Phạm
Thiên Thư trong đêm thơ nhạc của ông và Phạm Duy năm 2011
TTO
- Những ai say đắm bài thơ Động hoa vàng của nhà thơ Phạm Thiên Thư chắc sẽ bất
ngờ khi biết nhiều ý tứ về “động hoa vàng” được ông lấy cảm hứng từ căn gác gỗ ở
khu cù lao Phan Xích Long.
Khu
vực cù lao còn là nơi cư ngụ của nhà thơ Trụ Vũ - tác giả bài thơ Quasimodo nổi
tiếng. Quê ở Huế, ông vào Sài Gòn từ năm 1949, đến năm 1961 sống ở khu Phan
Xích Long này.
Theo
lời nhà thơ, khung cảnh, vị trí của Phú Nhuận khiến nhiều nhà thơ tìm đến cư ngụ
vì thuận tiện để đi lên khu vực trung tâm, giá cả sinh hoạt lại rẻ.
Ngày
xưa Phan Xích Long có xóm Mã Đen, nhiều mồ mả. Xóm này thuộc ấp Đông Ba, quanh
xóm tre trúc mọc đầy.
Người
nghèo, cả người tị nạn cũng rúc vào khu này sinh sống. Còn vùng cù lao (giờ là
khu vực đường Hoa Sứ, Hoa Lan...) ngày trước cỏ lau mọc trải dài tới khu vực bờ
kè.
Ông
kể ngày xưa muốn tìm không gian yên tĩnh, ông thường ra đó. Ông còn kể rằng khi
giao thiệp với nhà thơ Hoàng Cầm, có một lần nhà thơ Hoàng Cầm vào Sài Gòn
chơi, Trụ Vũ nhờ người em kết nghĩa tên Diệu Tiên dẫn về nhà ông.
Nhưng
họ bị lạc nguyên một ngày mới tìm ra nhà Trụ Vũ! Căn nhà của ông còn là nơi lui
tới của Phạm Thiên Thư thời trẻ, của Sơn Nam, Thụy Long... và nhiều văn
nghệ
sĩ, giới trí thức Sài Gòn.
“ĐỘNG
HOA VÀNG” CỦA PHẠM THIÊN THƯ
Yến Trinh - Tiến Long
“Rằng
xưa có gã từ quan/ Lên non tìm động hoa vàng ngủ say...”.
Có thể nói một cách nào đó, khu cù lao Phan Xích Long
chính là “động hoa vàng” của Phạm
Thiên Thư. Ở nơi đây, ông đã trải qua những năm tháng sáng tác rực rỡ nhất
trong cuộc đời mình.
Khu cù lao còn là nơi cư ngụ của nhiều văn nghệ sĩ như
Trụ Vũ, Thụy Long, cũng là nơi lui tới bàn chuyện con chữ thế sự của Phạm Duy,
Sơn Nam...
Một
người hàng xóm của nhà thơ Phạm Thiên Thư kể về khu xóm ngày xưa và “động hoa
vàng” nay biến thành căn nhà ba tầng - Ảnh: Tự Trung
Chúng tôi tìm gặp nhà thơ Phạm Thiên Thư khi ông đã
chuyển về sống cùng người vợ thứ ba trong căn nhà nhỏ trên đường Hồng Lĩnh, thuộc
khu cư xá Bắc Hải (Q.10).
Có thể nói hình ảnh hoa vàng xuất hiện dày đặc trong
thơ Phạm Thiên Thư. Nó trở thành một biểu tượng xuyên suốt, một nỗi hoài niệm.
Ông kể: “Năm
1942 khi cả gia đình còn ở xã Chi Ngãi, huyện Chí Linh (Hải Dương), bố tôi mua
hẳn ngọn đồi Phượng Hoàng. Hoa cúc dại vàng mênh mông, bát ngát chạy dài che
khuất đường chân trời”.
Năm 14 tuổi, ông theo mẹ di cư vào miền Nam, ngụ tại
khu Tân Định. Sau khi học xong tú tài, khác với nhiều người Phạm Thiên Thư chọn
cửa Phật làm chốn dừng chân. Ông theo học Trường Phật học Vạn Hạnh, gửi hồn
trong lời kinh tiếng kệ.
Năm 1968, gia đình nhà thơ mua 400m2 đất ở khu cù lao.
Rồi ông sáng tác thi phẩm Động hoa vàng với 100 đoạn thơ.
Mỗi đoản khúc là một tiếng hót của loài dị điểu, sẵn
sàng yêu và chết, và để tiếng hót của mình rơi rụng trên sông.
Trong thời gian sống cùng bà Tuệ Mai (con gái Á Nam Trần
Tuấn Khải), ông bà thường đọc thơ cùng nhau ở nơi này. Lúc đó Phạm Thiên Thư đã
nổi tiếng với tác phẩm Đoạn trường vô thanh. Ông từng tu hành 7-8 năm ở chùa Vạn
Thọ, gần kênh Nhiêu Lộc.
Động
hoa vàng trong ký ức
Chính vì tuổi cao, lại trải một qua cơn bệnh cách đây
chưa lâu, nhà thơ Phạm Thiên Thư không còn nhớ được nhiều. Nhưng khi nghe nhắc
về “động hoa vàng” ở căn nhà cũ nơi
cù lao thơ mộng, nhà thơ gọi tên người bạn thân thiết: tiến sĩ sử học Nguyễn
Nhã.
Theo lời kể của tiến sĩ Nguyễn Nhã, ông và Phạm Thiên
Thư biết nhau từ những năm tháng tuổi đôi mươi, khi bắt đầu chung nhóm nghiên cứu
về văn hóa.
Có lần cha của tiến sĩ qua cầu bị té xuống kênh, chính
Phạm Thiên Thư vì nhà trổ cửa nhìn ra sông trông thấy nên hô hào người dân kéo
lên bờ. Tiến sĩ kể nhà ông và nhà Phạm Thiên Thư ở gần nhau.
Khi nghe nhắc về cây hoa vàng, tiến sĩ Nhã xác nhận
đúng là trước đây ở đầu ngõ nhà của nhà thơ có cây hoa vàng rực, khung cảnh nên
thơ vô cùng.
Tầng dưới của ngôi nhà ông mở quán cà phê đặt tên Hoa
Vàng, luôn vang tiếng dương cầm réo rắt. Phía trước quán, ông để vài cái ghế,
và đó cũng là chỗ ngồi thường xuyên của ông.
Gặp Phạm Thiên Thư bây giờ, thật đúng như hình dung của
chúng tôi về một nhà thơ - tu sĩ khi tuổi đã về già. Mặc bộ đồ giản dị, ông ngồi
dưới giàn dây leo râm mát với một cuốn sách cũ, cặm cụi ghi ghi chép chép. Trước
mặt ông đặt một tảng đá, cắm những bông cúc vàng.
Có lẽ cuộc đời người thi sĩ hằn sâu, ấn tượng với cảnh
hoa vàng, nên mỗi địa điểm cư ngụ ông đều để hoa vàng như một biểu tượng của ký
ức. Trong số đó có căn nhà trong hẻm Trần Kế Xương, P. 2, Q. Phú Nhuận mà ông gắn
bó nhiều năm.
Năm 1968, nơi này gọi là đường Hàng Keo. Nhà Phạm
Thiên Thư có hình chữ L, ở cuối xóm. Ông làm một cái gác nhỏ, nhìn ra hướng
sông.
Nhà
thơ Phạm Thiên Thư lúc còn trẻ chụp trước căn nhà có cây hoa vàng trong khu cù
lao Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận mà ông gắn bó nhiều năm - Ảnh: Tự trung chụp
lại từ album riêng
Ông nói đó là động hoa vàng, có chuẩn bị hoa cỏ, đèn dầu,
thuốc lá cho bạn bè thân hữu mỗi khi ghé chơi (Phạm Duy, Trụ Vũ, Bùi Giáng, Sơn
Nam, Nguyễn Nhã...).
“Căn
gác gỗ của Phạm Thiên Thư rất thơ mộng, cửa sổ trổ ra ban công, nhìn về hướng mặt
trăng. Căn gác trang trí mây tre cũng là sự hữu ý của Phạm Thiên Thư vì nhà thơ
rất đề cao tính truyền thống, yêu thích hình ảnh cây tre khi gió mạnh thì cúi rạp
người nhưng khi cần chiến đấu thì có thể chặt thành từng đoạn cắm dưới lòng
sông” - tiến sĩ Nhã kể.
Thi thoảng, tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng ghé đến quán cà
phê Hoa Vàng hiện nay để thăm người bạn già Phạm Thiên Thư. Trong mắt ông, Phạm
Thiên Thư là người giản dị, yêu sâu đậm đất nước qua những vần thơ giàu tính
truyền thống, hòa nhã với bạn bè thân hữu.
Duyên
kỳ ngộ Phạm Thiên Thư - Phạm Duy
Trong những năm sống ở khu cù lao, Phạm Thiên Thư và
nhạc sĩ Phạm Duy có mối liên hệ mật thiết. Cách đây hơn 40 năm, Phạm Duy đã lui
tới căn gác của Phạm Thiên Thư để phổ nhạc một số bài thơ của ông.
Năm 1971, Phạm Duy đã phổ nhạc 10 bài đạo ca của Phạm
Thiên Thư mà chính nhà thơ đã nhận xét rằng cách phổ nhạc rất hay.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho biết thi thoảng khi ghé nhà Phạm
Thiên Thư, ông cũng gặp nhạc sĩ Phạm Duy. Nhạc sĩ và nhà thơ bàn về nhạc, về
thơ say sưa, tâm đầu ý hợp.
Tính đến nay, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ khá nhiều bài
thơ của Phạm Thiên Thư, có thể kể đến Động
hoa vàng, Ngày xưa Hoàng Thị, Em lễ chùa này, Gọi em là đóa hoa sầu... Thậm
chí giữa Phạm Thiên Thư và người nhạc sĩ hơn ông 20 tuổi đã có mối tri kỷ từ những
ngày đầu mới gặp.
Khi Phạm Thiên Thư còn tu tập trong chùa, nhạc sĩ Phạm
Duy có ghé vào thăm. Họ cũng đã nhiều lần chia sẻ những dự định, những trăn trở
về đường sáng tác, về nỗi cô đơn trong cuộc đời.
Yến Trinh – Tiến Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét