BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

HÒA THƯỢNG, NI CÔ, CƯ SĨ LÀ GÌ? – Hòa thượng Thánh Nghiêm

Hòa thượng là người xuất gia và với thân phận là người xuất gia thì "trên ngồi cùng chiếu với vua, dưới cùng đi với kẻ ăn mày" nghĩa là cao sang thì rất cao sang, hèn nghèo thì rất hèn nghèo. Nếu là đứng đầu một chùa trong đại tùng lâm thì gọi là Phương trượng hòa thượng là tôn nghiêm biết bao.
Hòa thượng, Ni cô, cư sĩ đều là những danh từ hết sức thông tục, nhưng e rằng, số người hiểu rõ nghĩa của những danh từ ấy không nhiều.

        HÒA THƯỢNG, NI CÔ, CƯ SĨ LÀ GÌ?
                                        Hòa thượng Thánh Nghiêm                      

      
            Sau 50 năm tuổi đạo mới được tôn gọi là bậc "Trưởng Lão Tôn túc".
            Ảnh: Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

HÒA THƯỢNG LÀ GÌ?

Theo quan niệm của Trung Quốc, Hòa thượng là người xuất gia và với thân phận là người xuất gia thì "trên ngồi cùng chiếu với vua, dưới cùng đi với kẻ ăn mày" nghĩa là cao sang thì rất cao sang, hèn nghèo thì rất hèn nghèo. Nếu là đứng đầu một chùa trong đại tùng lâm thì gọi là Phương trượng hòa thượng là tôn nghiêm biết bao. Nhưng người nông dân quê mùa ở làng đẻ con sợ không giáo dục được, cũng lại gọi nó là hòa thượng! Kỳ cục thật!.

Từ Hòa thượng có ý từ gì ? Người ta thường giải thích hòa thượng là Hòa trung tối thượng (nghĩa là cao nhất trong sự hòa hợp) hay là "dĩ hòa vi thượng" (nghĩa là quý nhất là sự hòa hợp). Bởi vì người xuất gia phải sống theo nếp sống "sáu hòa hợp" của tăng đoàn. Đó là : giới hòa đồng tu (cùng tu giới luật), kiến hòa đồng giải (cùng kiến giải như nhau), lợi hòa đồng quân (lợi cùng chia đều), thân hòa đồng trụ (cùng ở một nơi), khẩu hòa vô tránh (không tranh cãi nhau), ý hòa đồng duyệt (ý hòa vui vẻ). Cách giải thích này cũng tựa hồ có lý. Nhưng tôi có tra cứu từ nguyên, mới thấy cách giải thích trên là không đúng.

Hòa thượng hoàn toàn là do dịch âm từ một từ ngữ Tây vực (Trung Á) ở Ấn Độ, gọi các nhà bác học thế gian là Ô tà. Qua tới nước Vu Điền (Trung Á) thì gọi là Hòa Xã hay Hòa xà (khosha), qua Trung Quốc, bèn gọi là Hòa thượng (Xem Ký quy truyện và bí tạng ký bản). Vì vậy mà ngoại đạo ở Ấn Độ cũng có Hòa thượngHòa thượng ni [Tạp A Hàm quyển 9, tr. 253, 255].

Như vậy, từ Hòa thượng không phải là từ riêng của Phật giáo, nhưng có căn cứ trong Phật giáo. Luật tạng Phật giáo gọi các vị sư truyền giới và độ cho người khác xuất gia là Opađàgia (Upadhyaya). Từ Hòa xà là dịch âm từ Upadhyaya, rồi sau đổi thành Hòa thượng. Trong sách Hán người dùng từ Hòa thượng sớm nhất là vua Thạch Lặc, ông gọi Tăng sĩ Ấn Độ Phật Đồ Trừng là : "Đại Hòa thượng".

 Từ Hòa thượng có ý từ gì ? Người ta thường giải thích hòa thượng là Hòa trung tối thượng (nghĩa là cao nhất trong sự hòa hợp) hay là "dĩ hòa vi thượng" (nghĩa là quý nhất là sự hòa hợp). Ảnh: Hòa thượng Thích Thiện Nhơn.

Nhưng, đôi khi, trong luật, thay vì chữ Hòa thượng người ta dùng chữ Hòa thượng để tránh hiểu lầm, vì rằng, căn cứ nội dung chữ Upadhyaya, thì nên dịch là Thân giáo sư (ông thầy thân cận). Chỉ có những tu sĩ đã thụ giới tỷ khiêu trên 10 năm, biết rõ 2 bộ luật tỷ khiêu và tỷ khiêu ni, mới có khả năng độ cho người khác xuất gia, và truyền giới cho người khác, mới có thể được gọi là Upadhyaya. Như thế là có khác với từ Ô tà (là bác sĩ) ở Ấn Độ, cũng khác với từ Hòa thượng do Trung Quốc dịch sai (lão tăng là lão hòa thượng, Sa di là tiểu hòa thượng, và trẻ con ở nông thôn, không lớn lên được cũng gọi là hòa thượng!).

Trong Luật Phật giáo, người mới xuất gia gọi là Sa di. Sa di có nghĩa là "siêng năng bỏ ác làm thiện". Khi đủ 20 tuổi đới, và thụ giới tỷ khiêu, thì được gọi là tỷ khiêu (nghĩa là khất sĩ, người ăn xin). Trên thì ăn xin Phật Pháp, dưới thì ăn xin đồ ăn, đồ uống. Có người Trung Quốc giải thích Tỳ kheo là so với ông Khưu, tức ông Khổng tử. Giải thích như vậy là chuyện trò đùa. Thụ giới tỳ kheo trong vòng 5 năm cũng chưa được làm thầy dạy đối với các bạn đồng đạo xuất gia. Sau 5 năm, lại thông hiểu giới luật, mới có tư cách làm thầy dạy, gọi là Quỹ phạm sư, từ Ấn Độ gọi là "A xà lê gia", làm nơi nương tựa cho người khác, dạy học cho người khác. Trải qua hơn 10 năm rồi mới được gọi là "Thân giáo sư", trải qua 20 năm nữa, được gọi là Thượng tọa, và sau 50 năm mới được tôn gọi là bậc "Trưởng Lão Tôn túc". Có thể nói, hiện nay, ở Trung Quốc, người ta dùng từ "Hòa thượng", không đúng với luật chế nhà Phật.

NI CÔ LÀ GÌ?

Từ "Ni cô" thường được dùng để chỉ người phụ nữ xuất gia. Ở Ấn Độ, người ta dùng chữ ni để chỉ phụ nữ, với ý tứ tôn kính, chứ không dùng chữ ni để chỉ riêng người phụ nữ xuất gia. Trong Phật giáo, phụ nữ mới xuất gia gọi là "Sadini" xuất gia lâu năm, thụ giới tỳ kheo ni, gọi là Tỳ kheo ni.

                           Từ "Ni cô" thường được dùng để chỉ người phụ nữ xuất gia.

Dân Trung Quốc, người con gái chưa lấy chồng gọi là cô, vì vậy gọi Sadini và Tỳ kheo ni là Ni cô, gọi như vậy cũng không có gì là coi thường. Vì vậy mà trong sách Truyền đăng lục, các bậc đạo đức gọi các sư cô là ni cô. Thế nhưng, từ khi ông Đào Tôn Nghi, đời nhà Minh viết cuốn Huế canh lục xếp ni cô vào hàng "Tam cô lục bà" thì từ ni cô mới có ý tứ khinh miệt. Do đó, thời gian gần đây, ni chúng không muốn người tại gia gọi họ là Ni cô.

Dựa vào chữ Phạn, ni nghĩa là nữ. Nếu thêm chữ cô nữa, thành ra nữ cô. Theo văn mà hiểu nghĩa thì dùng từ như vậy là không thông rồi. Nữ là phân biệt với nam. Có nữ cô thì phải có nam cô chăng ? Đã dùng chữ cô thì phải có đối từ, như gọi nữ đạo sĩ là nữ đạo cô; tỳ kheo ni gọi là Phật cô; nữ tu sĩ của đạo Gia Tô cũng nên gọi là Gia cô nếu không thì xem nặng bên này, xem nhẹ bên kia là không phải.

CƯ SĨ LÀ GÌ?

Từ "cư sĩ" cũng không phải là từ riêng của Phật giáo. Trong sách Lễ ký của Trung Quốc, vốn có từ ngữ "cư sĩ cẩm tịch" nghĩa là chiếu gấm cho cư sĩ. Cư sĩ vốn có nghĩa là ẩn sĩ có học.

                                              Phật giáo gọi Phật tử tại gia là cư sĩ.

Ở Ấn Độ, từ cư sĩ cũng không phải là từ ngữ do Phật giáo tạo ra. Chữ Phạn gọi cư sĩ là Ca La Việt dù là có tin Phật hay không, đã là học giả tại gia thì gọi là cư sĩ.

Phật giáo gọi Phật tử tại gia là cư sĩ, bắt đầu từ kinh "Duy Ma Cật". Trong kinh, ông Duy Ma Cật có 4 tên gọi : Phẩm "Phương tiện" gọi là Trưởng giả. Phẩm "Văn Thù thăm bệnh" gọi ông là Thượng nhân và Đại sĩ. Phẩm "Bồ Tát" gọi ông là Cư sĩ. Theo sự giải thích của các ngài La Thập, Trí Giả, Huyền Trang v.v… thì Duy Ma Cật là một vị Bồ Tát sắp thành Phật [Nhất sinh Bổ xứ Bồ Tát] ở cõi Phật A Sơ tại phương Đông, và thị hiện thành tướng người tại gia để hóa độ chúng sinh. Vì vậy, dùng từ cư sĩ để gọi Phật tử tại gia là có hàm ý xem cư sĩ là đại Bồ tát. Có thể thấy, một cư sĩ xứng đáng với tên gọi đó phải là một vị Bồ Tát Đại thừa, quyết không phải là một ẩn sĩ.

Thế nhưng, trong Kinh Trường A Hàm, lại gọi đẳng cấp thứ ba, tức đẳng cấp Phệ Xá là cư sĩ, lại cũng gọi vị quan coi ngân khố quốc gia là "cư sĩ báu", như vậy từ cư sĩ có các nghĩa thương nhân, nhà kinh doanh, nhà doanh nghiệp.

                                                                Hòa thượng Thánh Nghiêm
           
Nguồn:

Không có nhận xét nào: