“DÃ BIỆT” SƠN NÚI
“Tôi
dòm đời khi tuổi sắp hai mươi
Dòm
tới dòm lui cũng chỉ ngậm ngùi
Những
người đi trước sầu mang nặng
Những
người đi sau sầu chưa nguôi ?”
(Thơ Sao Trên Rừng)
Giữa khoảng năm 57 - 58
ở thủ đô Sài Gòn có một
tuần san Kỷ Nguyên Mới
với hai vị chủ nhiệm chủ
bút mới toanh
Lâm Tương Dũ và Nguyễn Dã
Tưởng
Kế đó là một lô một lốc
các bút danh bút tiệm
Mây Đại Dương, Mây Đầu
Núi, Sương Biên Thuỳ
Cát Sa Mạc, Vùng Biển
Xanh, Sao Trên Rừng…
Sau nửa thế kỷ thì Sương
Biên Thuỳ mờ nhạt
Các bạn khác thì biệt
tung biệt tích
Chỉ còn duy nhất
Sao Trên Rừng
“Nguyễn Đức Sơn”
Nguyên quán Dư Khánh Ninh
Thuận “Phan Rang”
Con của thầy Nguyễn Đức
Nhơn
Em của thầy Nguyễn Đức
Kim
Ở miền Nam Việt Nam
sau 1954
trước và sau sản sinh ra
được 4 “thiên tai tài”
1. Nhà văn nhà giáo sư Ngu
Ý Nguyễn Hữu Ngư
2. Triết gia giáo sư cụ
Phạm Công Thiện
3. Giáo sư Pháp Văn thi 2
hào Bùi Giáng
4. Bán tu sĩ thi 2 hào
Nguyễn Đức Sơn “tức Sơn Núi”
Tứ kiệt này đều thuộc về “cõi trên”
Thơ vdăng lẫm lẫm liệt liệt
Khùng khùng dở dở vào loại
vô địch
Đứng trên Hào một bậc
Gọi nôm na là thi văn 2
hào
Riêng Nguyễn Đức Sơn thì
đời riêng đời công
thần sầu quỉ khốc
chả bút mực nào tả cho xiết
từ sống cho tới thác
đều chuyên biệt y như tác
phẩm
văn xuôi “Cái Chuồng Khỉ”
trong bốn vị thiên tai
tài
Sơn Núi đi cú chót
Mới thác ?!?
Chu
Vương Miện
1 nhận xét:
“Dã Biệt” Sơn Núi của nhà thơ kỳ cựu Chu Vương Miện thoạt nhìn giống như một Cáo Phó chi tiết. Tác giả gởi đến người đọc nhiều thông tin hữu ích về các “bút danh bút tiệm” ở Miền Nam trước 1975. Đến cuối bài mới “bật mí”:
“trong bốn vị thiên tai tài
Sơn Núi đi cú chót
Mới chết”.
Sơn Núi tức Nguyễn Đức Sơn vừa mới qua đời.
“Dã Biệt” Sơn Núi có phải là thơ hay không? Câu trả lời nằm ở đoạn cuối này. Trước đó, văn bản chỉ cồm cộm con chữ và sự kiện, “cái tôi riêng tư” của tác giả chưa thấy xuất hiện.
Dù có thiên vị một chút, cho rằng trong 3 câu cuối đã có bóng dáng của “cái tôi riêng tư” – nghĩa là văn bản đã có danh hiệu Thơ – thì đây cũng là bài thơ khô khốc, không có cảm xúc, không có “chất thơ”.
Nguyên Lạc khen “Bài thơ hay”, theo tôi, trong nguời anh chắc rất nhiều máu liều.
Tôi rất kính trọng và có cảm tình với nhà thơ Chu Vương Miện, nhưng chốn văn chương, nói lời thật vẫn hơn.
Đăng nhận xét