Đến bản làng của người Cơ Tu, Quảng Nam, du khách được
dân làng tiếp đón rất nồng hậu và không thể thiếu chén rượu tavak (tavak giống
như cây dừa, người Kinh gọi là “dừa núi” hay cây đoác).
Rượu này có vị thơm ngọt, tê tê đầu lưỡi. Nước rượu
màu trắng đục, sủi tăm trong ly, nhìn rất giống rượu sâm panh.
Rượu tavak được lấy từ các buồng trái tavak. Để dung dịch
cây tavak lên men và tạo vị đắng. Người Cơ Tu dùng vỏ cây chuồn (một loại cây
chắc, nặng và có vị đắng), đập mềm rồi bỏ
vào can rượu. Muốn rượu có nồng độ cao hơn, vị đắng, thì cho vỏ chuồn nhiều và
ngược lại.
Tavak ra hoa, có trái liên tục nên rượu tavak có thể sản
xuất quanh năm, nhưng rượu có chất lượng tốt nhất vào mùa hè.
Một cây tavak trưởng thành có thể cho từ 10 đến 15 lít
rượu mỗi ngày. Cây có thể cho rượu trong 2-3 tháng, với số lượng khoảng 300
lít.
Khách hàng sau khi uống thỏa thuê, có thể mua với giá
20.000 đồng/lít mang về làm quà cho người thân như một loại đặc sản của người
Cơ Tu.
Tuy nhiên, mặt hàng này lại rất khó tìm mua trên thị
trường.
Theo Hương Nguyễn (Tổng hợp) (Dân Việt)
1 nhận xét:
BUÔN LÀNG HIẾU KHÁCH
Buôn làng hiếu khách đãi sâm panh [1]
Đặc sản Cơ Tu rất nổi danh
Rượu ngọt thơm lừng trông hết sảy
Hương nồng ngào ngạt thấy ngon lành
Khách hàng thỏa thích dùng luôn đủ
Sơn nữ tươi cười mộng mãi thanh
Giã biệt cô nàng Ta lại nhớ
Buôn làng hiếu khách đãi sâm panh…
Đức Hạnh
10 03 2020
[1] Đến bản làng của người Cơ Tu, Quảng Nam, du khách được dân làng tiếp đón rất nồng hậu và không thể thiếu chén rượu tavak (tavak giống như cây dừa, người Kinh gọi là “dừa núi” hay cây đoác).
Rượu này có vị thơm ngọt, tê tê đầu lưỡi. Nước rượu màu trắng đục, sủi tăm trong ly, nhìn rất giống rượu sâm panh.
Đăng nhận xét