BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

GÓP Ý VỀ TRANG ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG DO BẢO LÂM PHỤ TRÁCH - Võ Văn Cẩm


           
             Anh Bảo Lâm phụ trách trang facebook Đồng Môn Nguyễn Hoàng


GÓP Ý VỀ TRANG ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG DO BẢO LÂM PHỤ TRÁCH
                                                                             Võ Văn Cẩm

Từ lâu có một cựu học sinh Nguyễn Hoàng Quảng Trị tâm huyết, đem hết tài năng, trí tuệ thời gian sưu tập nhiều thông tin, bài vở, hình ảnh có giá trị, về một ngôi trường của một tỉnh địa đầu giới tuyến. Anh có ước vọng làm "Kỷ yếu NH" trên trang mạng như một kỷ vật của trường.
Ngôi trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị chỉ tồn tại 25 năm. Một thời gian không dài so với đời người, nhưng ngôi trường ấy đã đào tạo nhiều thế hệ học trò thành đạt, đóng góp nhiều nhân lực cho tỉnh nhà Quảng Trị nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.

Khi đất nước không còn cảnh huynh đệ tương tàn, cảnh nồi da xáo thịt, chiến tranh lùi lại, ngôi trường mang tên một Tiền nhân có công lớn trong việc mở mang bờ cõi phía Nam, đó là Chúa Tiên Nguyễn Hoàng bị xóa tên. Đây là một sai lầm lớn của tầng lớp lãnh đạo trong một giai đoạn lịch sử, lực lượng trí thức ấy đi nhiều nơi, nhiều vùng trong và ngoài nước.

        
Mãi tới 33 năm sau (1975_2008) có một cuộc Hội thảo Khoa học Lịch sử, có hàng trăm nhà sử học trong và ngoài nước tham dự tại Thanh Hóa. Có hàng chục bài tham luận của nhiều nhà Sử học, đánh giá cao về công lao to lớn của Chúa Nguyễn và Vương Triều Nguyễn.
Vị Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam GS Lê Văn Lan nói : “Trong nhiều Triều đại ở Việt Nam, chưa có một Vương triều nào có công lớn, mở mang bờ cõi và thống nhất đất nước bằng Vương Triều Nguyễn và Chúa Nguyễn. Vẫn ca ngợi, đánh giá cao công lao của Vua Gia Long, không còn quan điểm hẹp hòi " Cõng rắn cắn gà nhà”, như bấy lâu nay.
Năm 1802 vua Gia Long gom quê hương về một mối từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, thống nhất đất nước.
Khi nhà nước đánh giá công lao to lớn của nhà Nguyễn. Năm 2011 tại Ái Tử nơi bản doanh của Chúa Tiên đã có buổi Hội Thảo khoa học Lịch sử lần 2. Mười năm rồi Cựu dinh Ái Tử chưa có một công trình nào vinh danh người có công lớn và có nhiều ý kiến đề nghị đặt lại tên Trường, vẫn nằm trên giấy. Trong khi tại tại Đông Hà xây một công viên tượng đài Fidel Castro đến 120 tỉ, lãnh đạo Quảng Trị, thiếu lòng tự trọng dân tộc và quê hương.
Trang ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG đã có rất lâu nhưng do một cá nhân mày mò và tự làm, nên vẫn lẩn quẩn, gom bài, hình ảnh chưa có một lối thoát và chưa có hướng đến và điểm đích.
Người làm quá đam mê về đề án nên quá ham hố vì trước mắt có nhiều tư liệu hấp dẫn lôi cuốn, anh khó có thời gian chấm dứt và khi đó khó tổng hợp. Người làm quên nghĩ rằng chỉ một sai sót về kỹ thuật thi anh sẽ bó tay và làm "dã tràng xe cát". Anh sẽ làm lại từ đầu, và anh không nghĩ rằng chỉ sứt mẻ tính cảm giữa anh và tập thể thì sự đóng góp của hàng trăm người cũng vứt vào thùng rác. Ai là người thay được anh? Cuối cùng chẳng có cái gì?.
Theo tôi việc làm này vô cùng bổ ích và đây là một công việc quan trọng, nên cần một nhóm người, phải phác thảo một cái khung đề án: có mấy phần 1, 2, 3...
Anh là người tổng hợp và quản lý.
Phải giới hạn từng phần, ai phụ trách, nội dung chính của phần ấy. Phải qui định thời gian, khuôn khổ bài viết đối tượng.
Cần có sự chung tay của nhiều BLL nhiều nơi, góp ý của tất cả thầy cô, cựu học sinh Nguyễn Hoàng Quảng Trị trong và ngoài nước. Nếu dự án ấy cần chi phí, phải có hướng vận động tài chính.
Trang Nguyễn Hoàng Quảng Trị đơn giản hơn, nằm trên trang mạng nhưng không đơn giản như ta nghĩ vì nó thuộc về kỹ thuật cao.
Đề án này BLL Cựu HSNH ở Mỹ, ở Sài Gòn, ở Huế, từng làm dưới tên gọi “Kỷ yếu Trường Trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị” bằng sách đọc, đến nay vẫn còn trong ý tưởng, vì nhiều lý do khách quan.
Tôi chóng mặt khi đọc hàng trăm hình ảnh, bài viết, cả chục trường trung học và tiểu học ở Quảng Trị, nhiều bài viết liên quan đến nhiều lãnh vực ra ngoài phạm vi Nguyễn Hoàng Quảng Trị, hàng ngàn ý kiến, góp ý cá nhân, đưa Bảo Lâm vào mê hồn trận và thậm chí đưa anh vào vòng lẩn quẩn. Anh nể nang và không phân định được ý kiến đúng sai.
Xin góp ý với Bảo Lâm: Hãy làm riêng trường Nguyễn Hoàng trước, có thời gian hoàn tất, với nhiều phần :

1/ Sự hình thành và phát triển trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị

Bài viết về sự hình thành và phát triển trường Trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị của thầy Thái Mộng Hùng qua 17 năm làm Hiệu trưởng và một trong 3 thầy đầu tiên của trường. Bài quá đầy đủ, quá chi tiết và chính xác. Thầy viết lúc thầy còn minh mẫn, sáng suốt, thầy còn tham khảo nhiều tư liệu của trường mà thầy cất giữ. Tôi nghĩ bài viết của thầy khó có thầy cô nào thêm bớt, chỉnh sửa.
Dù 3 năm từ 1973 - 1975 thầy không còn cương vị Hiệu trưởng nhưng thầy là Chánh sở Học Chánh nên mọi sinh hoạt của trường Trung Học Nguyễn Hoàng thầy đều nắm rõ.
Để rộng đường dư luận, chúng ta xem đây cũng chỉ là bài tham khảo góp ý, chỉnh sửa.
Phần này chúng ta nên khoanh thời gian để có một bài thật hoàn hảo, chính xác làm tư liệu. Để lâu ngày các thế hệ tiền bối, các thầy cô, các anh chị đàn anh qua đời, chúng ta còn tìm đâu ra nhân chứng, những tư liệu hiếm, chúng ta cũng cần kiểm chứng, những thông tin chưa chính xác, mang tính cá nhân hoặc cục bộ hoặc không liên quan tới Nguyễn Hoàng Quảng Trị. Ý kiến phải có cơ sở lý luận va chứng cứ.
Bài viết của thầy Thái Mộng Hùng quá chuẩn, không nên tổng hợp những điều không hợp lý như đưa những người thành đạt Quảng Trị vào trường Trung Học Nguyễn Hoàng, điều ấy không nên, không liên quan đến trường trường Trung Học Nguyễn Hoàng.
Thêm bớt các ý kiến hợp lý, chuẩn xác ngôn từ, văn vẻ, thêm bớt câu văn gọn gàng, kể cả thay đổi vị trí các đề mục, chỉnh sửa số liệu in sai (trường Trung Học Nguyễn Hoàng đã đào tạo nhiều nhà văn, nhà báo).

2) Danh sách các đời Hiệu trưởng.

3) Danh sách quý thân hào nhân sĩ sáng lập trường Trung Học Nguyễn Hoàng.

4) Danh sách giáo sư chính thức nên dựa vào cơ sở:

Được Bộ GD hay Nha học Chánh Trung phần bổ dụng hoặc hợp đồng dài hạn, còn xin dạy vài giờ hay hợp đồng ngắn hạn, dạy thế thì không thể là giáo sư được (nên lập danh sách theo năm từ 1951 đến 1975. Hoặc theo alphabet dễ tìm)
Để có danh sách chính xác, phải nhờ đến các thầy cô đang còn sống góp ý. (Danh sách ta đã có gởi đến các thầy cô để thầy cô xác nhận cùng dạy mà thầy cô biết hoặc nhờ thầy cô cho tên tuổi thầy cùng dạy với mình ở NH trong thời gian thầy cô đang dạy. Chính xác được chừng nào hay chừng đó, cũng không cầu toàn).
Những thầy đã qua đời ta không được phép nhắc tới. Với tôi quý thầy dạy từ 1951 - 1960 hầu hết qua đời.
Quý thầy dạy 1961 -1975 có trong danh sách hầu hết còn sống, nhờ một số thầy cô có uy tín điện thoại xin xác nhận thông tin và có thể biết thêm những thầy cùng dạy. Tôi còn nghĩ tới cách là người tham gia đề án gởi yêu cầu trực tiếp đến thầy cô, xin thông tin như lý lịch trích ngang theo yêu cầu mục đích đề án.
Những thầy cô còn sống ta cần nhờ tham vấn như Thầy Lê Bích, thầy Hà Thượng Tấn, thầy Ngô Quang Chương, thầy Ngô Ngọc Bửu, cô Xuân Bích, cô Nhâm, cô Tôn Nữ Bích, thầy Trương Vinh, cô Cao Xuân Yến, thầy Nguyễn Văn Nhi, thầy Nguyễn Thanh Hương, thầy Hoàng Văn Liệu, thầy Trịnh Huy Trường, thầy Lê Nghiêm Kính, thầy Hồ sĩ Châm, thầy Nguyễn Thiện, thầy Trần Sĩ Tiêu, thầy Nguyễn Đức Duyên, thầy Phạm Hòa, cô Tường Vi, cô Sa Đa, cô Trần Thị Hoắc Hương, thầy Tống Viết Mẫn, cô Nguyễn Thị Thanh, thầy Hồ Ngọc Thanh, cô Cao Thị Táo, cô Lê Thị Tránh, cô Võ thị Hồng, thầy Nguyễn Bảo, thầy Lê Hữu Thăng, thầy Đỗ Tư Nhơn, thầy Trần Kiêm Đoàn, thầy Nguyễn Lô, thầy Hoàng Ngân Hà, thầy Vĩnh Quyền, thầy Nguyễn Hứa Thảo, còn nhiều thầy nữa....

5) Danh sách Cán bộ Công nhân viên.

6) Danh sách Cựu HS theo Alphabet (không cần thời gian học)

Khó ghi đúng năm nên ghi từng khoảng thời gian gian. (Nếu có hình chân dung, địa chỉ, điện thoại, Email, Facebook).

1951-1955.
1956-1960.
1961-1965.
1965-1970.
1971-1975.

7) Bài viết về sự hình thành Ban LL Cựu HSNH nhiều nơi, những hoạt động của Đồng môn.

8) Bài viết hay về những kỷ niệm sâu sắc về trường lớp, thầy cô, bạn bè, quê hương về Chúa Nguyễn.

9) Bài thơ hay liên quan đến nội dung trên.

10) Hình ảnh rõ ràng về trường, lớp, nhiều thế hệ học sinh.

11) Phim tài liệu về trường của Hoa Trương.

Tôi đề nghị chuyển qua trắng đen. Trường NH không còn dấu tích từ 1972, tất cả tư liệu Việt Nam 1972 đều đen trắng, thời gian đó chưa có màu, tài liệu trường mà màu là không thật, không có ấn tượng. Tùy quan điểm của người thiết kế

                                                                              Sài Gòn 5/10/09
                                                                                 Võ Văn Cẩm

Không có nhận xét nào: