Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
CUỘC TRANH LUẬN VỀ VĂN PHẠM
Tựa
đề tập thơ của Phạm Hồng Ân: ‘Đã Đến Lúc Thơ Anh Sẽ Cạn’
- Phạm Đức Nhì bình luận:
Chữ ‘đã’ và
chữ ‘sẽ’ ‘tréo cẳng ngỗng’.
- Phạm Hồng Ân:
không ‘tréo cẳng ngỗng’ đâu bạn.
ĐÃ ĐẾN LÚC = thời gian tới rồi. Còn THƠ SẼ CẠN = tương lai gần, thơ sẽ cạn. Hai
vế khác nhau rõ rệt.
- Nhi Pham: Sau cụm từ ‘Đã đến lúc’ không thể có thì
tương lai. Chữ ‘sẽ’ ‘trật đường rầy’.
- Phạm Hồng Ân: điều này chỉ là điều anh nghĩ.
Những ví dụ khác:
Đã
đến lúc chúng ta sẽ chia tay, Đã đến lúc tôi sẽ không làm việc với anh nữa, Đã
đến lúc chúng ta sẽ rời khỏi quán cà phê này... Những câu nói này có "trật
đường rầy" không?
-
Nhi
Pham:
1/ “Đã đến lúc
chúng ta sẽ chia tay.”
Thừa chữ “sẽ”.
Thừa chữ “sẽ”.
2/ “Đã đến lúc
chúng ta sẽ rời khỏi quán cà phê này”
Thừa chữ “sẽ”
3/ “Đã đến lúc
tôi sẽ không làm việc với anh nữa”
Đổi nhóm chữ “Đã
đến lúc” thành “Từ giờ trở đi” hoặc
“từ nay”, “từ giờ”
“Từ
giờ trở đi” tôi sẽ không làm việc với anh nữa.
Những câu nói này có “trật đường rầy” không?
Câu trả lời là Có. Nhưng chỉ làm xe không chạy tiếp được.
Còn “ĐÃ ĐẾN LÚC THƠ ANH SẼ CẠN” thì vừa “trật đường rầy” vừa “đổ cả toa xe”
- Phạm Hồng Ân:
Tôi đã nói: Đó là điều anh nghĩ. Vì tất cả những câu anh
nêu ra đều ở thì tương lai (dù là tương lai gần). Câu không có chữ “sẽ”, vẫn là ngụ ý “sẽ”. Vâng “Đã đến lúc chúng
ta ‘sẽ’ hoặc ‘phải’ chia tay”...
- Nhi Pham: Cám ơn anh. Tôi xin ngừng ở đây.
Phạm Đức Nhì
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét