VIẾT
VỀ NGƯỜI BA CỦA TÔI
FATHER' S DAY -
21 tháng 6. 2020
Lê Phước Sinh
Chiếc
xe đạp giàn ngang, màu xanh nước biển buổi sáng đưa con đến trường Tiểu học Trần
Quốc Toản trong Nội Thành.
Tan
việc, vội vội vàng vàng, Ba chờ đón con bên hàng Phượng trước cổng. Trưa
Hè trời nắng chang chang. Sáng
Đông se lạnh u u âm âm gió buốt.
Ngày
ngày. Năm,
sáu năm đi học trường xa, Ba là Bạn - Cùng -
Lớp, luôn thấp thoáng cạnh con ngồi...
Thuở thiếu thời Ba đi học ở lớp tư trong làng (bác
Giáo Châu), sau đó xin vào học Trường Tiểu Học Công Lập, cho đến khi thi đỗ bằng
“Sơ học yếu lược” thì nghỉ. Lúc bấy giờ Ba đã có một số trình độ cơ bản về tiếng
Pháp, Hán. Phụ việc đồng áng cùng gia đình một thời gian. Khoảng năm 1940, Ba
mua vé xe lửa, một túi hành lý xuôi vào Nam tìm công ăn việc làm... Xuống Quảng
Ngãi, tại ga Bồng Sơn, Ba được nhận vào phụ việc. Những công việc nặng nhọc vất
vả cần sức trai trẻ, nhanh lợi... Ba đều vào cuộc... Cũng có lúc làm việc “bẻ
ghi” tại Ga (tàu), có khi cầm Đèn Gió đi tuần đường rail giữa đêm khuya, mưa lạnh...
Ba chính thức là công nhân ngành hỏa xa của Pháp thuộc Liên Khu 5, luân chuyển
trong địa bàn Nam-Ngải.
Ba là người khéo tay và sáng dạ, cần kiệm... ngoài giờ,
Ba thường nhận làm thêm gò, chữa các nông cụ, đồ dùng gia đình... như lưỡi cày,
cuốc, dao, rựa, liềm, xoong nồi, ấm nước... Về mộc, Ba có thể cưa bào, đóng bàn
ghế... Về điện, có thể những sửa chữa những động cơ vận hành không quá phức tạp...
Vì vậy Ba được nhiều người thương quý, giúp đỡ.
Sau thời Pháp rồi Nhật. Hiệp định Đình Chiến 1954 ký kết,
Ba quyết định về lại quê Quảng Trị. Tháng 03. 1955, Ba vào Huế, xin việc làm.
Điều kiện: trong độ tuổi phải đi quân dịch. Nhập ngũ, sau mấy tháng huấn luyện,
Ba được tuyển vào Quân Vận, học tài xế, đóng tại “Bồ-ghè”. Cuối tháng 12, lập gia đình. Trong
trận bão mùa đông 1957, khi cùng anh em che giữ mái tole của doanh trại, Ba bị té, chấn thương, phải chuyển vào quân y
viện Duy Tân, Đà Nẵng chữa trị.
Trong hai năm 1956, 1957... Ba mua sách, tự học chương trình lớp nhì, lớp
nhất rồi đi thi lấy bằng Tiểu Học, theo dạng thí sinh tự do, đỗ khóa 1957.
Tháng 12, 1958
được đưa ra Hội Đồng Giám Định Y Khoa xét, cho giải ngũ với giấy chứng nhận
“Phế Thải Vĩnh Viễn Số 2”.
Tháng 02.1959, Ba
viết đơn và được nhận vào làm tài xế cho Tòa Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, thường
lái chiếc xe màu xanh 12 chỗ ngồi, đưa đón giáo sư và sinh viên đi công tác, thực
tập. Giúp đỡ, hướng dẫn Ba chân tình, gần gũi là Bác Nguyễn (văn) Trường - Chủ
sự Phòng nhân viên, người cùng quê Quảng
Trị, từ giai đoạn đầu và thân thiết mãi
đến sau nầy. Đầu năm 1964, Ba chuyển công tác từ tài xế ở Tòa Viện trưởng về
Trường Đại Học Khoa Học Huế làm công tác Tống Thư Văn (giao nhận công văn, thư
từ) đến tháng 5.75 ; sau đó
chuyển làm công tác bảo vệ cho đến
giữa những năm 1980.
BA là người mẫu
mực về việc học hành, của các con: giờ giấc theo đúng quy định. Trong
phòng học của gia đình, mỗi người có một vị trí riêng, trước mặt là bản Thời
Khóa Biểu dán giấy, sách vở cặp táp đồ dùng đặt gọn gàng, bao bọc chỉnh chu,
không được quăn góc, nhàu nát . Giờ học
bắt đầu thường buổi sáng sớm, chừng độ 5 giờ, khi học phải đọc lên trọn thanh
âm, dù nhỏ nhẹ, câu chữ rõ ràng. Ba bảo: buổi sáng thức dậy, đầu óc còn “thanh
khiết” dễ dàng “nhập tâm”. Học bài cũ
hôm trước để khi lên lớp Cô Thầy dò khảo,
kế xem sơ bài giảng trước để xem hôm nay sẽ học cái gì... Ba còn dặn, sau giờ học ở trường về, nghỉ mệt một
chút, lấy cặp sách vở ra, xem qua “còn mất, thiếu, đủ” lời dặn dò, bài tập về
nhà của Thầy Cô...
Khi các con học ở trong, bên giường ở phòng kế, Ba ngồi
hút thuốc, đôi lúc nghe radio, với thanh âm nhỏ, như ngồi cùng để “đồng hành” với các con. Những đợt nghỉ dài
ngày: hè, tết Ba ra bài tập con cái làm
thêm : Toán pháp trong sách trong sách
Trần Tiếu, Cao Văn Thái; luận văn, tập
làm văn với các đề: ca dao , tục ngữ , thành ngữ , Ba biết một
số căn bản về tiếng Pháp, tiếng Hán, thỉnh thoảng Ba giảng giải cho các con, tạo những “ngoại khóa” rất lý thú...
BA đã rời con cháu mấy chục năm nay.
Những kỷ vật như chiếc radio, thẻ nằm viện, bài thơ Ba
viết... đặt trên đầu tủ thờ như vẫn vương vấn, gợi nhớ những hình ảnh ngày xưa...
Lê Phước Sinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét