gọi là bài “Tục”... Màu tím hoa
sim”.
(Chữ “tục” đây là... “nét đẹp” nữa của “Màu tím hoa
sim”).
Nhà
thơ Hữu Loan
THÁNH
MẪU HÀI ĐỒNG
Em ngả cánh tay còn nhiều
ngấn sữa
Cho ta làm gối gối đầu
đêm tân hôn
Sao lại không chính là
tay ta
đỡ trước lấy vai nàng
Ta râu ria như râu thép
gai
như xương chổi
Gân guốc sù xì phong
sương
như một gốc cây rừng
Ta lo lắng sợ tay nàng
gãy
Tay nàng mảnh mai như một
nhánh huệ trong bình!
Nhưng lạ thay
nàng ghì đầu ta như
chẳng hề hấn chuyện gì!
Chỉ có chuyện là
ta thấy ta càng lúc
càng thêm nhỏ bé trong
vào ngực măng tơ
Chà dụi
Rúc tìm
Tham lam
Cuống quýt
Ngẩn ngơ
như một hài nhi
khát
mẹ
Nàng càng riết chặt
ta càng thấy bé
Vòng tay nàng đánh đai
Nàng thì thào thổn thức
bên tai
- Anh của em!
- Anh vô cùng lớn của em!
Nhưng trái lại
Anh đang rất bé.
Nàng:
- Anh ơi anh!
Ta:
- Mẹ ơi mẹ!
Bằng một giọng học nói
Hài nhi bập bẹ
(trong hơi thở trộn nhau
bốc men)
- Tôi đối thoại hay là
vô thức nói.
*
Sau đêm ấy là
em đi
đi
mãi!
Em đi tím đất chiều hoang
Ta như mất mẹ khóc
tang
hai
lần!
*
Xin kính cẩn hôn chân
Tất cả những đấng gái Việt
Nam
Đã sớm mang chất
mẹ
loài
người.
*
Em trong mẹ
Mẹ trong em
em
ngôi
thánh mẫu
hài đồng
Hữu Loan
1991
Mời quý bạn đọc thêm bài thơ:
TÒNG
QUÂN
(Nhà
thơ Dương Tường nhớ và ghi lại bài này)
Nếu anh ra đi
Mẹ già anh khóc
Trai thời loạn ly
Thương con khó nhọc
*
Nếu anh ra đi
Người vị hôn thê
Những giọt nước mắt
Đọng trên hàng mi
*
Nhưng
Nếu anh không đi
Mẹ già anh khóc
Trai thời loạn ly
Mà con không đi
*
Mẹ thà thương con tóc trắng
Ngày mai cờ về chiến thắng
Mà con không về
*
Mẹ thà như lá rụng chiều
quê
Đến khi con về
Cỏ vàng nấm đất
*
Nhưng khi nước mất
Vì vị hôn thê
Mà con không đi
*
Nếu anh không đi
Người vị hôn thê
Mặt nghiêng tay che
Đêm thương lời thề
Thà đợi người đi
Già trên lời thề
*
Nhưng khi nước mất
Mà anh không đi…
Hữu Loan
(Khoảng 1947)
Lê Quang Vinh
…..
Nguồn:
https://www.facebook.com/le.quangvinh.54922/posts/1049268905448611
https://www.facebook.com/le.quangvinh.54922/posts/1049268905448611
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét