Nhà thơ Nguyên Lạc
VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (3)
Nguyên Lạc
Tiếp nối theo loạt bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng Trong Thơ”
[*] đã đăng trên FB và các trang web, hôm nay tôi sẽ tiếp tục phân tích việc
dùng chữ trong thơ qua “cảm nhận”
ngắn bài thơ sau đây của một tác giả XYZ - xin được giấu tên.
Bài thơ này nói đúng ra là hay, vì ai ngu dại
gì mất thời giờ quý báu cho những bài thơ dở, những rượu giả. Chỉ
tiếc “đường bay Con Chữ” quá cao,
độc giả đôi khi phải chạy đi tìm từ điến tra mới hiểu nghĩa được
vài cụm từ “cao siêu”, từ đó
mới hiểu được tròn ý câu thơ.
Đây là nguyên văn bài thơ:
Thi
nhân anh là ai ?
Những
thân tằm rút ruột nhả tơ ! Chẳng biết có lấp lánh hay sẽ trầm nâu như mầu đất.
Thơ
phơi trong nắng thơ đẫm mưa. Thơ chìm trong bóng trăng huyền hoặc
Linh
hồn và trái tim nhà thơ là thật. Viết chẳng cần những điều được mất. Hạnh phúc
khi ngôn ngữ hiện thân. Trong cánh hoa biết hát
Trong
dòng sông biết khóc. Trong chiếc lá vàng Đợi cuộc tái sinh !
Thời
gian như bóng câu qua núi. Người thầm lặng song hành đi cùng chiếc bóng đời
mình. Qua trăm mùa dâu bể. Chẳng biết rồi ai sẽ khoác lên y nhung
Chẳng
biết rồi ai sẽ ngồi đọc lại những dòng thơ quá vãng ?
Chỉ
biết. Người là thi sỹ
Gom
đa đoan quặng đau sinh nở những câu thơ mang hình hài
Khát
vọng
Tình
yêu
Nhân
bản
XYZ
VÀI
KHÁI NIỆM VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ
Trước hết, xin được ghi ra đây một vài ý chủ
quan mà tôi sẽ dùng để phân tích vài "hạn chế"- tôi không
dám nói là "khuyết điểm" của bài thơ trên:
1. Theo
Nguyễn Anh Khiêm (Ký Ức Sơ Sài) thì tiến trình ngôn ngữ như sau: Đủ chữ/ đủ ý:
Thoại –> đủ chữ/ nhiều ý: Văn –> ít chữ/ nhiều ý: Thơ.
Do vậy trong thơ càng ít chữ mà càng nhiều nghĩa thì
thơ càng hay; không cần phải ầu ơ ví dầu, “hoa lá cành” cho dài ra, làm bài thơ
loãng, dễ chán.
2. Là thơ Việt, người làm thơ / thưởng lãm / phê
bình thơ phải thủ đắc một số thơ của tiền nhân, căn bản triết lý Đông Phuơng để
dùng nó khám phá những hàm ẩn, “ý tại ngôn ngoại” của bài thơ.
3. Chữ nghĩa
cần có sự phát minh, sáng tạo hơn là lặp lại rập khuôn người đi trước. Những vô
thường, vô vi, phù vân, phù ảo, hư ảo, hư không, tà huy, miên trường… mà người
làm thơ cố đưa vào bằng được trong thơ mình thường có một vẻ gì khập khiễng, gượng
gạo như một kiểu tạo dáng kém tự nhiên, đôi lúc khiến câu thơ tối tăm, khó hiểu.
Thường, thơ khó hiểu thì khó hay; thơ tạo dáng thì khó tạo được cảm xúc.[theo
Lê Hữu]
Tuy nhiên nên nhớ rằng, sáng tạo chứ không phải
"đố chữ", phái chú ý đến độc giả chứ không phải muốn tạo
ra chữ "mới" sao là tạo, tạo ra một cách tùy tiện.
Theo chủ quan tôi, thơ phải tự nhiên như hơi thở. Đừng
cố tìm những từ thật kêu, những cấu trúc thật lạ nhưng lại trống rỗng, vô hồn.
Thơ bật ra từ cảm xúc, từ tâm thức chứ không phải từ cái đầu, từ lý trí.
Như đã nói, đây là một bài thơ hay như nhiều
người thích, tôi không cần nói thêm. Chủ ý tôi là phân tích chữ dùng
trong thơ, tìm ra những "hạn chế" ảnh hưởng đến bài thơ.
Điều này tôi nghĩ có thể giúp tác giả cẩn trọng hơn trong việc sáng
tác. Sự cẩn trọng trong việc chọn lựa chữ cũng chứng tó rằng tác
giả kính trọng độc giả.
Dựa theo những điểm ghi ra trên, tôi thấy hình
như tác giả bài thơ dùng chữ chưa được cẩn trọng lắm, chưa hiểu rõ
lắm "căn bản triết lý Đông Phuơng" nên dùng chữ hơi "tùy
tiện". Sau đây là những hạn chế:
VÀI
HẠN CHẾ TRONG BÀI THƠ
1. Vừa
đọc xong bài thơ, chủ quan tôi nghĩ rằng:
Trong bài thơ, nếu mỗi câu thơ được ngắt xuống dòng thì hay
biết mấy, khiến độc giả khỏi mất thời giờ đoán định và về hình
thức bài thơ sẽ đẹp thêm
2. Về câu
thơ: "Chẳng biết có lấp lánh hay sẽ trầm nâu như mầu đất"
Về cụm chữ "trầm nâu":
- Trầm dùng cho âm thanh: Trầm bổng...
- Nâu dùng cho màu sắc: Nâu xám, đen...
Ghép 2 chữ lại có hợp không?
3. Câu thơ
"Trong chiếc lá vàng Đợi cuộc tái sinh!"
Không biết có phải đánh máy nhầm không chữ Đợi
viết hoa? Chữ này chỉ viết hoa khi trước nó có dấu chấm, nếu không
và câu này là câu liền thì nó phải được viết thường mới rõ nghĩa.
4. Câu thơ
"Thời gian như bóng câu qua núi"
- Thường người ta nói "bóng câu qua song
cửa", "bóng câu qua khe hở " do được dẫn từ các câu thơ:
“Nhân sinh thiên địa chi gian/ nhược bạch câu chi quá khích”- Trang Tử: Người
ta ở trong trời đất như ngựa trắng chạy qua khe hở. Ý câu nói ngày giờ/ thời
gian qua mau.
- Ngựa mà chạy qua núi - bóng câu qua núi chắc
cũng lâu lắm, nhất là các núi cao như Himalaya (tên Hán-Việt là Hy Mã Lạp
Sơn)
Rõ ràng tác giả không rành điển tích mà dùng
chữ "tùy tiện", không cẩn trọng.
5. Câu thơ
"Người thầm lặng song hành đi cùng chiếc bóng đời mình?"
Trong đó có cụm chữ "Song hành đi
cùng": Song hành có nghĩa đi cùng rồi, lập lại 2 chữ "đi
cùng" nữa làm chi?
Như đã ghi ở trên "thơ càng ít chữ mà càng nhiều
nghĩa thì thơ càng hay", do đó tác giả phải bỏ bớt những chữ dư
thừa không cần thiết, nhiều khi còn phải "ẩn chữ", bỏ lững
để độc giả dự phần vào, tự mình đoán định theo kinh qua riêng đời;
độc giả thích thú và sẽ thấy bài thơ hay thêm. Tác giả đừng nói ra
hết làm độc giả cảm thấy bị "dư thừa", thơ viết cho ai chứ
đâu phải cho mình.
Trong thủ pháp Show Do Not Tell nhà biên kịch người
Nga Anton Chekhov có viết:
"Đừng
nói với tôi là mặt trăng đang chiếu sáng; hãy chỉ cho tôi ánh sáng lấp lánh
trên mảnh thủy tinh vỡ"
"Don't
tell me the moon is shining; show me the glint of light on broken glass."
6. Câu thơ "Chẳng biết rồi ai sẽ khoác lên y
nhung"
- "y nhung" có nghĩa là y quần áo nhung
lụa, đẹp , sang. Ý nói là sẽ vinh danh thi nhân.
- cụm chữ "ai sẽ khoác lên y nhung" theo
chủ quan tôi dư chữ "lên". Chính chữ "lên" làm câu thơ
mù mờ. Khoác/ tròng "lên" bộ y nhung sẽ che dấu nó. Thí dụ
khoác bộ cà sa lên y nhung thì nghĩa nó là bỏ danh vọng, đi tu phải
không? Lỡ người ta khoác "lên" y nhung bộ quần áo ăn mày thì
sao?
Do đó câu thơ "Chẳng
biết rồi ai sẽ khoác lên y nhung" ý nghĩa mù mờ. Ta có thể viết
"Chẳng biết rồi ai sẽ khoác y nhung", bỏ chữ LÊN, để độc giả dự
phần vào tự đoán hay hơn.
Sẵn đây bàn thêm cụm chữ "y nhung": Có
thể vì vần điệu mà tác giả đảo ngược chữ, nếu viết đúng là
"nhung y" - quần áo nhung lụa. Vì trong tiếng Hán Việt, cũng
giống như Anh ngữ tính từ đứng trước danh từ, ngược với Việt ngữ.
Thí dụ: White horse (A), Bạch mã (H), Ngựa trắng (V).
LỜI
KẾT
Qua trên, đó là cảm nhận của tôi về cách dùng
chữ của tác giả bài thơ
Để kết thúc bài viết, tặng tác giả -người
muốn "riêng một góc trời", thích chữ "cao siêu" -
bài ca dao lục bát "quê mùa", đọc sẽ hiểu ngay, không cần
chạy đi tìm từ điển của kẻ giữ chặt "đường bay của con
chữ", không cho nó bay ra ngoài tầm tay:
Trái
cau anh bổ chia nhau
Nửa
anh, bậu nửa lá trầu têm vô
"Ví
dầu tình bậu muốn thôi"
Xin
bậu hãy nhớ nửa đôi tình nào
Nửa
anh dù có ba đào
Trọn
riêng nửa với lá trầu têm vôi
Bậu
còn có nhớ hay thôi?
Bậu
ơi hãy nhớ nửa đôi cau trầu!
Nguyên Lạc
.................
[*] Vài Ý Về Chữ Dùng
Trong Thơ- Nguyên Lạc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét