BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

TRAO ĐỔI VỚI NHÀ THƠ NGUYỄN VƯỢNG VỀ NGÔN NGỮ TRONG THI CA - Nguyễn Xuân Dương


             
                            Tác giả Nguyễn Xuân Dương


TRAO ĐỔI VỚI NHÀ THƠ NGUYỄN VƯỢNG VỀ NGÔN NGỮ TRONG THI CA
                                                               Nguyễn Xuân Dương


Mỗi nhà thơ thường có một trường ngôn ngữ cho thế giới thi ca của mình. Nếu ta cứ muốn đi đến tận cùng của nó thì quả là một điều không tưởng vì ngôn ngữ trong thi ca thường rất phi lí vì thế ta cứ phải gắng tìm cách tiếp cận để thấu hiểu và đôi khi phải mặc nhiên công nhận nó.

Tôi xin lấy ví dụ trong bài VỘI VÀNG nhà thơ Xuân Diệu đã viết:

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”

Nếu cứ chất vấn đến tận cùng thì xin hỏi nhà thơ Nguyễn Vượng có ai tắt được nắng và có ai buộc được gió không. Đó là điều không thể vì đó chỉ là khát vọng của thi nhân không muốn vạn vật trôi đi bởi vì thời gian của đời người là hữu hạn.

Nhà thơ Nguyễn Vượng có thắc mắc hai từ THẦM THĨ tôi đã dùng trong bài bình luận cho bài thơ HƯƠNG QUÊ của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến.

HƯƠNG QUÊ

Hương cốm nhà bên duyềnh sang nhà hàng xóm
Cô bé thậm thò vắt ngang dải yếm
Níu bờ sông
Ơi ời “ra ngõ mà trông”
Vi vút gió đồng...

Ngẩn ngơ
giấc mơ
Níu đôi bờ bằng dải yếm
Chuốt tóc mềm làm gối chăn êm
Áo tứ thân trải lá lót nằm

Gom gió lại để chiều bớt rộng...

Thẩn thơ
Tiếng mơ thầm thĩ
“Người ơi...
Người ơi...”
Dan díu lời thề
Ngõ quê líu quíu.

Hà Nội, chiều 31.08.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Xin được thưa rằng đó là hai từ tôi sử dụng lại của nhà thơ Giang Nam trong bài thơ TIẾNG NÓI VIỆT NAM:

“Đây tiếng nói Việt Nam! Đây Hà Nội"
Xa muôn trùng vẫn thầm thĩ bên tai!
Rút lại cách ngăn, đẩy lùi bóng tối
Thắp niềm tin cháy sáng giữa tim người”

Với văn cảnh của khổ thơ và toàn bài thơ nếu nhà thơ Giang Nam dùng hai từ THẦM THÌ thì không thể chấp nhận vì đài tiếng nói Việt Nam thì không thể thầm thì (thầm thì như trộm chia của). Mặt khác vì thời đó ở Miền Nam không thể nghe Đài tiếng nói Việt Nam tự do mà phải nghe lén nên âm thanh rất nhỏ vì thế chữ thầm thĩ nói được cái gần gũi ấm áp của tiếng nói Việt Nam.

Giang Nam thừa kế hai từ này của ai thì tôi không biết, còn theo nhà thơ Vượng Nguyễn nó đã có trong bài MÙA XUÂN CHÍN của Hàn Mạc Tử “Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc” Với văn cảnh câu thơ này thì hai từ THẦM THĨ mà tôi kế thừa đã rất đắc địa phải không nhà thơ Vượng Nguyễn. Tôi đã bình giảng bài thơ TIẾNG NÓI VIỆT NAM khi dạy môn văn bổ túc văn hóa từ những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ trước và hai từ đó đã ám ảnh tôi cho đến bây giờ. Đây không phải là lần đầu tiên tôi dùng hai từ này mà đã nhiều lần sử dụng nó khi có nhu cầu. Đôi khi tôi thường ghép hai cụm từ với nhau “Thầm thĩ thầm thì” Tôi dùng hai từ này khi cần phải nói đến sự trao gửi những lời yêu thương của hai người yêu nhau gần giống với câu thơ tôi trích ở trên của Hàn Mạc Tử, hoặc là sự gửi gắm của nhà thơ với người đọc. Nhưng theo nhà thơ Nguyễn Vượng thì hiện nay không ai dùng vì có lẽ ông chưa đọc bài thơ của nhà thơ Giang Nam. Với tôi hai từ đó có một âm hưởng khác, một cung bậc cảm xúc khác với hai từ THẦM THÌ vẫn thường dùng. Xin trích dẫn đoạn văn bình luận có hai từ thầm thĩ của tôi: “Chỉ là một tiếng mơ thầm thĩ, gian díu một lời thề trong cái ngõ quê líu quíu. Cái ngõ quê rất đặc trưng của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến.”

Cũng khi bình luận về từ DUYỀNH (Chắc nhà thơ Đặng Xuân Xuyến viết sai đáng ra phải là DUỀNH mới đúng). Nhà thơ Nguyễn Vượng thì đã tra từ điển từ này chỉ một vụng nước như trong câu Kiều “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh” Vâng đó không hề sai. Nhưng tôi nghĩ trong câu thơ này của Đặng Xuân Xuyến

“Hương cốm nhà bên duyềnh sang nhà hàng xóm”

Theo tôi từ DUỀNH ở đây lại muốn gửi gắm về một động từ “duềnh lên”, thuộc về sự lan tỏa của mùi hương cốm. Mà mùi hương cốm ở đây còn được trợ lực bằng sức mạnh của tình yêu mà người con gái nhà bên muốn gửi sang cho chàng trai. Tôi nghĩ chữ DUỀNH phải hiểu theo nghĩa đó và nó đã trở thành một từ đắt giá của Đặng Xuân Xuyến. Các nhà thơ thường sáng tạo ra những từ theo trí tưởng tượng của họ mà thông thường cổ nhân vẫn gọi “Ý tại ngôn ngoại”

Tôi lấy một ví dụ rất mới mà thực ra tôi cũng chưa thể tiếp cận để nắm bắt cho hết những gì mà nhà thơ Dung Thị Vân muốn gửi gắm trong bài thơ TA NÓI ĐỂ MÀ CHI để cùng trao đổi thêm:

“Cảm ơn người
Bên đây bờ vĩnh tận
Những tàn phai
Ta chưa kịp cựa mình”

Rõ ràng cụm từ: BÊN ĐÂY BỜ VĨNH TẬN là một cụm từ sáng tạo của nhà thơ Dung Thị Vân. Hiểu thế nào về cụm từ đó chỉ có nhà thơ mới lí giải một cách cặn kẽ. Nhưng đôi khi sự lí giải ấy chắc gì đã được người đọc chấp nhận. Với tôi tôi nghĩ đây thuộc về một giới hạn vô cùng của không gian và không chỉ là không gian mà còn là giới hạn của của cảm xúc. Qua đó hình như nhà thơ đã muốn bày tỏ về sự tận cùng vĩnh cửu của những tàn phai. Ta cứ phải mặc nhiên công nhận nó và ta cảm nhận sự mông mênh của thi ca. Ta thấy những câu thơ như thế chiếm đoạt được cảm xúc của con tim mà không hiểu được vì sao lại như thế. Nó rất hay, nhưng hay ở chỗ nào thì ta cũng không thể lý giải.

Thi ca luôn tồn tại những phạm trù của sự phi lí và nhiều khi ta cứ phải mặc nhiên công nhận một cách mơ hồ về ý tưởng, về khát vọng của tác giả. Xin đăng toàn bộ bài thơ của Dung Thị Vân để các bạn có thể trao đổi về nghệ thuật ngôn ngữ của bài thơ này:

TA NÓI ĐỂ MÀ CHI

Xin cảm ơn
Lời bạc của tình nhân
Cảm ơn người đã cho ta
Những bài thơ bọc bằng suối lệ

Cảm ơn người
Bên đây bờ vĩnh tận
Những tàn pha
Ta chưa kịp cựa mình

Tình nhân ơi
- có những điều
Viễn miền câm lặng
Có những dối gian trầy xước chẳng nên lời.

                                       DUNG THỊ VÂN

Xin được đăng một lời bình luận dưới bài thơ này: “Hay tuyệt, ngắn gọn nhưng chuyển tải điều xót xa sâu khuất góc tâm hồn” đây là bình luận tương đối nhất, còn thì là “Hay lắm, hay tuyệt” ...

Qua đây tôi mong muốn nhà thơ Nguyễn Vượng, Thuy Do, Dung Thị Vân và đặc biệt là nhà thơ Đặng Xuân Xuyến tác giả bài HƯƠNG QUÊ mà tôi đã bình luận cách đây một năm cùng tất cả những ai quan tâm đến sự bí ẩn của ngôn ngữ thi ca cùng trao đổi. Đặc biệt các nhà thơ đã sáng tạo ra những cụm từ cho thế giới thi ca của mình. Các bạn có thể đưa ra những ví dụ và giải thích cho độc giả hiểu thêm về ý tưởng của các bạn.

Rất mong nhận được những ý kiến trao đổi của các bạn!

Bắc Ninh, ngày 06.11.2019
NGUYỄN XUÂN DƯƠNG
Địa chỉ: Nhà số 7 Đường Thành Cổ,
Phường Vệ An - Thành phố Bắc Ninh
Email: nguyenxuanduong1940@gmail.com
Điện thoại: 037.224.23.92

26 nhận xét:

Lac Nguyen nói...

Có vài ý về bài viết này:
"Thầm thĩ (Ít dùng) như thầm thì
những lời thầm thĩ yêu thương" - Stratu
Ít dùng có nghĩa là ít được chấp nhận và sẽ mai một đi.
"Thầm thĩ " đồng nghĩa với từ thông dụng, ai cũng hiểu: "thầm thì", sao không dùng cụm từ "thầm thì", này? Theo tôi có thể giải thích bằng những lý do sau:
- Vì vần điệu
- Vì muốn tạo dáng, muốn ta đây "riêng một góc trời"
Theo chủ quan tôi:
- Chữ nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo hơn là lặp lại rập khuôn người đi trước. Những vô thường, vô vi, phù vân, phù ảo, hư ảo, hư không, tà huy, miên trường… mà người làm thơ cố đưa vào bằng được trong thơ mình thường có một vẻ gì khập khiễng, gượng gạo như một kiểu tạo dáng kém tự nhiên, đôi lúc khiến câu thơ tối tăm, khó hiểu.
Thường, thơ khó hiểu thì khó hay; thơ tạo dáng thì khó tạo được cảm xúc.
Và nên nhớ: Sáng tạo chứ không phải "đố chữ", sáng tạo phải được đa số chấp thuận.
- Lại nừa VN chưa có Hàn Lâm Viện, nên chỉ căn cứ vào sự đồng thuận của đa số mà thôi. Chưa chắc tất cả mọi điều người "đi trước" đưa ra là đúng.
Câu "Mỗi nhà thơ thường có một trường ngôn ngữ cho thế giới thi ca của mình. Nếu ta cứ muốn đi đến tận cùng của nó thì quả là một điều không tưởng vì ngôn ngữ trong thi ca thường rất phi lí vì thế ta cứ phải gắng tìm cách tiếp cận để thấu hiểu và đôi khi phải mặc nhiên công nhận nó" - NXD chỉ là ngụy biện cho "ngữ lực yếu kém của bản thân nhà thơ: Không hiểu rõ hoa sao biết nó đẹp xấu, thơm thúi? Không biết rõ người con gái sao ta yêu thương được?

laiquangnam nói...

thật thú vị khi đọc bài này ,chuyện Ngôn ngữ thi ca thì vô cùng .Mỗi người mỗi vẻ .tuỳ trình độ ,tuỳ ngữ lực của người đọc thơ mà họ chia sẻ KHEN CHÊ .tự thân người Làm thơ không thể giảng thơ của mình nếu như mình dùng mọt cụm từ mới mà mình đắc ý .Chỉ có người đọc mới tự nhiên ra tay " cứu bồ " cho mình mà thôi

ví dụ người viết đoan văn này ,thật đáng thán phục làm sao - xin cám ơn anh đã cảm xúc viết nên đoạn này

"Rõ ràng cụm từ: BÊN ĐÂY BỜ VĨNH TẬN là một cụm từ sáng tạo của nhà thơ Dung Thị Vân. Hiểu thế nào về cụm từ đó chỉ có nhà thơ mới lí giải một cách cặn kẽ. Nhưng đôi khi sự lí giải ấy chắc gì đã được người đọc chấp nhận. Với tôi tôi nghĩ đây thuộc về một giới hạn vô cùng của không gian và không chỉ là không gian mà còn là giới hạn của của cảm xúc. Qua đó hình như nhà thơ đã muốn bày tỏ về sự tận cùng vĩnh cửu của những tàn phai. Ta cứ phải mặc nhiên công nhận nó và ta cảm nhận sự mông mênh của thi ca. Ta thấy những câu thơ như thế chiếm đoạt được cảm xúc của con tim mà không hiểu được vì sao lại như thế. Nó rất hay, nhưng hay ở chỗ nào thì ta cũng không thể lý giải."

Đỗ Anh Tuyến nói...

Đọc:
laiquangnam06:31 18 tháng 11, 2019 trên trang Bâng Khuâng của ông La Thụy:
“thật thú vị khi đọc bài này ,chuyện Ngôn ngữ thi ca thì vô cùng .Mỗi người mỗi vẻ .tuỳ trình độ ,tuỳ ngữ lực của người đọc thơ mà họ chia sẻ KHEN CHÊ .tự thân người Làm thơ không thể giảng thơ của mình nếu như mình dùng mọt cụm từ mới mà mình đắc ý .Chỉ có người đọc mới tự nhiên ra tay " cứu bồ " cho mình mà thôi
ví dụ người viết đoan văn này ,thật đáng thán phục làm sao - xin cám ơn anh đã cảm xúc viết nên đoạn này
"Rõ ràng cụm từ: BÊN ĐÂY BỜ VĨNH TẬN là một cụm từ sáng tạo của nhà thơ Dung Thị Vân. Hiểu thế nào về cụm từ đó chỉ có nhà thơ mới lí giải một cách cặn kẽ. Nhưng đôi khi sự lí giải ấy chắc gì đã được người đọc chấp nhận. Với tôi tôi nghĩ đây thuộc về một giới hạn vô cùng của không gian và không chỉ là không gian mà còn là giới hạn của của cảm xúc. Qua đó hình như nhà thơ đã muốn bày tỏ về sự tận cùng vĩnh cửu của những tàn phai. Ta cứ phải mặc nhiên công nhận nó và ta cảm nhận sự mông mênh của thi ca. Ta thấy những câu thơ như thế chiếm đoạt được cảm xúc của con tim mà không hiểu được vì sao lại như thế. Nó rất hay, nhưng hay ở chỗ nào thì ta cũng không thể lý giải."
mới thấy ông Nguyên Lạc là kẻ tiểu nhân và thô bỉ như thế nào.
He he, giờ càng thấy:
“tôi tủm tỉm cười với liên tưởng hình ảnh ông Đặng Xuân Xuyến đang lững thững dạo bước, còn ông Nguyên Lạc chạy loăng quăng bên cạnh ông Đặng Xuân Xuyến rồi thỉnh thoảng "hoắng" lên vài câu để gây sự chú ý của người đi đường.”
khi trao đổi với ông Nguyên Lạc trong bài “Mấy cái dại của ông Nguyên Lạc” chẳng quá lời chút nào.

Đỗ Anh Tuyến nói...

NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGUYỄN XUÂN DƯƠNG gửi thư riêng cho tôi thế này:

duong nguyen

Đến:Tuyen Do Van

17 thg 11 lúc 22:05

Theo tôi chúng ta không cần mất nhiều thì giờ để gọi là tranh luận hay trao đổi gì đó với ông Nguyễn Lạc vì những gì ông viết luôn là những cái ngô nghê, Ông cứ như tự vả miệng mình. Ông khuyên người khác không dùng lại từ người đi trước đã dùng. Ông có hiểu điều này tùy thuộc vào đó có phải là từ người đi trước sáng tạo ra hay đó là từ thông thường và khi được đặt vào đúng nơi đúng chỗ nó trở thành nổi tiếng và nếu như vậy thì người đi sau có quyền sử dụng vào văn cảnh của mình cho phù hợp.như hai từ Thầm Thĩ và Thầm thì tôi dùng lại không có gì sai. Theo ông Nguyễn Khôi thì trong bốn bài gọi là thơ đăng trong THƠ BẠN THƠ 9 thì có ba bài ông sử dụng cụm từ BÓNG TÀ HUY, TÀ HUY, TÀ HUY BAY cụm từ này độc nhất chỉ có thi sỹ Bùi Giáng sử dụng trước đây. Tôi tin một cách chắc chắn rằng ông Nguyễn Lạc không biết nghĩa của cụm từ BÓNG TÀ HUY BAY, ông thấy lạ thì ông ăn cắp thôi ạ. Còn vào trang ông ấy đọc những cái gọi là thơ của ông ấy thì càng chứng minh ông rất ngô nghê và thơ thuộc loại thiểu năng trí tuệ khi ông đưa ra từ PHƯƠNG ĐOÀI rồi ông chú thích "Phương đoài là phương tây nhìn từ nước Mỹ". Nghe cứ cười đến vỡ bụng mất thôi.

Mấy lời vậy thôi các bạn ạ. Chắc ông ấy không gây sự với tôi đâu mà chẳng qua ông ấy đang cay cú với ông Đặng Xuân Xuyến thấy tôi phân tích thơ Đặng Xuân Xuyến thì ông viết vậy thôi vì ông cho tôi ngụy biện cho các nhà thơ nhất là với Đặng Xuân Xuyến .

Tôi không muốn mất thời gian vì trao đổi là để tự mình rèn luyện tự minh nâng cao kiến thức. Còn trao đổi với ông Nguyễn Lạc không khéo mình bị lây nhiệm cái ngô nghê cái thiểu năng trí tuệ của ông ấy mất thôi


HE HE, GIỜ CÀNG THẤY:
“tôi tủm tỉm cười với liên tưởng hình ảnh ông Đặng Xuân Xuyến đang lững thững dạo bước, còn ông Nguyên Lạc chạy loăng quăng bên cạnh ông Đặng Xuân Xuyến rồi thỉnh thoảng "hoắng" lên vài câu để gây sự chú ý của người đi đường.”

khi trao đổi với ông Nguyên Lạc trong bài “Mấy cái dại của ông Nguyên Lạc” chẳng quá lời chút nào.

Lac Nguyên nói...

Đúng ra tôi không muốn phí thì giờ vì những chuyện "ruồi bu" này với những người không biết "bóp trán", chỉ quen thói "Bỏ bóng đá người" không hợp với hai chữ TRÍ THỨC, và thường chỉ biết "ganh ghét", không biết dùng "kính ngữ". Nhưng chuyện chẳng đặng đừng: Một lần rồi thôi
I.
Mời đọc lời này:
"Rất mong nhận được những ý kiến trao đổi của các bạn!"
Bắc Ninh, ngày 06.11.2019
NGUYỄN XUÂN DƯƠNG
Lạc Nguyên:
-- NXD đã mong được góp ý kiến, tôi trao đổi không được sao? Sao chính tác giả NXD không phản biện mà "ai đó" lại "xía" vào? Dùng Email của NXD một cách có "ý đồ", có thật sự là Email của NXD không?
- Có xía cũng được đi, nhưng vấn đề là sao không phản biện bằng bài viết, bằng phản hồi nơi công cộng? Mà lại "lén lút" phát tán Email riêng trong nhóm có "chọn lọc". Văn minh phản biện? Sao không dùng "kính ngữ" mà lại dùng thủ đoạn tồi bại "Bỏ bóng đá người"? Dùng Ngôn ngữ đường phố"? Hình như chữ CON trội hơn chữ NGƯỜI rồi đó. Than ôi!
(còn tiếp)

Lac Nguyên nói...

(tiếp theo)
II. Nhừng trò "ma giáo":
Sau đây là sự gán ghép cố tình có "ý đồ", những thủ đoạn bẩn thỉu của "ai đó" , có hợp với 2 chữ TRÍ THỨC không?
1.
Mời ban đọc Email của Châu Thạch Trương văn Trạn đã dùng bài viết của anh TS Trần Kiêm Đoàn, gán ghép một cách có "ý đồ" để tấn công tôi. Email này đã phát tán khắp nơi.
Sau đây là Email của "nhà bình luận" Châu Thạch đã phát tán:
Cám ơn nhà thơ Đỗ Anh Tuyến nhé.
Mời cả nhà đọc bài của tác giả Trần Kiệm Đoàn về nhà thơ Nguyên Lạc ạ
NGHĨ VỀ MỘT NGHI VẤN ĐẠO VĂN
VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
*
LỜI PHI LỘ:
Dầu cụ Nguyễn Du có nghĩ ra cuộc đời Kiều thì cũng chẳng làm cho cụ nổi danh được nếu thơ cụ dỡ ẹt. Cụ nổi danh là nhờ thơ của cụ. Bây giờ dùng miệng lưởi gian xảo đạo của người ta làm của mình thì cũng chẳng làm cho cụ nổi danh thêm, vì cụ đã ngồi chỗ cao chót vót rồi. Thế nhưng con cháu mà lấy gia tài của người khác nói là của cha ông mình rồi cướp về cho mình là đồ vô lại, làm điếm nhục ông bà mình chớ có hay ho gì đâu.
Thương cho ai vì một chút háo danh mà quên cả điều phải trái.
Ngợm người muốn kiếm chút danh
Cảo thơm đem chém treo ngành mà chơi
Sử văn đã chép trăm đời
Nay đem đảo ngược bằng lời ngô nghê
Khuyên ai chớ có làm hề
Danh thì không đến, người chê kẻ cười.
(CHÂU THẠCH)
Thưa Anh Nguyên Lạc,
Là một thầy giáo dạy Văn chương Việt Nam nhiều năm ở quê nhà và dạy Xã Hội, Tâm Lý tại quê người, tôi cũng có nỗi uất ức như các anh khi bình giảng Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du.
Khi nói đến các Đại Thi Hào lừng lẫy của nhân loại như Shakespeare, Dickinson, Poe, Homer, Tagore… thì người ta nghĩ ngay đến sự vĩ đại của nội dung tư tưởng và ngôn ngữ thi ca trong những tác phẩm bất hủ của người nghệ sĩ thiên tài. Nhưng khi chúng ta nhắc đến Thi hào Nguyễn Du của đất nước mình thì bỗng chững lại vì sự ám ảnh của “con ma” Thanh Tâm Tài Nhân được xem là tác giả gốc của Truyên Kiều. Bởi vậy, các anh đang hợp sức đánh động một “Nghi Án Văn Học Sử” bằng cách chứng minh rằng: Thanh Tâm Tài Nhân “ăn cắp văn - đạo văn” truyện Kiều của Nguyễn Du chứ không phải trường hợp ngược lại là Nguyễn Du đã dùng nội dung của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tác Đoạn Trường Tân Thanh.

[trích đoạn]
Sacramento, Mạnh Thu 2019
TRẦN KIÊM ĐOÀN
Nguồn: NGHĨ VỀ MỘT NGHI VẤN ĐẠO VĂN VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU - Tác giả: Trần Kiêm Đoàn (Hoa Kỳ)
…………………...
Bình luận của nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Nam (Chủ nhiệm web Bông Tràm):
Thật tình từ khi nghe thầy cô giảng những câu Kiều trên ghế nhà trường và cho đến tận mãi bây giờ, tôi vẫn luôn nghĩ cụ Nguyễn phóng tác Kiều từ truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng điều đó không quan trọng, với tôi Kiều vẫn sáng chói những lời thơ, lấp lánh con chữ mà chỉ có thể là Nguyễn Du với tài năng của mình, đã cho nước Việt một áng thơ bất hủ, rạng rỡ nền thi ca Việt Nam. Một câu chuyện đời bình thường của một tác gia bình thường, qua tay Nguyễn Du nó bỗng chốc vụt chói loà ngôn ngữ thi ca, và nhờ Kiều người ta mới biết đến một gã Thanh Tâm Tài Nhân vô danh. Như vậy có cần phải hàm hồ lấy được, quy chụp cái gã vô danh kia. Đừng làm chuyện tào lao thưa các ông. - (Châu Thạch ghi thêm vào bài viết của TKĐ)
(còn tiếp)

Lac Nguyên nói...

(tiếp theo)

-- LAC NGUYÊN CÓ Ý KIẾN:
- Nhóm "ai đó" họ. "cố tình" ghép lời Phi Lộ và Bình luận của nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Nam (Chủ nhiệm web Bông Tràm) vào bài viết của TKĐ để cho rằng cho rằng chính là của anh để "mập mờ đánh lận", khiến người nghĩ rằng anh TKĐ "tấn công" tôi: Tôi đã chuyển Email của Châu Thạch và group này đến TS Trần Kiêm Đoàn để cho TS biểt cái trò bẩn thỉu này của họ.
- Hôm nay họ lại sử dụng trò bẩn thỉu này một lần nữa để làm mọi người hiểu lầm là anh Laiquangnam chửi mắng tôi. Dưới đây , họ ghép vào lời comment của LQN - ghi ở trên, dưới bài viết của NXD - lời bẩn thỉu của họ rồi phát tán khắp nơi:
Đây là nhừng gì ông Đỗ Anh Tuyến đã phát tán trong Email:
laiquangnam06:31 18 tháng 11, 2019 trên trang Bâng Khuâng của ông La Thụy:
[thật thú vị khi đọc bài này ... chuyện Ngôn ngữ thi ca ta cũng không thể lý giải.]
"mới thấy ông Nguyên Lạc là kẻ tiểu nhân và thô bỉ như thế nào". (sic)
Hàng chữ "mới thấy ông Nguyên Lạc là kẻ tiểu nhân và thô bỉ như thế nào" họ tự động ghép vào comment anh LQN một cách cố tình để cho mọi người nghĩ rằng anh Laiquangnam đã mắng tôi.
III. Sẵn đây tôi TRẢ LỜI BÌNH LUẬN CỦA ÔNG NGUYỄN HOÀNG NAM:
Nguyên Lạc trả lời:
” Thế nhưng chẳng những bài viểt trên mạng, sách giáo khoa của các vị TS, PTS Giáo sư Việt Nam ta đọc đều thấy viết đại để: Nguyễn Du đã vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân bên China, diễn dịch ra quốc âm dưới dạng thơ lục bát, sáng tạo ra truyện Kiều. Nguyễn Du là thiên tài của nước Việt đã biến một tiểu thuyết “tầm thường” trở thành một tác phẩm thi bất hủ.
Biết bao lời ca ngợi Nguyễn Du, trên cơ sở khen ông nhào nặn tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân bên China. Thực ra những lời khen đó là sáo rỗng, vì những người viết như thế vô trách nhiệm với văn hoá dân tộc đã đành; đồng thời, trong những lời ca ngợi đó đã kết tội Nguyễn Du “đạo văn”, tức là mượn cốt truyện người ta mà giấu. Mặt khác các vị cho rằng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tiểu thuyết tầm thường mà sao từ năm 1926, tên tác phẩm và tác giả đã đưa vào “văn học sử Trung quốc” và đến 1984 đến nay nó lại át cả Hồng Lâu Mộng China? Các vị không thấy có cái gì là lạ ở đây sao? Có bao giờ các vị đặt một câu hỏi liệu China có định chiếm đoạt văn hoá như đã, đang và sẽ chiếm cho được lãnh thổ người Việt không?”
Có vị bào chữa rằng ta mượn cốt truyện thì có gì phải tự ái, miễn là về mặt tư tưởng và nghệ thuật truyện Kiều đạt tới đỉnh cao là tự hào rồi! Nghĩa là trong thâm tâm những vị đó vẫn cho rằng Nguyễn Du đã đạo văn và đạo văn chẳng có gì xấu hổ. Còn tư tưởng thì hệt tiểu thuyết Kim Vân Kiều chứ khác chỗ nào mà gọi là cao hơn? Nghệ thuật cao hơn ư? Cao là cao đối với thơ Việt Nam.
Nói cho cùng là: Nguyễn Du đã đạo văn và diễn truyện Tàu bằng thơ rất hay đối với người Việt. Người Việt tự hào về điều đó.! Thử hỏi người nước ngoài mà nghe kết luận như vậy thì có cười vào mặt người Việt không? Có là nỗi tủi nhục cho quốc hồn và quốc sĩ của ta không?
(còn tiếp)

Lac Nguyên nói...

(tiếp theo)

IV. Trả lời về những câu nói mà Đỗ Anh Tuyến cho là của NXD viết trong Email
Trong Email các ông phát tán đã dùng những chữ "vượt ngoài giới hạn cho phép" của 2 chữ TRÍ THỨC. Nên nhớ câu ông bà đã dạy: "Ngậm máu phun người dơ miệng mình". Đây là những chữ các ông dùng:
ngô nghê cái thiểu năng trí tuệ - Nguyễn Xuân Dương?
ông Nguyên Lạc là kẻ tiểu nhân và thô bỉ - Đỗ Anh Tuyến

1.
Trả lời về các chữ "Tà huy" .v.v... của bạn NXD
-Bạn hãy đọc lại kỹ câu này của tôi: "Chữ nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo hơn là lặp lại rập khuôn người đi trước. Những vô thường, vô vi, phù vân, phù ảo, hư ảo, hư không, tà huy, miên trường… mà người làm thơ cố đưa vào bằng được trong thơ mình thường có một vẻ gì khập khiễng, gượng gạo như một kiểu tạo dáng kém tự nhiên, đôi lúc khiến câu thơ tối tăm, khó hiểu".
Tôi ̣đã nói "không hiểu" mà "cố tình" đưa vào thơ, chứ tôi đâu có nói "cấm dùng" đâu? Tôi có khỏang 10 bài viết về CÁCH DÙNG CHỮ TRONG THƠ, sẽ lần lượt đăng trên các trang Web.
2.
Vào trang ông ấy đọc những cái gọi là thơ của ông ấy thì càng chứng minh ông rất ngô nghê và thơ thuộc loại thiểu năng trí tuệ khi ông đưa ra từ PHƯƠNG ĐOÀI rồi ông chú thích "Phương đoài là phương tây nhìn từ nước Mỹ". Nghe cứ cười đến vỡ bụng mất thôi.- NXD
Nguyên Lạc trả lời:
Riêng về 2 chữ Phương Đoài, tôi thấy không biết các bạn "vô tình" hay "cố ý" bỏ 2 chữ VN ra khỏi chú thích của bài thơ tôi? Có ý đồ?
Nguyên câu chú thích của tôi như sau""
(*) Phương đoài (Phương tây): Danh từ địa lý và ước lệ: nói lên sự thương nhớ, hoài niệm nhớ về.
- VN ở phuơng tây nhìn từ Mỹ (Bài thơ GÓC QUÊ HƯƠNG SAU NHÀ)
Bạn NXD nghĩ rằng nó là sai, là thô thiển trí tuệ? Xin giải thích ?Trân trọng
3. Về cụm chữ VĨNH TẬN, tôi sẽ có một bài viết riêng bàn về nó.
Nguyên Lạc



Lac Nguyên nói...

VỀ LỜ̀I PHI LỘ CủA CHÂU THẠCH/ TRƯƠNG VĂN TRẠN
Thật ra đây chỉ là Comment của Châu Thạch trên FB của TS Trần Kiêm Đoàn anh giới thiệu công trình nghiên cứu của chúng tôi: Laiquangnam, Lê Nghị, Nguyên Lạc trong vụ giải oan cho cụ Nguyên Du. Ông CT vì ganh ghét tôi nên cố tình "phá rối". Nay ông lại có "ý đồ" gán ghép cho TS Trần Kiêm Đoàn
Khi đọc lời com của CT, anh Laiquangnam "bức xúc" như sau:
Laiquangnam Lai: Trước đó, trên trang của FB LACNGUYỄN tôi đã viết:
Đây câu nói của một người chuyên BÌNH VĂN THƠ trên trang QUẢNG TRỊ -nGUYỄN HOÀNG ? do Phú Đoàn chủ biên tôi , laiquangnam ,phẩn nộ với lời còm này:
Thứ sáu aug 30 /2019
"MIỆNG LƯỞI GIAN XẢO ĐẠO ( =ăn cắp,chôm chỉa ) CỦA NGƯỜI TA LÀM CỦA MÌNH ( nói quả quyết là Nguyễn Du “Chôm” của một anh Tàu nay chưa xác định biết tên Thanh Tâm Tài Nhân ) THÌ CŨNG ĐẾCH LÀM CHO CỤ NỔI DANH THÊM.THẾ NHƯNG CON CHÁU MÀ LẤY GIA TÀI CỦA NGƯỜI KHÁC NÓI LÀ CỦA CHA ÔNG MÌNH RỒI CƯỚP VỀ CHO MÌNH LÀ ĐỒ VÔ LẠI LÀM ĐIẾM NHỤC ÔNG BÀ MÌNH CHỚ CÓ HAY HO GÌ ĐÂU."
CHÂU THẠCH -TRAN TRUONGVAN
- Ông ta là ai ? Tôi chắc chắn chắn rầng , hắn ta một thàng Tàu Họ TRƯƠNG ,quốc tịch Việt , đúng ra nó phải can đảm lấy đúng họ của mình là Zhang ) .và đùng dấu mặt nữa .
Đáng xấu hổ khi tôi đã lỡ kết bạn cùng hắn !
Tôi không nghĩ một người đã lận lưng được mảnh bằng tú tài 1 -thời VNCH -mà viết đươc những lời mà tôi cho là MẤT DẠY NHẤT MÀ tôi đã từng đọc -Xin hãy đọc các bài bìnhh thơ của ông ta trong trang của VĂN NGHỆ QUẢNG TRỊ thì ta biết ngay kiến văn của ông ta. Một người có kiến văn rất thập về mảng biên khảo , chỉ giỏi dùng lời văn BIỀN NGẪU ,lời có cánh trong bình văn thơ -Trong tay mình không có lấy một quyển sách về MẢNG ĐỀ TÀI nguồn gốc TRUYỆN KIỀU , chưa từng biết truyện Nguỵ thư Thanh Tâm Tài Nhân đã viết gì trong đó , cấu trúc của nó ra sao , trong tủ sách mình giỏi lắm là vài quyển VIÊT VĂN ĐỘC BẢN thời VNCH ,sách gối đầu giường mà bất cứ một vị GS Trung học nào cũng phải mua ,nay mang ra và viết nhũng lời như thế này thật là KHÓ NGỬI
LQN

Đỗ Anh Tuyến nói...

Sẽ trả lời sau.
Giờ đi làm nên chia sẻ thư bác Nguyễn Xuân trả lời, tôi đã chia sẻ tới email của ông Nguyên Lạc nhưng ông ta bẩn ính trí trá không đả động đến.
Bác Nguyễn Xuân vừa gửi thư riêng đến tôi:


phamchienthang1980@yahoo.com.vn
Đến:Tuyen Do Van
18 thg 11 lúc 16:37
Mình không thích tham gia vào mấy chuyện buồn cười thế này nhưng các bạn gửi thư đến mình nên mình có vài dòng.
Mình nghĩ có thể anh Nguyên Lạc thấy nhiều người bình thơ của Đặng Xuân Xuyến nên anh ấy công kích Xuyến để mọi người chú ý đến anh ấy. Nếu là người bình thường sẽ không làm thế vì thơ phải chạm được vào trái tim người đọc thì người ta mới viết lời bình được. Và cũng còn là cái duyên giữa người bình với tác giả nữa. Không phải thơ được nhiều người bình sẽ là thơ hay mà chỉ nên hiểu bài thơ đó đã chạm được vào trái tim bạn đọc như thế là tác giả đã thành công. Người làm thơ, yêu thơ nên mừng cho nhau mới phải.
Thơ của Đặng Xuân Xuyến có bài hay, bài bình thường và có cả những bài dở, dưới mức trung bình. Chuyện đó cũng là bình thường với những người sáng tác.
Đặng Xuân Xuyến tiếp thu rất nghiêm túc những lời khen-chê xuất phát từ tinh thần xây dựng qua việc tự tổng hợp, giới thiệu khách quan những bài phê bình dành cho cậu ấy chứ không như ai đó tài đã không có mà tâm còn chứa những toan tính đen tối.

Lac Nguyên nói...

VÀI LỜ̀I THÊM TRƯỚC KHI NGƯNG
1. Trong phần comment trên, tôi có hỏi Nguyễn Xuân Dương về 2 chữ PHƯƠNG ĐOÀi khi ông?hay Đỗ Anh Tuyến? - vì là Email phát tán của Đỗ Anh Tuyến - nghĩ rằng tôi chú thích là sai, là "thô thiển trí tuệ": Tại sao xin giải thích ?
Đây nguyên văn trong Email Đỗ Anh Tuyến cho là lời Nguyễn Xuân Dương:
"ông rất ngô nghê và thơ thuộc loại thiểu năng trí tuệ khi ông đưa ra từ PHƯƠNG ĐOÀI rồi ông chú thích "Phương đoài là phương tây nhìn từ nước Mỹ". Nghe cứ cười đến vỡ bụng mất thôi".- NXD
Tôi đã "rửa tai" "đứng dựa cột" chờ "lời vàng tiểng ngọc" của các ông, nhưng hơn nửa ngày vẫn không thấy. Thôi thằng "thô thiển trí tuệ" này phải tự giải thích xem sao
- Tại sao phương Tây gọi là phương ĐOÀI? Vì trong Hậu Thiên Bát Quái của Dịch: Quẻ Đoài nằm ở hướng Tây, ngược với nó là quẻ Chấn nằm ớ hướng Đông. Chính vì điều này người ta mới gọi phương/ hướng Tây là phương/ hướng Đoài. Tôi đã viểt 6 bài về Kinh Dịch có đăng trên Blog này và VNQT. Lại nữa, ĐOÀI cũng có nghĩa là ĐOÀI ĐOẠN: thương nhớ đau lòng.
- Khi tôi chú thích 2 chữ PHƯƠNG ĐOÀI trong bài thơ, trên tay tôi có quả cầu vẽ hình thế giới: Mỹ tôi đang sống cách VN qua biển Thái Bình Dương-Pacific Ocean, VN gọi là Biển Đông; VN ở phuơng tây phương mặt trời lặn nếu nhìn từ Mỹ.
Do những điều nhận xẻt trên, tôi mới chú thích:
Phương đoài (Phương tây): Danh từ địa lý và ước lệ: nói lên sự thương nhớ, hoài niệm nhớ về. VN ở phuơng tây nhìn từ Mỹ (Bài thơ GÓC QUÊ HƯƠNG SAU NHÀ)
Sao? lời giải thích của kẻ "thô thiển trí tuệ" này ra sao? Xin lãnh giáo.
Nên nhớ người xưa có câu "...dựa cột mà nghe", chắc tôi không cần viết trọn câu?
(còn tiếp)

Lac Nguyên nói...

(tiếp theo)

2. Về câu nói mà ông Đỗ Anh Tuyến đã phát tán trên Email: "Ông Nguyên Lạc thích nổi tiếng"
Trả lời:
- Ai mà không thích "nổi tiếng" trừ các ông Thánh, hãy thành thật với mình.
Tôi không ngoại lệ, tôi cũng thích "nổi tiếng" nhưng một cách đàng hoàng, không bẩn thỉu.Vì "thích nổi tiếng" nên tôi đã nghiên cứu viết 6 bài về KINH DỊCH đã nói trên và 5 bài Trận Chiến Chưa Ngưng: Đoạn Trường Tân Thanh và Kim Vân Kiầu Truyện, cùng với các anh Laiquangnam, Lê Nghị "giải oan" cho đại thi hào Nguyễn Du, chống lại chuyện "vừa ăn cướp vừa la làng" của Tàu, kết án cụ Nguyễn "đạo văn". Chúng tôi đã phê phán sự không chính xác của các "cổ thụ văn học " VN như Đào Duy Anh, Dương Quảng Hàm, Hoàng Xuân Hãn ...và thấp hơn chút là GS Phạm Đan Quế , PTS Đoàn Lê Giang -Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học, người đề nghị dạy chữ Hán trong nhà trường . Ông Giang đã phải nói"Nước sông đừng phạm nước giếng". Các bài này có trên BK và VNQT cùng các trang ngoài nưởc. Cũng có thể vào Yêu Truyện Kiều tìm đọc
Muốn nối tiếng là như vậy, dành thời giờ quí báu cho các hạt kim cương, ai ngu dại gì phí cho các "hạt cát"?
- Hình như "ai đó" dùng lầm chữ "muốn nối tiếng", nên suy nghĩ lại. Hay dùng "lầm người"? Muốn "tự mình" mà gán lầm cho người?
Muốn "tự mình nổi tiếng" thì hãy thành thật và đàng hoàng, tự sử dụng cái của riêng mình chứ đừng để người khác "mớm lời" như tôi đã phê phán lằn trước.
Tặng cho ông Đỗ Anh Tuyến câu này:"Con người bình đẳng hưởng ánh mặt trời, sao tự nép mình dưới tàn cây "cổ thụ" chi để bị che khuất? Coi chừng chim ỉa vào đầu, hay gốc rỗng mục mà đời tàn!"
Sẽ không thêm một lời nào nữa, cũng đủ rồi, phí chi thêm thời giờ quí báu cho những "hạt cát". Còn các ông muốn tiếp tục thì tùy, hãy tự nói tự nghe
Chúc sức khỏe
LN

Đỗ Anh Tuyến nói...

Sáng nay vào trang Bâng Khuâng, một loạt bình luận rất vô văn hóa ông Nguyên Lạc xúc phạm tôi, bác Châu Thạch, chú Nguyễn Hoàng Nam. Những lời đó tôi không nhắc đến vì sợ bẩn tai mọi người. Tôi lọc ra mấy câu nghe còn có một chút tử tế để trả lời ông ta.
Rất xin lỗi mọi người vì đã làm phiền!

Nguyên Lạc trí trá:
-- Nguyễn Xuân Dương đã mong được góp ý kiến, tôi trao đổi không được sao? Sao chính tác giả Nguyễn Xuân Dương không phản biện mà "ai đó" lại "xía" vào? Dùng Email của Nguyễn Xuân Dương một cách có "ý đồ", có thật sự là Email của Nguyễn Xuân Dương không?

Đỗ Anh Tuyến trả lời:
- Nhà phê bình văn học Nguyễn Xuân Dương đã trả lời cụ thể trong thư (tôi đã chia sẻ tới email stevenguyen6739@gmail.com của ông Nguyên Lạc):
“Tôi không muốn mất thời gian vì trao đổi là để tự mình rèn luyện tự mình nâng cao kiến thức. Còn trao đổi với ông Nguyên Lạc không khéo mình bị lây nhiệm cái ngô nghê cái thiểu năng trí tuệ của ông ấy mất thôi.”
- Địa chỉ, email và số điện thoại của nhà phê bình văn học Nguyễn Xuân Dương thường ghi rõ ở cuối các bài viết của ông trên các trang mạng bao năm nay. Tôi cũng đã chuyển tiếp thư ông gửi tôi để mọi người (cả ông Nguyên Lạc): duong nguyen Đến:Tuyen Do Van 17 thg 11 lúc 22:05 cùng đọc. Vậy ai trí trá ý đồ ở đây? Là tôi hay là ông Nguyên Lạc, kẻ luôn mồm chửi người khác là "Bỏ bóng đá người"? Dùng Ngôn ngữ đường phố"? chữ CON trội hơn chữ NGƯỜI?!

Nguyên Lạc trí trá:
- Có xía cũng được đi, nhưng vấn đề là sao không phản biện bằng bài viết, bằng phản hồi nơi công cộng? Mà lại "lén lút" phát tán Email riêng trong nhóm có "chọn lọc". Văn minh phản biện? Sao không dùng "kính ngữ" mà lại dùng thủ đoạn tồi bại "Bỏ bóng đá người"? Dùng Ngôn ngữ đường phố"? Hình như chữ CON trội hơn chữ NGƯỜI rồi đó. Than ôi!

Đỗ Anh Tuyến trả lời:
Tôi không muốn phiền bạn đọc của các trang web nên copy những dòng chữ nực cười của ông Nguyên Lạc chia sẻ tới những email tôi tin quý, trong đó có những email mà ông Nguyên Lạc vẫn hay “khoe” là tri kỷ với ông ta như: bác Phú Đoàn, bác laiquangnam, bác Phạm Đức Nhì, bác Chu Vương Miện, cô Trần Mai Ngân... như thế là tôi “lén lút”, không văn minh? Là "Bỏ bóng đá người"? Dùng Ngôn ngữ đường phố"? chữ CON trội hơn chữ NGƯỜI?

Đỗ Anh Tuyến nói...

Nguyên Lạc trí trá:
Mời ban đọc Email của Châu Thạch Trương văn Trạn đã dùng bài viết của anh tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn, gán ghép một cách có "ý đồ" để tấn công tôi. Email này đã phát tán khắp nơi. Sau đây là Email của "nhà bình luận" Châu Thạch đã phát tán:
Cám ơn nhà thơ Đỗ Anh Tuyến nhé.
Mời cả nhà đọc bài của tác giả Trần Kiệm Đoàn về nhà thơ Nguyên Lạc ạ
NGHĨ VỀ MỘT NGHI VẤN ĐẠO VĂN VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU

Đỗ Anh Tuyến trả lời:
Tôi copy từ thư của chị Vũ Thị Hương Mai gửi tới 33 email:
Hương Mai
Đến: N. PV,Giống Trần Mỹ,BAOTHANG_XUANXUYEN DANG,Nhi Pham,Nguyễn Duy Xuânvà 28 người nhận khác... 17 thg 11 lúc 6:51
Cám ơn nhà thơ Đỗ Anh Tuyến nhé.
Mời cả nhà đọc bài của tác giả Trần Kiệm Đoàn về nhà thơ Nguyên Lạc ạ
NGHĨ VỀ MỘT NGHI VẤN ĐẠO VĂN VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Thưa quý vị! Thư của chị Vũ Thị Hương Mai sao trí trá là thư của bác Trương Văn Trạn? Thế này thì ai "Bỏ bóng đá người"? ai dùng “Ngôn ngữ đường phố"? ai chữ CON trội hơn chữ NGƯỜI?

Đỗ Anh Tuyến nói...

Nguyên Lạc trí trá:
- Hôm nay họ lại sử dụng trò bẩn thỉu này một lần nữa để làm mọi người hiểu lầm là anh Laiquangnam chửi mắng tôi. Dưới đây , họ ghép vào lời comment của LQN - ghi ở trên, dưới bài viết của NXD - lời bẩn thỉu của họ rồi phát tán khắp nơi:

Đỗ Anh Tuyến trả lời:
Xin coppy 2 phần bình luận liên tiếp nhau dưới bài TRAO ĐỔI VỚI NHÀ THƠ NGUYỄN VƯỢNG VỀ NGÔN NGỮ TRONG THI CA - Nguyễn Xuân Dương trên trang Bâng Khuâng để mọi người hiểu ông Nguyên Lạc là kẻ thế nào:

1. Lac Nguyen17:58 15 tháng 11, 2019
Có vài ý về bài viết này:
"Thầm thĩ (Ít dùng) như thầm thì những lời thầm thĩ yêu thương" – Stratu
Ít dùng có nghĩa là ít được chấp nhận và sẽ mai một đi.
"Thầm thĩ " đồng nghĩa với từ thông dụng, ai cũng hiểu: "thầm thì", sao không dùng cụm từ "thầm thì", này? Theo tôi có thể giải thích bằng những lý do sau:
- Vì vần điệu
- Vì muốn tạo dáng, muốn ta đây "riêng một góc trời"
Theo chủ quan tôi:
- Chữ nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo hơn là lặp lại rập khuôn người đi trước. Những vô thường, vô vi, phù vân, phù ảo, hư ảo, hư không, tà huy, miên trường… mà người làm thơ cố đưa vào bằng được trong thơ mình thường có một vẻ gì khập khiễng, gượng gạo như một kiểu tạo dáng kém tự nhiên, đôi lúc khiến câu thơ tối tăm, khó hiểu.
Thường, thơ khó hiểu thì khó hay; thơ tạo dáng thì khó tạo được cảm xúc.
Và nên nhớ: Sáng tạo chứ không phải "đố chữ", sáng tạo phải được đa số chấp thuận.
- Lại nữa Việt Nam chưa có Hàn Lâm Viện, nên chỉ căn cứ vào sự đồng thuận của đa số mà thôi. Chưa chắc tất cả mọi điều người "đi trước" đưa ra là đúng.
Câu "Mỗi nhà thơ thường có một trường ngôn ngữ cho thế giới thi ca của mình. Nếu ta cứ muốn đi đến tận cùng của nó thì quả là một điều không tưởng vì ngôn ngữ trong thi ca thường rất phi lí vì thế ta cứ phải gắng tìm cách tiếp cận để thấu hiểu và đôi khi phải mặc nhiên công nhận nó" – Nguyễn Xuân Dương chỉ là ngụy biện cho "ngữ lực yếu kém của bản thân nhà thơ: Không hiểu rõ hoa sao biết nó đẹp xấu, thơm thúi? Không biết rõ người con gái sao ta yêu thương được?

2. laiquangnam06:31 18 tháng 11, 2019
“Thật thú vị khi đọc bài này, chuyện Ngôn ngữ thi ca thì vô cùng. Mỗi người mỗi vẻ, tuỳ trình độ, tuỳ ngữ lực của người đọc thơ mà họ chia sẻ KHEN CHÊ. Tự thân người Làm thơ không thể giảng thơ của mình nếu như mình dùng một cụm từ mới mà mình đắc ý. Chỉ có người đọc mới tự nhiên ra tay "cứu bồ" cho mình mà thôi.
Ví dụ người viết đoạn văn này, thật đáng thán phục làm sao - xin cám ơn anh đã cảm xúc viết nên đoạn này:
"Rõ ràng cụm từ: BÊN ĐÂY BỜ VĨNH TẬN là một cụm từ sáng tạo của nhà thơ Dung Thị Vân. Hiểu thế nào về cụm từ đó chỉ có nhà thơ mới lí giải một cách cặn kẽ. Nhưng đôi khi sự lí giải ấy chắc gì đã được người đọc chấp nhận. Với tôi, tôi nghĩ đây thuộc về một giới hạn vô cùng của không gian và không chỉ là không gian mà còn là giới hạn của của cảm xúc. Qua đó hình như nhà thơ đã muốn bày tỏ về sự tận cùng vĩnh cửu của những tàn phai. Ta cứ phải mặc nhiên công nhận nó và ta cảm nhận sự mông mênh của thi ca. Ta thấy những câu thơ như thế chiếm đoạt được cảm xúc của con tim mà không hiểu được vì sao lại như thế. Nó rất hay, nhưng hay ở chỗ nào thì ta cũng không thể lý giải."
Thưa quý vị!
Thế này thì khác gì bác laiquangnam chỉ thẳng mặt ông Nguyên Lạc: - Mày đã ngu dốt còn xảo biện, làm mấy trò mất dạy!

Đỗ Anh Tuyến nói...

Thưa quý vị!
Tối qua nhận được thư anh Đặng Xuân Xuyến gửi, để tránh kẻ xấu nói "Đỗ Anh Tuyến viết theo mớm lời của Đặng Xuân Xuyến" nên tôi chia sẻ tới mọi người.

BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
Đến:Tuyen Do Van

18 thg 11 lúc 22:33

Tuyến mến!
Cám ơn em đã luôn ủng hộ anh nhưng lời qua tiếng lại với ông Nguyên Lạc thì thật sự rất phí phạm thời gian, trí tuệ của em. Người như ông Nguyên Lạc không đáng để những người tử tế bận tâm.
Chú Nguyễn Xuân vừa thư cho anh về chuyện em công khai thư chú tâm sự riêng với em. Chú có vẻ không vui Tuyến à. Anh nghĩ mọi chuyện liên quan tới ông Nguyên Lạc anh em mình không thèm để ý vì tâm - tầm - trí của ông ta đúng như chú Nguyễn Xuân Dương nhận xét: rất ngô nghê của kẻ thiểu năng.
Cho anh xin mấy bài về Tết Nguyên Đán nhé.
Cám ơn em và chúc em luôn vui, khỏe, nhiều may mắn và thành công!
Anh Đặng Xuân Xuyến

----- Thư được chuyển tiếp -----
Từ: phamchienthang1980@yahoo.com.vn
Đến: BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
Đã gửi: 20:49:33 GMT+7, Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019
Chủ đề: Gửi Xuyến

Chiều nay mình gửi thư riêng tới Đỗ Anh Tuyến, cậu ấy đem phổ biến cho mọi người, như thế cũng tốt. Tuy không muốn dính dáng tới đối tượng như ông Nguyên Lạc, thêm rách việc nhưng thấy ông ta lỗ mãng với Xuyến trắng trợn quá nên mình đành lên tiếng.
Giờ mình yếu rồi, bài vở tham gia với trang nhà cho vui e sẽ không giúp Xuyến được nhưng mình vẫn thường xuyên vào đọc bài trên trang nhà. Mình mừng bài vở trang Đặng Xuân Xuyến ngày càng phong phú, chất lượng. Mình cũng mừng thấy Xuyến và anh Nhì, anh Châu Thạch vui vẻ với nhau.trong tinh thần hiểu và tôn trọng nhau.
Chúc bố con Xuyến nhiều sức khỏe và hạnh phúc!
Chúc trang Đặng Xuân Xuyến ngày thêm khởi sắc!
Nguyễn Xuân


Và tôi cũng chấm dứt "chuyện nực cười của ông Nguyên Lạc" tại đây.
Cám ơn mọi người đã thông cảm!
Đỗ Anh Tuyến

Lac Nguyên nói...

NHỮNG LỜI PHẢN HỒI ĐẾN ĐỖ ANH TUYẾN
Như đã nói, tôi sẽ không thêm lời nào nữa trên trang Bâng Khuêng về chuyện "ruồi bu" này, nhưng chuyện "chẳng đặng đừng" tôi đành phải mất thêm thời giờ vì sự trí trá cùng cực của Đỗ Anh Tuyến.
Sau đây tôi lần lượt trả lời từng điểm của ông ta:

I. VỀ SỰ LÉN LÚT PHÁT TÁN EMAIL.

Mời xem Copy các Email anh Phú Đoàn vì bức xúc forward- chuyển- đến tôi:
1
Fwd: Ông Nguyên Lạc thích nổi tiếng
Phu Đoan
Nov 16, 2019, 7:25 PM (3 days ago)
to me
---------- Forwarded message ---------
Từ: Hương Mai
Date: CN, 17 thg 11, 2019 vào lúc 06:51
Subject: Re: Ông Nguyên Lạc thích nổi tiếng
To: N. PV , Giống Trần Mỹ , BAOTHANG_XUANXUYEN DANG , Nhi Pham , Nguyễn Duy Xuân , nguyenxuanduong1940@gmail.com , Phạm Ngọc Thái , Thạch Đà , Thanh Tuan , Pham Chien Thang , Phu Đoan , khoidinhbang@gmail.com , Vu Nho , Ninh Vudinh , Luong Minh Vu , VU TIEM NGUYEN , vandanviet vũ , Duc Nguyen , Tran Mai Ngan , Trần Mỹ Giống , Nguyễn Xuân Lai , Xuân Nguyễn Duy , Van Tran , the Buicao , Thuong Nguyen , truongmanh16752@gmail.com , Mai Le , Muu Thai , toaiduyhd@yahoo.com.vn , lenghinhdv@gmail.com , Phu Doan , Lai Quang Nam , Tuyen Do Van
Cám ơn nhà thơ Đỗ Anh Tuyến nhé.
Mời cả nhà đọc bài của tác giả Trần Kiệm Đoàn về nhà thơ Nguyên Lạc ạ ...

Lac Nguyên nói...

2.
Fwd: Ông Nguyên Lạc thích nổi tiếng
Phu Đoan
Sat, Nov 16, 3:54 PM (3 days ago)
to me
---------- Forwarded message ---------
Từ: Tuyen Do Van
Date: CN, 17 thg 11, 2019 vào lúc 00:28
Subject: Ông Nguyên Lạc thích nổi tiếng
To: Hương Mai , N. PV , Giống Trần Mỹ , BAOTHANG_XUANXUYEN DANG , Nhi Pham , Nguyễn Duy Xuân , nguyenxuanduong1940@gmail.com , Phạm Ngọc Thái , Thạch Đà , Thanh Tuan , Pham Chien Thang , Phu Đoan , khoidinhbang@gmail.com , Vu Nho , Ninh Vudinh , Luong Minh Vu , VU TIEM NGUYEN , vandanviet vũ , Duc Nguyen , Tran Mai Ngan , Trần Mỹ Giống , Nguyễn Xuân Lai , Xuân Nguyễn Duy , Van Tran , the Buicao , Thuong Nguyen , truongmanh16752@gmail.com , Mai Le , Muu Thai , toaiduyhd@yahoo.com.vn , lenghinhdv@gmail.com , Phu Doan , Lai Quang Nam
Ông Nguyên Lạc này buồn cười lắm. Đầu năm vô cớ gây sự với anh Đặng Xuân Xuyến, bác Châu Thạch, bác Phạm Ngọc Thái. Giờ lại gây sự tiếp với bác Nguyễn Xuân Dương, anh Đặng Xuân Xuyến.
Viết ngô nghê thế này mà cứ thích gây sự với mọi người để đánh bóng tên tuổi mình...
......
Các bạn có thấy tên tôi không? Stevenguyen
Tất cả Email trên đều "lén lút" , không cho tôi biết. Tôi chỉ biểt nhờ Phú Đoàn chuyển đến- Fwd - mà thôi
Vì không được ghi tên trong danh sách được gởi, muốn phản biện lại tôi phải nhờ Phú Đoàn Forward nên sau đó Đỗ Anh Tuyến mới biết Email của tôi. Đây copy tôi nhờ PĐ chuyển thư:
Date: CN, 17 thg 11, 2019 vào lúc 21:07
Subject: RE: Fwd: Ông Nguyên Lạc thích nổi tiếng
To: Phu Đoan
Thưa anh Phú Đoàn, đúng ra tôi không muốn phí thì giờ vì những chuyện "ruồi bu" này với những người không biết "bóp trán", chỉ quen thói "Bỏ bóng đá người" không hợp với hai chữ TRÍ THỨC, và thường chỉ biết "ganh ghét", không biết dùng "kính ngữ". Nhưng chuyện chẳng đặng đừng: Một lần rồi thôi. Nhờ anh Forward Email này đến những đ/c Email mà ông CT và “ai đó” đã phát tán. Cám ơn cùng lời chúc sức khỏe. NL

Lac Nguyên nói...

II. TRẢ LỜI ĐỖ ANH TUYẾN TỪNG ĐIỂM
1- Về vụ Email của của chị Vũ Thị Hương Mai tôi xác nhận có ghi lầm là Email của CT, nhưng chuyện đó theo tôi cũng không thành vấn đề. Tại sao?
Thư của chị Hương Mai do anh Phú Đoàn chuyển đến tôi vì sự bức xúc của anh: Họ phê phán, tấn công tôi mà không cho tôi biết. Hãy đọc lại tên các người được gởi ở Copy trên, đâu có tên tôi: Stevenguyen. Tuy nhiên, tôi cũng cám ơn Hương Mai, vì nhờ chị tôi mới biết ông CT đã đăng bài "đạo văn" người khác rồi tự gán ghép thêm gởi đăng trên trang Đặng Xuân Xuyến để tấn công tôi mà tôi không hay.
Sự phát tán do Email chỉ vài chục người, còn sự phát tán trên trang Blog có thể từ ngàn người trở lên. Do đó, dù là Email của Hương Mai hay của CT , tầm nguy hại người khác cũng không bằng trên trang blog

2- Về vụ Nguyễn Xuân Dương: Đỗ anh Tuyến copy email NXD dùng nó phê phán tôi, tôi có quyền nghi ngờ về sự thật/ giả của email chứ, tại sao không?


3- Về vụ lời Comment của Laiquangnam
Đây là những lời của Đỗ Anh Tuyến viết trong Email:
“thật thú vị khi đọc bài này ,chuyện Ngôn ngữ thi ca thì vô cùng .Mỗi người mỗi vẻ .tuỳ trình độ ,tuỳ ngữ lực của người đọc thơ mà họ chia sẻ KHEN CHÊ .tự thân người Làm thơ không thể giảng thơ của mình nếu như mình dùng mọt cụm từ mới mà mình đắc ý .Chỉ có người đọc mới tự nhiên ra tay " cứu bồ " cho mình mà thôi
ví dụ người viết đoan văn này ,thật đáng thán phục làm sao - xin cám ơn anh đã cảm xúc viết nên đoạn này
"Rõ ràng cụm từ: BÊN ĐÂY BỜ VĨNH TẬN là một cụm từ sáng tạo của nhà thơ Dung Thị Vân. Hiểu thế nào về cụm từ đó chỉ có nhà thơ mới lí giải một cách cặn kẽ. Nhưng đôi khi sự lí giải ấy chắc gì đã được người đọc chấp nhận. Với tôi tôi nghĩ đây thuộc về một giới hạn vô cùng của không gian và không chỉ là không gian mà còn là giới hạn của của cảm xúc. Qua đó hình như nhà thơ đã muốn bày tỏ về sự tận cùng vĩnh cửu của những tàn phai. Ta cứ phải mặc nhiên công nhận nó và ta cảm nhận sự mông mênh của thi ca. Ta thấy những câu thơ như thế chiếm đoạt được cảm xúc của con tim mà không hiểu được vì sao lại như thế. Nó rất hay, nhưng hay ở chỗ nào thì ta cũng không thể lý giải."
mới thấy ông Nguyên Lạc là kẻ tiểu nhân và thô bỉ như thế nào.
Đỗ Anh Tuyến cố tình có "ỷ đồ" ghép câu "mới thấy ông Nguyên Lạc là kẻ tiểu nhân và thô bỉ như thế nào" vào cuối Com của LQN, không ghi rõ câu nói của ai để "mập mờ đánh lận con đen", khiến người tưởng là của LQN . Khi biết rõ "mưu đồ" này, anh LQN mới xin lỗi tôi
Đây là Copy trao đổi giữa tôi và anh Laiquangnam:
Re: Ông Nguyên Lạc thích nổi tiếng
Lai Quang Nam
Mon, Nov 18, 6:02 AM (22 hours ago)
to me

Trời đất.!
Anh cho tôi xin lỗi, vô tình thấy một đoạn, viết hay mà bọn họ cũng lợi dụng. Già đầu còn ngu

Vào 19:00, T.2, 18 Th11, 2019 Steven Nguyen đã viết:
Cám ơn anh Laiquangnam về việc cần làm sáng tỏ này. Tôi cũng đã chuyển Email của Châu Thạch và group - có thể dùng chữ bầy đàn? của ông ta đến TS Trần Kiêm Đoàn để cho TS biểt cái trò bẩn thiểu của họ. "cố tình" ghép lời Phi Lộ vào bài của TKĐ để cho rằng anh TKĐ "tấn công" tôi.
Hôm nay họ lại sử dụng trò bẩn thiểu này một lần nữa để làm mọi người hiểu lầm là anh Laiquangnam chửi mắng tôi. Dưới đây , phần tô màu vàng họ ghép vào lời comment của LQN rồi phát tán khắp nơi:
Mời xem:
comment của laiquangnam06:31 18 tháng 11, 2019 trên trang Bâng Khuâng của ông La Thụy:

Lac Nguyên nói...

4. Về vụ xúc phạm
Đây là "lời vàng" của Đỗ Anh Tuyến:
"Sáng nay vào trang Bâng Khuâng, một loạt bình luận rất vô văn hóa ông Nguyên Lạc xúc phạm tôi, bác Châu Thạch, chú Nguyễn Hoàng Nam. Những lời đó tôi không nhắc đến vì sợ bẩn tai mọi người. Tôi lọc ra mấy câu nghe còn có một chút tử tế để trả lời ông ta".
Lac Nguyên trả lời:
- Cho tôi biết câu nào của tôi "vô văn hóa" xúc phạm anh? Tôi chỉ phê phán sự trí trá của anh bằng lời lẽ đàng hoàng, đâu phải như anh, này nhé:
ngô nghê cái thiểu năng trí tuệ
ông Nguyên Lạc là kẻ tiểu nhân và thô bỉ
bình luận rất vô văn hóa ông Nguyên Lạc
Những lời này ông nghĩ sao? Có văn hóa?
- Cho tôi biết câu nào tôi xúc phạm Nguyễn Hoàng Nam? Tôi phản biện lại bình luận của ông này không được sao? Có đọc rõ những lời phản biện của tôi không? Hay vì sân si mà không hiểu nghĩa tiếng Việt
- Còn về ông Châu Thạch, ông ta dùng thủ đoạn "ma giáo" tấn công tôi, tôi chưa trả lời mà. Tôi chỉ ghi lại lời bức xúc của Laiquangnam về Lời Phi Lộ, thật ra là lời comment "phá thối" của ông chống lại việc giải hàm oan cho Nguyễn Du, tiếp tay cho sự "xâm lăng văn hóa" của Tàu. Nay sẵn đây tôi phê phán ông ta luôn, bằng lời của LQN cùng thêm lời khinh bỉ của tôi.
Đây lời phê phán:
""MIỆNG LƯỞI GIAN XẢO ĐẠO ( =ăn cắp,chôm chỉa ) CỦA NGƯỜI TA LÀM CỦA MÌNH ( nói quả quyết là Nguyễn Du “Chôm” của một anh Tàu nay chưa xác định biết tên Thanh Tâm Tài Nhân ) THÌ CŨNG ĐẾCH LÀM CHO CỤ NỔI DANH THÊM.THẾ NHƯNG CON CHÁU MÀ LẤY GIA TÀI CỦA NGƯỜI KHÁC NÓI LÀ CỦA CHA ÔNG MÌNH RỒI CƯỚP VỀ CHO MÌNH LÀ ĐỒ VÔ LẠI LÀM ĐIẾM NHỤC ÔNG BÀ MÌNH CHỚ CÓ HAY HO GÌ ĐÂU."
CHÂU THẠCH -TRAN TRUONGVAN
- Ông ta là ai ? Tôi chắc chắn chắn rầng , hắn ta một thàng Tàu Họ TRƯƠNG ,quốc tịch Việt , đúng ra nó phải can đảm lấy đúng họ của mình là Zhang ) .và đùng dấu mặt nữa .
Đáng xấu hổ khi tôi đã lỡ kết bạn cùng hắn !
Tôi không nghĩ một người đã lận lưng được mảnh bằng tú tài 1 -thời VNCH -mà viết đươc những lời mà tôi cho là MẤT DẠY NHẤT MÀ tôi đã từng đọc -Xin hãy đọc các bài bìnhh thơ của ông ta trong trang của VĂN NGHỆ QUẢNG TRỊ thì ta biết ngay kiến văn của ông ta. Một người có kiến văn rất thập về mảng biên khảo , chỉ giỏi dùng lời văn BIỀN NGẪU ,lời có cánh trong bình văn thơ -Trong tay mình không có lấy một quyển sách về MẢNG ĐỀ TÀI nguồn gốc TRUYỆN KIỀU , chưa từng biết truyện Nguỵ thư Thanh Tâm Tài Nhân đã viết gì trong đó , cấu trúc của nó ra sao , trong tủ sách mình giỏi lắm là vài quyển VIÊT VĂN ĐỘC BẢN thời VNCH ,sách gối đầu giường mà bất cứ một vị GS Trung học nào cũng phải mua ,nay mang ra và viết nhũng lời như thế này thật là KHÓ NGỬI (Laiquangnam). Ông ta đã "đạo văn" người, tự động gán ghép thêm những lời xấu xa của mình vào rồi dùng chúng tấn công người khác. Một trò bỉ ổi , Trí Thức không cho phép.(LN)

Lac Nguyên nói...

Đây là Copy bài "đạo văn" của Châu Thạch trên trang ĐXX
Bình luận của nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Nam (Chủ nhiệm web Bông Tràm):
Thật tình từ khi nghe thầy cô giảng những câu Kiều trên ghế nhà trườngvà cho đến tận mãi bây giờ, tôi vẫn luôn nghĩ cụ Nguyễn phóng tác Kiều từ truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng điều đó không quan trọng, với tôi Kiều vẫn sáng chói những lời thơ lấp lánh con chữ mà chỉ có thể là Nguyễn Du với tài năng của mình, đã cho nước Việt một áng thơ bất hủ, rạng rỡ nền thi ca Việt Nam. Một câu chuyện đời bình thường của một tác gia bình thường, qua tay Nguyễn Du nó bỗng chốc vụt chói loà ngôn ngữ thi ca, và nhờ Kiều người ta mới biết đến một gã Thanh Tâm Tài Nhân vô danh. Như vậy có cần phải hàm hồ lấy được, quy chụp cái gã vô danh kia. Đừng làm chuyện tào lao thưa các ông.
*.
Sacramento, Mạnh Thu 2019
TRẦN KIÊM ĐOÀN
Địa chỉ: Saramento, California,
Hoa Kỳ.
Email: trankiemdoan@gm
ail.com
………………………………………
- Cập nhật từ email truongvantran@hotmail.com gửi ngày 27.08.2019.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.......
Xin chú ý về hàng chữ: - Cập nhật từ email truongvantran@hotmail.com gửi ngày 27.08.2019.
Có nghìa là chính Châu Thạch đã gới đăng, chứ không phải anh Trần Kiêm Đoàn. Và xin chú ý đến bình luận của Nguyễn Hoàng Nam cũng chính CT gán ghép vào. Tôi đà phản hồi ở trên

Lac Nguyên nói...

5- Về vấn đề: ông Nguyên Lạc vẫn hay “khoe” là tri kỷ với ông ta như: bác Phú Đoàn, bác laiquangnam, bác Phạm Đức Nhì, bác Chu Vương Miện, cô Trần Mai Ngân...
Cái này tôi nghĩ ĐAT đầu có vấn đề? Tôi "khoe" ớ đâu? Ai biết?
Phú Đoàn, Laiquangnam, Phạm Đức Nhì chỉ là bạn văn mà thôi, riêng Laiquangnam thì cùng nhóm viết giải oan cho cụ Nguyễn Du.
Chu Vương Miện thì đã tránh né tôi khi tôi chất vấn về vụ ĐXX
Trần Mai Ngân có thể nói là thù nghịch với tôi về vụ bài thơ của cô, và coô thuộc nhóm ĐXX sao nói là tri kỷ tôi. Cho bạn nói lại đó.
Đối với tôi, tôi không núp dưới "cổ thụ" nào cả, không như ai đó, nhớ nhé

6- Còn vụ Đỗ Anh Tuyến viết theo mớm lời
Xin mời đọc những comments dưới bài này sẽ rõ. Đây là link:
CÁCH HÀNH XỬ KHÔNG TRÍ THỨC
https://nghiathuc.com/2019/03/06/148793/
Xin trích ra đây phản hồi này để các bạn hiể rõ Đổ Anh Tuyến
"Sẵn đây có vài lời về Đổ Anh Tuyến kẻ mà Đặng Xuân Xuyến mớm lời để dùng chiến thuật “biển người” của “nước lạ” tấn công tôi qua bài MẤY “CÁI DẠI” CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC – ĐỖ ANH TUYẾN.
Tôi nói thêm vài lời với Đổ Anh Tuyến :
1. Trong tranh luận, khi người ta chứng mình được 1 điểm bạn ngụy ngôn, thì tất cả các điểm còn lại của bạn đều là ngụy ngô, XẠO. Tôi đã chứng mình được điểm ngụy ngôn của Đổ Anh Tuyến là việc ông nói về Muu Thai. Tôi đã đưa ra bằng chứng, hinh ảnh Email của anh Muu Thai đã yêu cầu xoá bỏ những comments của anh mà Đ XX đã post không hỏi ý kiến và xin lỗi tôi. từ ngày 3 tháng 3, 2019. Nhưng Đ XX vẫn không làm theo. Bài viết này của Đổ Anh Tuyến ngày 5/3 vậy rõ ràng là tên đầy tớ này có tính đưa ra ” thông tin giả mạo” (Disinformation) có lợi cho “bầy đàn” mình"
* Sau những comments này, tôi sẽ BLOCK - chặn Email Đỗ Anh Tuyến và tôi cũng chấm dứt "chuyện ruồi bu" tại đây.
Xin các bạn thông cảm cho chuyện chẳng đặng đừng của tôi.
Kính chúc sức khỏe
Nguyen Lac

Lac Nguyên nói...

Xin thưa rõ: Tôi phải đưa ra comment 6 vì Đỗ Anh Tuyến lại phát tán bài: MẤY “CÁI DẠI” CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC – ĐỖ ANH TUYẾN. trên trang ĐXX. Bài này đã đăng lâu rồi. Trên trang này, tất cả những lời phản hồi của tôi post sẽ bị "ai đó" xóa ngay, chỉ "chọn lọc" những comment "có định hướng"

Đỗ Anh Tuyến nói...

Mời mọi người xem tôi có gửi cho tên tiểu nhân bỉ ổi Nguyên Lạc này không nhé:
Tuyen Do Van
Đến:
N. PV
,
Giống Trần Mỹ
,
BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
,
Nhi Pham
,
Nguyễn Duy Xuân
,
nguyenxuanduong1940@gmail.com
,
Phạm Ngọc Thái
,
Thạch Đà
,
Thanh Tuan
,
Pham Chien Thang
,
Phu Đoan
,
khoidinhbang@gmail.com
,
Vu Nho
,
Ninh Vudinh
,
Luong Minh Vu
,
VU TIEM NGUYEN
,
vandanviet vũ
,
Duc Nguyen
,
Tran Mai Ngan
,
Trần Mỹ Giống
,
Nguyễn Xuân Lai
,
Xuân Nguyễn Duy
,
Van Tran
,
the Buicao
,
Thuong Nguyen
,
truongmanh16752@gmail.com
,
Mai Le
,
Muu Thai
,
toaiduyhd@yahoo.com.vn
,
lenghinhdv@gmail.com
,
Phu Doan
,
Lai Quang Nam
,
Hương Mai
,
Steven Nguyen
,
Lieu Nguyen
,
BÀNG NGUYỄN
,
Nguyen Hoang Lang Du
,
Nghiêm Lương
Ẩn

18 thg 11 lúc 17:06

Bác Nguyễn Xuân vừa gửi thư riêng đến tôi:


phamchienthang1980@yahoo.com.vn
Đến:Tuyen Do Van

18 thg 11 lúc 16:37

Mình không thích tham gia vào mấy chuyện buồn cười thế này nhưng các bạn gửi thư đến mình nên mình có vài dòng.

Mình nghĩ có thể anh Nguyên Lạc thấy nhiều người bình thơ của Đặng Xuân Xuyến nên anh ấy công kích Xuyến để mọi người chú ý đến anh ấy. Nếu là người bình thường sẽ không làm thế vì thơ phải chạm được vào trái tim người đọc thì người ta mới viết lời bình được. Và cũng còn là cái duyên giữa người bình với tác giả nữa. Không phải thơ được nhiều người bình sẽ là thơ hay mà chỉ nên hiểu bài thơ đó đã chạm được vào trái tim bạn đọc như thế là tác giả đã thành công. Người làm thơ, yêu thơ nên mừng cho nhau mới phải.

Thơ của Đặng Xuân Xuyến có bài hay, bài bình thường và có cả những bài dở, dưới mức trung bình. Chuyện đó cũng là bình thường với những người sáng tác.

Đặng Xuân Xuyến tiếp thu rất nghiêm túc những lời khen-chê xuất phát từ tinh thần xây dựng qua việc tự tổng hợp, giới thiệu khách quan những bài phê bình dành cho cậu ấy chứ không như ai đó tài đã không có mà tâm còn chứa những toan tính đen tối.


Vào 14:29:25 GMT+7, Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019, Tuyen Do Van đã viết:

Đỗ Anh Tuyến nói...

Tên tiểu nhân bỉ ổi này thật thớ lợ. Tôi gửi có cả email của hắn: Steven Nguyen Những câu trích dẫn của người khác tôi đều để trong "", vậy mà kẻ tự xưng nhà các kiểu này lại trí trá giở trò.

Tuyen Do Van
Đến:
N. PV
,
Giống Trần Mỹ
,
BAOTHANG_XUANXUYEN DANG
,
Nhi Pham
,
Nguyễn Duy Xuân
,
nguyenxuanduong1940@gmail.com
,
Phạm Ngọc Thái
,
Thạch Đà
,
Thanh Tuan
,
Pham Chien Thang
,
Phu Đoan
,
khoidinhbang@gmail.com
,
Vu Nho
,
Ninh Vudinh
,
Luong Minh Vu
,
VU TIEM NGUYEN
,
vandanviet vũ
,
Duc Nguyen
,
Tran Mai Ngan
,
Trần Mỹ Giống
,
Nguyễn Xuân Lai
,
Xuân Nguyễn Duy
,
Van Tran
,
the Buicao
,
Thuong Nguyen
,
truongmanh16752@gmail.com
,
Mai Le
,
Muu Thai
,
toaiduyhd@yahoo.com.vn
,
lenghinhdv@gmail.com
,
Phu Doan
,
Lai Quang Nam
,
Hương Mai
,
Steven Nguyen
,
Lieu Nguyen
,
BÀNG NGUYỄN
,
Nguyen Hoang Lang Du
,
Nghiêm Lương
Ẩn

18 thg 11 lúc 14:29

Đọc:

laiquangnam06:31 18 tháng 11, 2019 trên trang Bâng Khuâng của ông La Thụy:


TRAO ĐỔI VỚI NHÀ THƠ NGUYỄN VƯỢNG VỀ NGÔN NGỮ TRONG THI CA - Nguyễn Xuân...


“thật thú vị khi đọc bài này ,chuyện Ngôn ngữ thi ca thì vô cùng .Mỗi người mỗi vẻ .tuỳ trình độ ,tuỳ ngữ lực của người đọc thơ mà họ chia sẻ KHEN CHÊ .tự thân người Làm thơ không thể giảng thơ của mình nếu như mình dùng mọt cụm từ mới mà mình đắc ý .Chỉ có người đọc mới tự nhiên ra tay " cứu bồ " cho mình mà thôi

ví dụ người viết đoan văn này ,thật đáng thán phục làm sao - xin cám ơn anh đã cảm xúc viết nên đoạn này

"Rõ ràng cụm từ: BÊN ĐÂY BỜ VĨNH TẬN là một cụm từ sáng tạo của nhà thơ Dung Thị Vân. Hiểu thế nào về cụm từ đó chỉ có nhà thơ mới lí giải một cách cặn kẽ. Nhưng đôi khi sự lí giải ấy chắc gì đã được người đọc chấp nhận. Với tôi tôi nghĩ đây thuộc về một giới hạn vô cùng của không gian và không chỉ là không gian mà còn là giới hạn của của cảm xúc. Qua đó hình như nhà thơ đã muốn bày tỏ về sự tận cùng vĩnh cửu của những tàn phai. Ta cứ phải mặc nhiên công nhận nó và ta cảm nhận sự mông mênh của thi ca. Ta thấy những câu thơ như thế chiếm đoạt được cảm xúc của con tim mà không hiểu được vì sao lại như thế. Nó rất hay, nhưng hay ở chỗ nào thì ta cũng không thể lý giải."

mới thấy ông Nguyên Lạc là kẻ tiểu nhân và thô bỉ như thế nào.

Tôi xin lỗi đã làm phiền mọi người.
Kính chúc mọi người sức khỏe, vui vẻ và thành công!

Đỗ Anh Tuyến nói...

Và đây là bài MẤY CÁI DẠI CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC tôi có nói đến trong bài nhưng nãy quên không post kèm:
https://dangxuanxuyen.blogspot.com/2019/03/may-cai-dai-cua-ong-nguyen-lac-tac-gia.html