Nhà thơ Ái Nhân
SUY
NGHĨ VỀ BÀI THƠ HAY “ĐỪNG VÔ CẢM” CỦA THÁI BÌNH DƯƠNG
Bùi Cao Thế
Bùi Cao Thế
“Sống trên đời giữ cho mình lương thiện đã là quá dũng cảm!” (lời một nhà lãnh đạo Thụy Điển), nhưng chỉ lương thiện thôi mà bàng quan trước sự đời thì chưa hẳn là người dũng cảm!
Trước cuộc sống mà những “người lớn thật đáng thương!” (Trần Nhuận Minh) không dám nói những
điều mình nghĩ, không cả dám bênh vực lẽ phải, luôn “dĩ hòa vi quí”…thì thật buồn!
Mà có nói lên sự thật rồi bị số phận vùi dập như thày
giáo ở Hà Tây kia (…) thì thật là đắng cay cho sự thật!
Đọc bài thơ của bạn Biển Xưa lòng tôi chợt thoáng ngượng
ngùng, ngượng cho mình, ngượng cho thơ…ngượng cho những “người lớn” trong xã hội
người chặt chội “thị phi” này!
Mở đầu bài thơ là câu :
“Làm
người trong cõi thị phi
Chỉ
im lặng có khác chi đớn hèn?”
Lời chỉ trích chân thành thẳng thắn thói bạc nhược của
đại đa số người trong xã hội hiện tại. Họ luôn “im lặng là vàng” im lặng để lĩnh lương, im lặng để đoàn kết, im lặng
để yên thân (sự im lặng vô cảm!).
Thật buồn khi giữa phố có đám thanh niên đánh nhau dăm
người đánh một không ai dám can… mấy nữ sinh đấm đá lột áo bạn cùng học giữa lớp,
mà cả lớp đứng xem…rồi quay clip tung lên mạng coi đó là trò tiêu khiển (!)
Vô cảm đến nhẫn tâm! Nếu đọc những câu thơ này liệu
tâm hồn “Người” trong họ có hổ thẹn? Và chúng ta cảm thấy chua xót khi nhìn thấy
hình ảnh một số những học sinh thời nay thô bạo với bạn bè? Những nhà hoạch định
tương lai cho ngành giáo dục sẽ suy nghĩ gì để bổ xung cho môn giáo dục công
dân để làm ra những sản phẩm “Người” chất lượng cho tương lai đất nước?
“Vô
tâm bạc nhược thành quen
Rồi
yêu ghét thấy trắng, đen… mơ hồ”
Câu thơ không màu mè uốn éo, như một logic hình thành
lên lẽ sống của lớp nhân cách “đàn cừu”
trong xã hội… “mũ ni che tai” này. Thật
đáng thương cho “lũ cừu người”!
Và tiếp theo cái logic ấy là :
“Tự
tay ta đắp nấm mồ
Nhốt
hồn ta xuống hồ đồ làm sao !”
Họ tự nhốt hồn mình, nhốt trái tim, tiếng nói chính
nghĩa bênh vực lẽ phải, bênh vực kẻ yếu, họ chấp nhận sự nhu nhược của cuộc đời.
Chàng Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu chắc đã già không
còn sức bẻ “cây làm gậy” bênh vực kẻ
yếu hèn nữa rồi!
Thật buồn và xót xa khi những sự vô lý, bất công, oan
khuất của nhân quần mà họ vẫn im lặng, làm ngơ để là “vàng” thì cái vàng ấy cũng chẳng bằng cái “vàng” mà nông dân đem bón ruộng (!)
Khổ kết của bài thơ như mở ra, hướng ta ngẩng đầu nói
thật, tỉnh ngộ tư duy “đàn cừu” trong
xã hội chúng ta.
Và châm biếm thói bàng quan của đại đa số “chúng ta” chấp nhận lẫn lộn trắng đen…
làm ngơ trước những tiêu cực coi đó là “chuyện
thường ngày ở huyện” (!)
“Ngẩng
đầu đĩnh đạc khoan thai
Hôm
nay ta sống khỏi mai ngậm ngùi!
Đời
người ngắn ngủi niềm vui
Trắng
đen mà lẫn… phỉ phui kiếp người!”
Bài thơ thật sâu sắc cảnh tỉnh chúng ta, hướng ta nhìn
nhận lại mình, lại người, cổ vũ lòng dũng cảm dám đấu tranh chống những tiêu cực
thường ngày để chân lý luôn thuộc về lẽ phải!
“Đừng
bàng quan, chớ vật vờ
Hãy
luôn dõi mắt đến bờ tương lai!”
Tôi thật lòng ngưỡng mộ tác giả và những vần thơ đau
đáu nỗi niềm!
Hỡi những chàng Lục Vân Tiên trẻ ơi mau lớn lên!
ÁI NHÂN
ĐỪNG VÔ CẢM
Làm người trong cõi thị phi
Chỉ im lặng có khác chi đớn hèn?
Vô tâm, bạc nhược thành quen
Rồi yêu, ghét…nhìn trắng ,đen mơ hồ!
Tự tay ta đắp nấm mồ
Nhốt hồn ta xuống hồ đồ là sao
Ngoài kia đất rộng trời cao
Nồng nàn ánh sáng cớ sao hững hờ?
Đừng bàng quan, chớ vật vờ
Hãy luôn dõi mắt đến bờ tương lai
Ngẩng đầu đĩnh đạc khoan thai
Hôm nay sống đừng để mai ngậm ngùi!
Đời người ngắn ngủi niềm vui
Trắng đen mà lẫn… phỉ phui kiếp người!
Thái Bình Dương
(Bút danh Biển Xưa)
(Bút danh Biển Xưa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét