Nhà thơ Nguyên Lạc
VÀI
Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (2)
Nguyên Lạc
Đây là phần tiếp nối theo bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng Trong Thơ” (1) đã đăng trên Blog [*]
Phần này bàn về:
THỦ
ĐẮC THƠ VÀ CĂN BẢN TRIẾT LÝ
Trong bài “Vài Khái Niệm Về Việc Dùng Chữ Trong Thơ”
[**] tôi có nêu ra ý riêng:
“Là
thơ Việt, người làm thơ / thưởng lãm / phê bình thơ phải thủ đắc một số thơ của
tiền nhân, căn bản triết lý Đông Phuơng để dùng nó khám phá những hàm ẩn, “ý tại
ngôn ngoại” của bài thơ.
1. Thí dụ 1
Như khi làm ra câu thơ hoặc thưởng thức câu thơ này:
Làm
sao tắm lại dòng sông ấy?
(Tự chế để minh họa)
Ta nhớ đến triết lý “thời gian bất phục hồi” của tiền nhân: Thời gian trôi qua là qua
luôn, không bao giờ trở lại. Khiến ta nhớ đến câu:
- “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng
sông”. (Heraclitus)
- Hoặc các câu trong bài thơ Tương Tiến Tửu. Nói về
sự biến đổi của thời gian, Lý Bạch đời Đường thảng thốt, ngậm ngùi than thở:
Quân
bất kiến:
Hoàng
Hà chi thuỷ thiên thượng lai,
Bôn
lưu đáo hải bất phục hồi!
Hựu
bất kiến:
Cao
đường minh kính bi bạch phát,
Triêu
như thanh ty mộ thành tuyết.
Dịch nghĩa
Anh
không thấy:
nước
sông Hoàng từ trời rơi xuống,
chảy
tuôn ra biển có quay về?
Lại
chẳng biết:
đứng
trước gương, thương thay tóc bạc
sáng
đang xanh, chiều xác xơ phai!
2. Thí dụ 2
Như khi thưởng thức các câu thơ “Tháng sáu trời mưa”
– Nguyên Sa:
Tháng
sáu trời mưa, trời mưa không dứt
Trời
không mưa anh cũng lạy trời mưa
Anh
lạy trời mưa phong toả đường về
Và
đêm ơi xin cứ dài vô tận …
Da
em trắng anh chẳng cần ánh sáng
Tóc
em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
Trên
cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
Vì
anh gọi tên em là nhan sắc
Ta nên nhớ lại hai câu thơ của tiền nhân:
Vũ
vô kiềm tỏa năng lưu khách.
Sắc
bất ba đào dị nịch nhân.
(Đàm Thận Huy/ Nguyễn Giản
Thanh)
Dịch nghĩa :
Gió
mưa không có then khóa mà giữ được khách.
Nhan
sắc không phải sóng lớn mà dìm chết người.
Khổ 1 của bài thơ Nguyên Sa trên là từ câu: “Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách”.
Khổ 2 của bài thơ Nguyên Sa trên là từ câu: “Sắc bất ba đào dị nịch nhân”.
3. Thí dụ 3
Như khi thưởng thức câu thơ này:
Xuân
thu vèo bóng song ngoài [1]
Để
người ở lại tóc đời điểm sương
Nâng
ly đắng khúc hồ trường [2]
Nhớ
câu thuỷ đoạn càng vương nỗi sầu! [3]
Tình
về đâu? Sắc bền lâu?[4]
Nhân
sinh. Vân cẩu. Khóc câu “phục hồi”! [5]
(Tự chế
để minh họa)
a. Ta phải nhớ đến thơ của tiền nhân:
– [1] Xuân thu có nghĩa là thời gian. “Nhân sinh
thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích”- Trang Tử: Người ta ở trong
trời đất như ngựa trắng chạy qua khe hở (ý nói ngày giờ qua mau).
– [2] Hồ trường – Nguyễn Bá Trác: “Đất trời mang mang
ai người tri kỷ?/ Lại đây cùng ta cạn một hồ trường”
– [3] “thuỷ đoạn ” : Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh
lưu. Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu – Lý Bạch (Rút dao chém nước, nước vẫn chảy.
Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu)
– [4] Sắc là nhan sắc: “Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách/
Sắc bất ba đào dị nịch nhân” – Đàm Thận Huy/ Nguyễn Giản Thanh
– [5] “Vân cẩu”: Chỉ sự thay đổi mau chóng ở đời, sự
vô thường: Do hai câu thơ của Đỗ Phủ đời Đường: Thiên thượng phù vân như bạch
y, tu du hốt biến vi thương cẩu (Trên trời có đám mây nổi trông như cái áo trắng,
phút chốc bỗng biến thành con chó xanh ). Cung oán ngâm khúc : “Bức tranh vân cẩu
vẽ người tang thương”.
“Phục hồi”: Quân bất kiến Hoàng hà chi thuỷ thiên thượng
lai/ Bôn lưu đáo hải bất phục hồi! (Tương Tiến Tửu – Lý Bạch). Khóc câu “phục hồi”:
Không thể nào trở lại – bất phục hồi.
b. Sẵn đây, xin được ghi lại những vài ý của tôi về
câu cuối (khổ cuối) của các bài thơ:
[ Người ta hỏi một thi sĩ Nhật nổi danh rằng làm thế
nào viết được một bài thơ tứ tuyệt hay của Trung Hoa. Thi sĩ giảng giải: Câu đầu
chứa phần khởi nhập; câu hai là phần chuyển tiếp của câu đầu; câu ba chuyển từ
đề mục và bắt đầu một ý mới; và câu bốn gồm ba câu trước hợp lại với nhau. (thiền
sư Muju)
Ta có thể nới rộng ra, nói về thơ nhiều khổ: Khổ cuối
cùng bao gồm các khổ trước hợp lại với nhau. Các khổ đầu là nước trên mặt phễu,
vào miệng phễu và thân phễu, rồi thoát ra với độ xoắn tâm tư ở khổ cuối
cùng.
Nét độc của bài THƠ HAY là phải đảm bảo được nguyên tắc
“mạch kỵ lộ” của thi pháp thơ Đường: Nghĩa là mạch thơ tối kỵ bị để lộ ra. Nhà
thơ phải làm cách nào để đến câu cuối (khổ cuối) điều mình muốn nói, muốn nhắn
nhủ mới lộ ra; gây bất ngờ cho người đọc. Bất ngờ càng lớn, ngược lại được những
đoán định, thì sức lay động sẽ càng mãnh liệt. Vì thế, câu cuối (khổ cuối)
thường gánh vác nhiệm vụ thể hiện chủ đề của bài thơ. Những câu đầu (khổ đầu)
dù nói nhiều điều, tả nhiều thứ vẫn chỉ là sự chuẩn bị cho sự xuất hiện của câu
cuối…] [Thơ Hay Tứ Tuyệt – Nguyên Lạc]
Câu cuối ở bài thơ minh họa trên xem như tổng hợp các
câu thơ bên trên nó: “Nhân sinh. Vân cẩu. Khóc câu ‘phục hồi’ ” = Đời người
(nhân sinh) luôn biến đổi – vô thường (vân cẩu), thời gian vô tình xuôi trôi,
người không thể nào trở về thời quá khứ (bất phục hồi – khóc “phục hồi) để
tìm lại tuổi xuân, tim lại tình sắc.
Nguyên Lạc
.................
[*] VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ 1 – Nguyên Lạc
https://nguyenlac.blog/2019/10/29/vai-y-ve-chu-dung-trong-tho-nguyen-la%cc%a3c/
[**] Vài khái niệm về việc dùng chữ trong thơ - Nguyên
Lạc
http://t-van.net/?p=38655
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét