BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

SỰ KỲ BÍ TRỐNG ĐỒNG LẠC VIỆT ẨN CHỨA KINH DỊCH ĐÃ ĐƯỢC KHÁM PHÁ - Nguyễn Xuân Đài

Nguồn:
https://healthplus.vn/su-ky-bi-trong-dong-lac-viet-an-chua-kinh-dich-da-duoc-kham-pha-d69298.html


           
                   Trống đồng Hoàng Hạ của nền văn hóa Đông Sơn

HEALTH+ | LTS: Sau một buổi hội thảo cũng như giới thiệu sách của một nhà nghiên cứu người Pháp gốc Việt về Kinh dịch và những bí ẩn của trống đồng cổ nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài đã gọi điện và chia sẻ về những bí ẩn thú vị về kinh dịch cũng như trống đồng cổ mà ông vừa được nghe trình bày tại hội thảo cũng như những trao đổi trực tiếp từ diễn giả tại nhà ông. Và đúng như ông nói, ông đã chia sẻ kỹ hơn về những bí ẩn nguồn gốc của trống đồng Việt cổ và nguồn gốc 64 quẻ kinh dịch trong bài viết này với độc giả Health+. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

SỰ KỲ BÍ TRỐNG ĐỒNG LẠC VIỆT ẨN CHỨA KINH DỊCH ĐÃ ĐƯỢC KHÁM PHÁ

Năm 2017, Trung tâm Văn hóa Pháp - L’Espace đã tổ chức một buổi hội thảo khá lý thú nhằm chia sẻ về Kinh Dịch và những bí ẩn trên mặt trống đồng Đông Sơn - Bảo vật quốc gia của Việt Nam, và một số trống đồng khác do bác sỹ Lê Trọng Tước - Giáo sư Kinh Dịch, Chủ tịch Hội đồng cao cấp quốc tế Kinh Dịch, Chủ tịch Hội Phong thủy Châu Á, Chủ tịch Hội Phát triển kỹ thuật Y-Khoa nước Pháp ra ngoại quốc, làm diễn giả chính. Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước.
Năm 2018, một lần nữa bác sỹ Lê Trọng Tước lại chia sẻ về những nghiên cứu của ông trong một buổi nói chuyện với các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian của tỉnh Phú Thọ, trong lần thăm Đất Tổ Đền Hùng, mà ông đã viết rõ trong cuốn sách của mình. Lần đầu tiên trên thế giới, tác giả đưa ra những giải thích rõ ràng và không thể phản bác về cấu trúc liên tiếp của 64 quẻ Kinh Dịch. Dựa trên quá trình nghiên cứu về trống đồng, ông đã tìm được bí ẩn mà các tác giả Kinh Dịch của thời đại các Vua Hùng đã cất giấu trên mặt các trống và mặt trong các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ và mặt trống đồng Quảng Xương họa đồ Trung Thiên Đồ Lạc Việt (Hay Trung Thiên Bát Quái) và Hậu Thiên Đồ Lạc Việt (Hậu Thiên Bát Quái).
Thực tế, trống đồng và Kinh dịch đều ẩn chứ vô vàn bí mật. Vén màn những bí mật đó sẽ cho con người có cái nhìn thấu đáo hơn về những bí mật của lịch sử thế giới hàng nghìn hàng vạn năm. Trong phạm vi bài viết này, người viết sẽ ghi lại những nhận định về các “bí mật” mà mình đã từng được nghe, được thấy và được chiêm nghiệm.

VỀ TRỐNG ĐỒNG

Trống đồng là sản phẩm độc đáo có mặt ở nhiều quốc gia Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Indonesia và một số quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ… Trong đó, Việt Nam sở hữu tới 500 chiếc trống đồng trong vài nghìn chiếc trong khu vực.
Di tích làng Cả thành phố Việt Trì – nơi trước kia là nơi cư trú, sau là nơi mộ táng nổi tiếng nhất văn hóa Đông Sơn được xếp hạng di tích quốc gia. Làng Cả nằm ngay bên tả ngạn sông Hồng, diện tích trên 7ha, được phát hiện các di vật đồ đồng từ năm 1959. Năm 1976-1977 tiến hành khai quật tìm được 314 mộ táng và 307 hiện vật của văn hóa Đông Sơn. Hiện vật chôn theo gồm 45 chiếc rìu có trang trí hoa văn tinh xảo như chó đón hươu, người chèo thuyền, hoa văn hình học và nhiều giáo, thương, tấm hộ tâm, khóa thắt lưng, trống, thạp… bằng đồng. Rìu và giáo là nhiều nhất, hầu hết các mộ đều chôn theo hai loại vũ khí này. Năm 2005-2006 tiếp tục khai quật mở rộng vùng di tích làng Cả. 3 đợt khai quật được tổng số 329 mộ thời kim khí niên đại cuối thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 2 Trước công nguyên (TCN).
Năm 1966 phát hiện 4 khuôn đúc đồng, nồi nấu đồng và rót đồng. Đáng ngạc nhiên hơn cả là xỉ đồng đã được tìm thấy thuộc văn hóa Phùng Nguyên ở Gò Bông thuộc xã Thượng Nông, huyện Tam Nông, Phú Thọ. Chứng tỏ nghề đúc đồng nước Văn Lang cổ đã có cách nay chừng 4.000 năm.

             

1990, tại chân núi Hùng đã phát hiện trống đồng Hy Cương (xã Hy Cương, H. Lâm Thao, Phú Thọ) có kích thước đường kính mặt trống 97,5cm, cao 66cm. Trống đồng Hữu Chung ở ven sông Luộc (thuộc thôn Hữu Chung, xã Hà Thanh, huyện Tứ kỳ, Hải Dương) được phát hiện ngày 14/5/1961 có kích thước mặt trống 91,5cm, đường kính chân 97,7cm, cao 67cm, là trống đồng Đông Sơn loại I có niên đại 2.300-2.100 năm TCN (Hội thảo quốc gia Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam, năm 2019 – 521).
Nhà học giả Phương Tây vào thế kỷ 19 đầu 20 Heger, từ 165 chiếc trống đồng của vùng miền các dân tộc Việt Nam đã phân trống đồng thành 4 loại trong tác phẩm “Những chiếc trống kim loại cổ đại ở Đông Nam Á”, xuất bản năm 1902 tại Leipzig. nhà Hán học người Hà Lan J.J. M. de Groot, nhà khảo cổ học Parmentier hay nhà khảo cổ học Trung Quốc Từ Tùng Thạch đều cho rằng xuất xứ của trống đồng là từ Việt Nam. Đặc biệt, Từ Tùng Thạch căn cứ vào một số thư tịch cổ Trung quốc và đặc biệt là Hậu Hán thư, để khẳng định quê hương của trống đồng là ở miền Bắc Việt Nam (Đào Duy Anh 2005, tr.327). Dựa vào ký ức lịch sử, nhà sử học Tư Mãn Thiên, học giả người Pháp Leonard Aurousseau đã tìm thấy trong tập Hậu Hán thư đoạn viết: “Người Giao chỉ sở hữu một công cụ thiêng liêng – trống đồng, khi nghe thấy tiếng trống dánh lên, các chiến binh cuồng nhiệt trong chiến trận”. Chính Mã Viện quyết định truy tìm các trống đồng trên đất Việt đem nấu chảy xây dựng cột trụ đồng có ghi “Đồng trụ triết, Giao chỉ diệt”. Từ tư liệu nói trên, khẳng định trống đồng là của người Lạc Việt và là bảo vật quốc gia thiêng liêng.

             
Cuốn sách “Sự tạo thành các quẻ của kinh dịch và chứng minh cách cấu trúc tuần tự liên tiếp của 64 quẻ kinh dịch” của tác giả Lê Trọng Tước

Trong dân gian người Việt cổ, Thần Trống Đồng chứng giám sự đoàn kết, gắn bó các thành viên trong cộng đồng. Theo đó, Lý Công Uẩn chọn Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội là thủ đô nước Đại Việt, đã rước Thần đồng cổ được thờ ở Thanh Hóa và nhiều nơi khác về Thăng Long lập đền thờ. Nhà vua và các quan triều đình phải tuyên thệ trung thành với nhà nước trong buổi lễ tiết đền Đồng cổ hàng năm.

VỀ KINH DỊCH

Trong cuốn sách “Kinh dịch trọn bộ” của Ngô Tất Tố dịch và chú giải nói rằng: “Kinh dịch là một cuốn sách lạ trong văn học giới của nhân loại”, là cuốn sách nói hết sự lý vô cùng vô tận của thiên hạ đời sau, chỉ một hai chữ đã là một đạo lý”. Phan Bội Châu coi Kinh dịch là nhân sinh quan vũ trụ quan của nhân loại (dẫn theo lời nhà xuất bản TP.HCM 1995). Một kỳ thư cao siêu như thế sao lại được dấu kỳ bí trong trống đồng Lạc Việt – trống đồng Ngọc Lũ. Vậy, Kinh dịch do dân tộc nào sáng tạo ra? Câu trả lời có trong cuốn sách “Sự tạo thành các quẻ của kinh dịch và chứng minh cách cấu trúc tuần tự liên tiếp của 64 quẻ kinh dịch” của tác giả Lê Trọng Tước. Đây là cuốn sách quý, dày 418 trang, càng đọc càng thấy mới lạ.

Theo tác giả Lê Hữu Tước, Trung Thiên bát quái và Hậu Thiên bát quái được khắc bí ẩn trong trống đồng Ngọc Lũ của Lạc Việt

Trong phần mở đầu, tác giả viết: “Trên thế giới hàng nhiều vạn tác giả viết về Kinh dịch, trong nhiều rất nhiều thế kỷ đã qua từ Đông sang Tây. Nhưng có 2 điều bí ẩn của Kinh dịch còn tồn tại đến ngày ngay, trải qua khoảng thời gian dài trên 4.000 năm là nguồn gốc và cấu trúc tuần tự liên tiếp của 64 quẻ kinh dịch. Tác giả Lê Trọng Tước, giáo sư kinh dịch, Chủ tịch Hội đồng cao cấp quốc tế Kinh dịch đã làm sáng tỏ và trả lời đầy đỷ về 2 điều bí ấn của kinh dịch. Tác giả đã chứng minh một cách chắc chắn và sáng sủa rõ rang để không còn phải bàn cãi”.

Tôi vừa đọc cuốn sách của tác giả vừa đối chiếu với các cuốn sách khác như “Kinh dịch trọn bộ” của Ngô Tất Tố (dịch và chú giải), “Chu dịch” của Hoàng Thư biên soạn, “Hoa Mai dịch” của Thiệu Khang Tiết, “Chu dịch dự đoán học” của Thiệu Vĩ Hoa. Các sách này có liên quan đến Tiên Thiên bát quái (Tiên thiên đồ) và Hậu Thiên bát quái (Hậu Thiên đồ) và cũng không thấy nói nó được ẩn chứa trong trống đồng. Riêng tác giả Lê Trong Tước nói đến Tiên Thiên bát quái, Hậu Thiên bát quái và đặc biệt hơn là Trung Thiên bát quái. Trung Thiên bát quái và Hậu Thiên bát quái được khắc bí ẩn trong trống đồng Ngọc Lũ của Lạc Việt. Bí ẩn này suốt 4.000 năm nay chỉ có Lê Trong Tước mới giải mã được. Nhờ Trung Thiên bát quái và Hậu Thiên Bát quái mà tác giả đã tìm ra nguồn gốc sắp xếp liên tiếp 64 quẻ Kinh dịch. Các sách nói về kinh dịch của các tác giả khác chỉ nêu được thứ tự từ 1 đến 64 nhưng không nêu được sự hình thành các cấu trúc liên tiếp của 64 quẻ.
Về Kinh dịch, các sách đều nói khởi đầu từ Phục Hy. “Từ Hán nho đến Minh nho đều đã nói Kinh dịch bắt đầu từ đời vua Phục Hy – một ông vua thần thoại trong lịch sử Trung Quốc (Kinh dịch trọn bộ, Ngô Tất Tố dịch và chú giải, trang 9). Khổng Quốc An cũng nói Phục Hy là một ông vua thời thượng cổ, hiện không biết cách đây mấy nghìn năm hay mấy vạn năm.
Sách “Bách Việt Triệu tổ cổ lục” ghi những tung tích thật sự về lịch sử văn hóa dân tộc Việt từ buổi đầu dựng nước đến thời Bách Việt và các Vua Hùng. Trong sách có dặn lại “Bất dụng tha nhân biệt ngoại truyền”, nên chỉ có các Tộc trưởng họ Nguyễn các đời truyền nhau lưu giữ. Trong “Bách Việt Triệu tổ cổ lục” có ghi cách nay 6.000 năm tổ tiên ta mới lập gia đình riêng, hai người đứng đầu hai giới ông Tứ Tượng lấy bà Nữ Oa rồi từ đấy chia thành 9 họ (Cửu tộc) gồm Nguyễn, Trần, Dương, Chu, Vũ, Đinh, Quách, Bạch, Hà. Đứng đầu 9 họ là họ Nguyễn và là tộc trưởng của Hội đồng tộc biểu cả nước. Sách “Bách Việt Triệu tổ cổ lục” có từ xa xưa ghi chép về thứ thế, công tích, ngày sinh, ngày mất, mộ táng… của tổ tiên thời dựng nước đến nay còn truyền lại ông Tứ Tượng còn có tên là Phục Hy, người đầu tiên nghĩ ra 4 quẻ đơn, đến con cháu là Đế Viêm bổ sung hoàn chỉnh thành 64 quẻ kép của Kinh dịch như ngày nay. Đến thời Đinh, vua phong tộc trưởng họ Nguyễn là Quốc công, giao quyền quản lý 2400 mẫu ruộng, 72 đồn trong vùng trông nom mồ mả, hàng năm tổ chức lễ hội, tế lễ, rước sách đón hội đồng tộc biểu toàn quốc, các tỉnh và đồng bào cả nước về lễ tổ. Các đời tiếp theo thời Đinh vẫn phong Tộc trưởng họ Nguyễn là Quốc công, đến thời Trần phong là Quốc phụ, tới Hậu Lê và thời Nguyễn đều phong là Hương Quốc công.


Tại địa điểm khảo cổ xóm Rền xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ của nền văn hóa Phùng Nguyên 3.000 năm TCN đã tìm thấy cái nồi đất nung có khắc quẻ Lôi Thủy Giải, giải quẻ nói về sấm và nước, đó là quẻ thứ 40 trong 64 quẻ Kinh dịch (Lê Trọng Tước 2018, tr.8).
Vậy là trong thư tịch cũng như trong di vật cổ đất nung khắc quẻ dịch và trống đồng Ngọc Lũ đều ẩn chứa Trung Thiên Bát quái và Hậu Thiên bát quái đã khẳng định Kinh dịch là của dân tộc Lạc Việt sáng tạo ra và vẫn giữ bản quyền Kinh dịch chính tông cho đến ngày nay.

                                                                             Nguyễn Xuân Đài

1 nhận xét:

Unknown nói...

Cháu bị ấn tượng rất mạnh bởi bài viết này.
Bản thân cháu rất muốn tìm mua và đọc cuốn sách giáo sư Kinh Dịch Lê Trọng Tước nhưng không biết tìm và mua ở đâu? Cháu rất muốn biết bí mật quy luật đằng sau tuần tự mỗi Quẻ.
Có thể giúp cháu được không ạ!