BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

LẶNG NGẮM TÀN TÍCH CỦA VƯƠNG QUỐC MÂN VIỆT

Nguồn:
https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/lang-ngam-tan-tich-cua-vuong-quoc-man-viet/20200214082626613

     
    Ảnh: Mô hình cung điện và kinh thành của người Mân Việt ở Phúc Kiến


LẶNG NGẮM TÀN TÍCH CỦA VƯƠNG QUỐC MÂN VIỆT

Vương quốc Mân Việt là một vương quốc cổ tồn tại từ năm 334 TCN đến năm 110 TCN ở khu vực nơi mà ngày nay là tỉnh Phúc Kiến, miền nam Trung Quốc. Cư dân Mân Việt là một tộc người Việt cổ thuộc nhóm dân tộc Bách Việt mà người Việt Nam hiện nay là hậu duệ. 

Thành phố cổ Đông Dã được xây dựng bằng đá trên những dãy núi ở Phúc Kiến được cho là thủ đô của nước Mân Việt. Ảnh: Hiện trường khảo cổ ở Đông Dã.


Các nhà nghiên cứu cho rằng thành phố này chính là trung tâm của nước Mân Việt xưa. Ảnh: Một nền móng cung điện của người Mân Việt ở Đông Dã.


Mân Việt bị nhà Hán xâm chiếm vào cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Tuy nhiên, do địa hình được bao bọc bởi núi non, nhà Hán không thể hoàn toàn kiểm soát được vùng này. Ảnh: Mộ cổ của người Mân Việt được khai quật ở Phúc Kiến.

 
Mân Việt được sáp nhập vào Nam Việt dưới thời đại Triệu Đà từ năm 183 đến 135 TCN và cuối cùng bị nhà Hán thôn tính năm 110 TCN. Ảnh: Khai quật các di tích của người Mân Việt ở Phúc Kiến.


                                         Hiện trường khảo cổ ở Phúc Kiến.


 
     Đồ gốm cổ của người Mân Việt.


                                         Tượng gốm của người Mân Việt.


                                                   Bình gốm Mân Việt.

 
Những di tích của người Mân Việt được tìm thấy trong quá trình thi công đường tàu điện ngầm ở Phúc Kiến. Ảnh: Internet.

                                                                            Theo T.B/Kiến thức

4 nhận xét:

Bâng Khuâng nói...

Vấn đề nguyên quán của Lí Công Uẩn: Từ góc nhìn sử liệu chép: “nguồn sử liệu nghiên cứu vấn đề quê hương nhà Lí có thể chia làm hai nhóm chính bao gồm: hệ thống sử liệu về nguồn gốc Mân của Lí Công Uẩn (…) và hệ thống sử liệu về nguồn gốc Giao Chỉ của Lí Công Uẩn (…) Xung quanh quan điểm của những học giả hiện đại về vấn đề nguồn gốc của nhà Lí: Giới sử học Trung Quốc hiện đại (đặc biệt là Hàn Chấn Hoa và Lí Thiên Tích) đều đồng thuận rằng Lí Công Uẩn là người gốc Mân (Phúc Kiến). Căn cứ cho những lập luận của họ thường là những tư liệu lịch sử xuất hiện sớm (…) có niên đại, tác giả và tình hình văn bản tương đối rõ ràng.
Trong khi đó giới nghiên cứu sử học Việt Nam từ xưa đến nay lại có một sự đồng thuận cao về nguồn gốc Giao Chỉ của Lí Công Uẩn (Trần Quốc Vượng; Nguyễn Quang Ngọc; Nguyễn Ngọc Phúc).
Dù có nguồn gốc Giao Chỉ (Lạc Việt) hay Mân Việt thì Lý Công Uẩn là người VIỆT (trong Bách Việt).

Bâng Khuâng nói...

Tổ tiên của dòng dõi nhà Trần tại Việt Nam có nguồn gốc tộc Mân thuộc thuộc dòng Bách Việt, ở quận Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Trần Quốc Kinh từ Phúc Kiến sang Việt Nam vào khoảng năm 1110, thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127), lúc đầu cư trú tại xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay; sống bằng nghề chài lưới trên sông nước, trên đường làm ăn chuyển dần vào hương Tức Mạc, huyện Thiên Trường (Nam Định). Sau ba đời con cháu sống ở Đại Việt, họ Trần trở nên giàu có và hùng mạnh dưới đời Trần Lý, là cháu của Trần Kính. Trần Lý sinh ra Trần Thừa. Trần Cảnh là con thứ của Thừa, mẹ họ Lê, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, Kiến Gia thứ 8 triều Lý (9/7/1218).
Các nhà lãnh đạo thuộc những thế hệ đầu tiên thường mang tên các loài cá, do nguồn gốc xuất thân chài lưới của họ Trần. Tổ họ Trần vốn tên là Chép, được dịch sang tiếng Hán là 鯉, phiên âm là "Lý", nghĩa là cá chép. Con ông là Trần Thừa vốn có tên là Dưa (cá dưa). Hai con trai Trần Thừa vốn có tên là Leo (cá leo), được phiên theo chữ Hán là Liễu (cha của Trần Quốc Tuấn), người con thứ hai có tên là Lành Canh (cá lành canh), phiên sang chữ Cảnh. Trần Thị Dung cũng vốn có tên là Ngừ (cá ngừ), khi làm hoàng hậu của Lý Huệ Tông mới đổi gọi là Dung. Về sau dân địa phương lập đền thờ bà vẫn gọi là "Bà chúa Ngừ".
Từ thế hệ thứ hai, nhà Trần nắm quyền cai trị nên mới đặt theo các tên đời sau thường biết tới.
Như vậy, Nhà Trần cũng là người VIỆT (Mân Việt) trong Bách Việt mà thôi.

NỖI NIỀM nói...

Mân Việt được sáp nhập vào Nam Việt dưới thời đại Triệu Đà từ năm 183 đến 135 TCN và cuối cùng bị nhà Hán thôn tính năm 110 TCN. Như vậy, Âu Việt, Lạc Việt, Mân Việt đã từng sống cộng cư với nhau, có những nét đồng nhất về phong tục, tập quán và ngôn ngữ. Nhờ có những nét đồng nhất về phong tục, tập quán và ngôn ngữ, nên khi Trần Quốc Kinh dẫn gia tộc từ Phúc Kiến sang Việt Nam vào khoảng năm 1110, thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127), lúc đầu cư trú tại xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh dễ dàng hòa nhập với người dân Lạc Việt. Sau ba đời con cháu sống ở Đại Việt, họ Trần trở nên giàu có và hùng mạnh dưới đời Trần Lý. Nhà Trần về sau là một triều đại lãnh đạo nước Đại Việt, quân dân đồng lòng chống ngoại xâm Mông Nguyên thành công và xây dựng nước Đại Việt hùng cường...

Bâng Khuâng nói...

Dòng họ Lý, Trần hay An Dương Vương Thục Phán (người Ba Thục hoặc người Âu Việt ?) là người Giao Chỉ Lạc Việt hay là người Âu Việt, người Mân Việt, cho dù có gốc từ phương Bắc đi nữa, đến làm vua tại nước Việt cổ thì không có nghĩa là nước Việt cổ hay VN ngày nay thuộc Trung Hoa (ngày nay). Ông Obama người gốc Kenya, ông Trump người gốc Đức hiện giờ làm Tổng thống Mỹ cũng không thể nói là nước Mỹ thuộc nước Đức hay thuộc nước Kenya. Quan trọng là họ hòa nhập với người bản địa và đã thành người Việt và quyết tâm chung lòng chung sức với dân Việt bảo vệ đất nước, yêu dân yêu nước Việt và cai trị quốc gia với tấm lòng khoan hòa, nhân ái...
- Trần Hưng Đạo (1228? – 1300)
“Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. (Nên) khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậ
“Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc" cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà.”

- Vua Lý Thái Tổ (1010-1028):
Khi tiếp quản một đất nước nghèo nàn, hoang rỗng từ triều Lê Long Đĩnh mà sử gọi là Ngọa triều. Nhà vua lập tức tha tô thuế 3 năm liền cho toàn dân. Những người mồ côi, góa chồng, già yếu, thiếu thuế đã lâu, đều tha cho cả.
Các sắc thuế khác chi qui về sáu loại, khai thác các sản vật cực quí từ rừng và biển như: Trầm hương, ngà voi, sừng tê giác. Ngọc trai, đồi mồi và muối.
Ba năm sau (1016), nhà vua lại xá tô thuế tiếp cho thiên hạ thêm 3 năm nữa. Sử ghi năm ấy được mùa to.
Triều quan can gián. Vì hồi quốc sơ khi mới lập nước) dân nghèo thiếu, bệ hạ gia ân là đúng. Nay trong dân kinh tế đã hồi phục, bệ hạ nên dành phần thu tô thuế để tăng ngân khố quốc gia.
Nhà vua liền phán: “Theo ta, phải giúp người dân có bát ăn bát để, họ có vốn tích lũy, để họ mở mang việc làm ăn lâu dài. Vả lại, của cải để trong dân tốt hơn để trong kho đụn nhà nước”.
Ba năm sau nữa, triều đình lại xá một nửa số tô ruộng cho thiên hạ. Và đó cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhà Lý cường thịnh.