Chúng
tôi tới tham quan Khu di tích lịch sử - văn hóa đền Trúc và Ngũ động Thi Sơn
(xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) vào một buổi chiều đầu thu, nắng nhẹ.
Đi qua cổng di tích, thẳng theo con đường được lát gạch phẳng nhẵn, sạch sẽ, 2
bên trúc mọc ken dày, cao vút đan vào nhau trên không tạo thành chiếc cổng vòm
rộng dài, xanh mướt là tới đền Trúc cổ kính, linh thiêng.
Theo dòng sông Đáy, năm 1069, Lý Thường Kiệt đem quân
đi đánh giặc, khi qua trại Canh Dịch đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt gặp một
trận cuồng phong lớn. Gặp gió to, Lý Thường Kiệt cho thuyền dừng lại bên sông,
sát cạnh rừng trúc để tránh gió.
Đường
vào đền Trúc trúc mọc ken dày 2 bên.
VƯỜN
TRÚC TRUYỀN KỲ QUA 10 THẾ KỶ, KHÔNG DÁM CHO TRÂU ĐẾN GẦN
Phạm Hiền
Trò chuyện với chúng tôi nơi chiếc bàn nhỏ, dưới bóng
trúc râm mát, gió thổi nghe lao xao, lao xao, thủ từ đền Trúc Đinh Văn Tuyến
vui vẻ cho biết: Tương truyền, xưa kia vùng Quyển Sơn này có tên là trại Canh Dịch.
Ngày ấy, trúc mọc như rừng từ bờ sông Đáy ra sát đường cái (quốc lộ 21 bây giờ).
Có hai mẹ con nhà nọ không biết từ nơi đâu đến đây không may bị chết, làm động
đến làng. Dân làng góp tiền của, công sức xây dựng một miếu nhỏ sát bờ sông để
thờ cúng.
Trận cuồng phong đó đã bẻ gẫy cột buồm, cuốn lá cờ lên
trên đỉnh núi. Đêm đó, trong giấc ngủ, Lý Thường Kiệt nằm mơ thấy một người mẹ
trên tay bế con đứng ở đầu thuyền và nói: Trận này cất quân đi đánh giặc sẽ
giành thắng lợi. Mơ thấy điềm lạ, sáng ra, Lý Thường Kiệt cho quân lên bờ sửa
soạn lễ vật tế trời đất cầu chiến thắng.
Ông đặt tên ngọn núi có lá cờ bị cuốn lên trên là núi
Cuốn Sơn, trại Canh Dịch thành làng Cuốn Sơn, sau này được đổi thành làng Quyển
Sơn. Ngôi miếu nhỏ giữa rừng trúc xanh được ông đặt tên là đền Trúc.
Đúng như điềm báo trong giấc mộng, lần xuất quân ấy dưới
sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt giành thắng lợi lớn. Trên đường trở về,
qua vùng Quyển Sơn, ông cho quân dừng lại bên rừng trúc, làm lễ tạ ơn trời đất,
khao thưởng quân sĩ, mở hội khao dân làng ăn mừng chiến thắng.
Trong thời gian ngắn lưu lại mảnh đất này, Lý Thường
Kiệt cho tuyển những cô gái trẻ, có nhan sắc trong làng tới dạy múa hát; chọn
những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ dạy đua thuyền. Ông còn dạy dân nơi đây trồng
dâu, nuôi tằm, dệt vải.
Những điệu múa, lời ca ca ngợi chiến công đánh giặc giữ
nước, thể hiện tình yêu với con người, với quê hương… mà ông dạy cho người dân
nơi đây được gọi là hát "Dậm". Để tưởng nhớ công ơn của ông đối với đất
nước, đối với người dân địa phương, sau này, dân làng lập đền thờ ông ngay tại
đền Trúc.
Nói về khu vườn trúc xanh tốt bao quanh đền Trúc, bà
Trịnh Thị Phương Lâm, 82 tuổi, bà Trùm Câu lạc bộ hát Dậm người cao tuổi Quyển
Sơn, Chủ đội tế lễ tại đền Trúc trầm ngâm chia sẻ: Không thể tính được chính
xác trúc nơi đây có tự bao giờ, chỉ biết rằng, từ năm 1069, khi đoàn thuyền của
Lý Thường Kiệt đi qua, trúc đã mọc xanh tốt như rừng...",
Bà Trịnh Thị Phương Lâm nói thêm: "Nếu tính từ
năm 1069 đến nay, thì tuổi của rừng trúc đã lên tới trên nghìn năm tuổi. Trúc
nơi đây có đặc điểm cao, thẳng, đốt dài. Từ nhỏ tôi đã theo bà, theo mẹ lên đền
Trúc hát Dậm, đã quen với rừng trúc, một phần không thể thiếu, một trong những
nét đặc trưng riêng biệt chỉ có ở cụm di tích lịch sử - văn hóa này...".
Theo bà Phương Lâm, trúc trước kia mọc rộng dài, ngày
nay đã bị chặt bỏ khá nhiều để xây dựng, kiến thiết các công trình. Diện tích
trúc bị thu hẹp, nhưng bao quanh ngôi đền thờ Lý Thường Kiệt vẫn còn vườn trúc
mọc dày, mang vẻ đẹp thanh thoát, rất thơ mộng.
Điều kỳ lạ là không mất công chăm sóc, nhưng trúc xanh
tốt quanh năm. Hằng năm, vào mùa hanh khô, thủ từ lên đền xin Đức ngài dọn vườn,
phạt bỏ những cây bị sâu, cây bị chết khô, bị gẫy đổ. Loại bỏ nhiều cây sâu,
cây chết, cây bị đổ nhưng rừng trúc không hề bị thưa đi, bởi đến mùa xuân, muôn
vàn mầm trúc mới lại bật dậy, vươn cao dần theo năm tháng, còn mãi với thời
gian.
Bà Lâm chia sẻ thêm: "Các cụ xưa kể lại, trúc nơi đây
cũng rất thiêng, trâu bò vào phá hoại, ăn lá trúc, khi về đều lăn ra chết. Vì vậy,
bao năm qua, khu vườn trúc được mọi người xem như của quý, đẹp và độc đáo ở khu
di tích này".
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, những năm qua, khi tới
tham quan, thấy trúc nơi đây đẹp, nhiều đình chùa, thậm chí một số cơ quan công
sở có tới đền xin trúc về trồng. Nhưng khi trồng, trúc đều không lên được.
Từ lâu, đền Trúc và Ngũ động Thi Sơn là địa điểm du lịch
được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu. Đền
Trúc và Ngũ động Thi Sơn được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia
năm 1994.
Đến nơi đây tham quan, dù mùa xuân hay mùa hạ, mùa thu
hay mùa đông, trời dù rét buốt hay nắng đổ, mưa dầm hay hanh khô, du khách đều
được chiêm ngưỡng vườn trúc xanh tốt vi vút trong gió.
Đặc biệt, những đêm trăng sáng, không gian tĩnh mịch,
gió ngoài sông Đáy thổi vào mát rượi, tiếng trúc lao xao, lao xao nghe như tiếng
đoàn quân reo mừng chiến thắng của Lý Thường Kiệt từ ngàn năm trước vọng về.
Theo Phạm Hiền (Báo Hà Nam)
Nguồn:
http://danviet.vn/nha-nong/vuon-truc-truyen-ky-qua-10-the-ky-khong-dam-cho-trau-den-gan-1057903.html
http://danviet.vn/nha-nong/vuon-truc-truyen-ky-qua-10-the-ky-khong-dam-cho-trau-den-gan-1057903.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét