•“Tea”: Từ này có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, cụ thể là từ chữ 茶 (chà), nhưng phát âm là “te” trong phương ngữ Mân Nam, đặc biệt là ở tỉnh Phúc Kiến. Khi trà được đưa vào châu Âu qua các thuyền buôn của thương nhân Hà Lan vào thế kỷ 17, họ đã mang theo cách phát âm này. Từ đó, “tea” đã trở thành từ phổ biến trong nhiều ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh (tea), tiếng Pháp (thé), tiếng Đức (Tee), tiếng Ý (tè) và tiếng Tây Ban Nha (té).
BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGÔN NGỮ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGÔN NGỮ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2024
TRÀ HAY CHÈ? - Pham Tuan Anh
•“Tea”: Từ này có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, cụ thể là từ chữ 茶 (chà), nhưng phát âm là “te” trong phương ngữ Mân Nam, đặc biệt là ở tỉnh Phúc Kiến. Khi trà được đưa vào châu Âu qua các thuyền buôn của thương nhân Hà Lan vào thế kỷ 17, họ đã mang theo cách phát âm này. Từ đó, “tea” đã trở thành từ phổ biến trong nhiều ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh (tea), tiếng Pháp (thé), tiếng Đức (Tee), tiếng Ý (tè) và tiếng Tây Ban Nha (té).
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2024
VỀ BÀI THƠ “TIẾNG HẠT NẨY MẦM” (SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 5) - Vương Trung Hiếu, Phùng Hiệu
Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2024
SAO LẠI GỌI LÀ “KHÓC NHƯ RI”? – Hoàng Tuấn Công
Một trăm đứa khóc như ri,Không bằng một đứa nó đi giật lùi(Ca dao)
Hình ảnh chim ri bị bắt nhốt làm chim phóng sinh, nhiều con bị chết trước khi, hoặc chết ngay sau khi được thả.
-Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức) giảng “khóc như ri” là “Khóc nhiều, tiếng nhỏ mà đều”.
-Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên) giảng: “khóc như ri • Khóc la ầm ĩ, nhiều tiếng khóc cùng oà lên một lúc: Họ đổ ra các khe cửa nhòm ngó hỏi nhau, bàn tán, quát tháo, van lạy, chửi rủa và oà lên khóc như ri”.
-Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam (Nhóm Vũ Dung): “khóc như ri • Khóc râm ran, nhiều tiếng khóc cùng một lúc (thường nói về trẻ con khóc)”.
Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2024
VÌ SAO GỌI LÀ “MƯA NGÂU, ÔNG NGÂU BÀ NGÂU... ? – La Thụy
6 cách viết
NGÂU theo tự dạng chữ Nôm trong quyển “Tự Điển Tiếng Nôm” của Lê Văn Kính
Gọi là “mưa ngâu”, “ông Ngâu bà Ngâu” vì loài hoa ngâu gắn liền với câu chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ từ xa xưa. Hoa ngâu mang ý nghĩa về một tình yêu thủy chung, với khát vọng tự do trong tình yêu. Nhưng ông bạn lại không nêu được sự liên quan giữa Ngưu Lang Chức Nữ và hoa ngâu như thế nào trong truyền thuyết.
Vẫn còn thiếu 2 cách
viết sau :
- NGÂU là âm Nôm đọc chữ đọc chữ Hán “ngưu” có
bộ mộc: Hoa ngâu.
- NGÂU là âm Nôm đọc chữ đọc chữ Hán “ngao” có bộ mộc: Hoa ngâu.
- NGÂU là âm Nôm đọc chữ đọc chữ Hán “ngao” có bộ mộc: Hoa ngâu.
Thứ Tư, 7 tháng 8, 2024
CÁC HẠ 閣下, TÚC HẠ 足下, TẠI HẠ 在下 , CÁCH XƯNG HÔ TRONG TRUYỆN KIẾM HIỆP TÀU– Theo Chiết tự chữ Hán
Các 阁” là lầu các, lầu gác; “các hạ 阁下” có nghĩa đen là ở dưới lầu gác.
Về lai lịch của từ “túc hạ”, có liên quan đến một câu chuyện đau buồn:
Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, gặp được một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo giúp. Về sau, Tấn Văn Công trở về làm vua, phong thưởng cho những người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi không oán giận gì, về nhà đưa mẹ vào núi ở ẩn. Tấn Văn Công nhớ ra, cho người đi tìm. Vì Giới Tử Thôi không chịu ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng để ép ông phải ra; cuối cùng, hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm. Tấn Văn Công còn sai người chặt một khúc gỗ nơi cây Tử Thôi ôm đem về cung làm thành đôi guốc. Mỗi khi tưởng nhớ đến Giới Tử Thôi bèn nhìn xuống chân, than rằng: Đau xót thay, túc hạ!
“Tại hạ” là từ gốc Hán (nguyên ngữ 在下, có nghĩa đen là ở bên dưới). “Tại hạ” là
lời khiêm xưng.
Người Trung Quốc xưa thường dùng “khu khu tại hạ” 區區 在下 để biểu thị lời khiêm xưng, “khu khu” cũng có thể thay thế cho “tại hạ”.
Khu khu 區區: tầm thường, nhỏ bé.
“Tại
hạ”
thường dùng nhiều trong Hí khúc Trung Quốc,
hiếm gặp trong chính sử, thuộc lối xưng gọi không sách vở cho lắm. Còn có thuyết
nói “tại hạ” là lời tự xưng của dân
giang hồ. Mà thực tế, đọc truyện kiếm hiệp Tàu, ta thấy các nhân vật trong truyện
thường tự xưng là “tại hạ” khi đối thoại.
Từ này có xuất xứ từ chuyện thời xưa ở Trung Quốc khi
vào bàn tiệc, bậc tôn trưởng ngồi ở bên trên, cho nên người ta tự xưng mình là
“tại hạ” (tức kẻ ngồi ở bên dưới) một cách khiêm nhường.
Theo Chiết tự chữ Hán
Thứ Năm, 1 tháng 8, 2024
BÁNH DA LỢN? – Matthew NChuong
Ghi chú lai rai cho nhẹ đầu...: "BÁNH DA LỢP"
Quí bạn đều nghe nói riết quen luôn, "bánh da lợn". Ủa, trong Nam gọi "heo" chớ đâu bao giờ gọi "lợn" (cách gọi ngoài Bắc, chỉ cùng một con vật)? Vậy, loại bánh này phải chăng có gốc từ ngoài Bắc nên gọi "bánh da lợn"? Hoàn toàn KHÔNG phải.
Ngoài Bắc, không có món này, mà chỉ ở miền Nam mới có món này đó đa!
Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2024
XIẾT” VÀ “SIẾT” - Nguyễn Hoàng Tuân
Trước hết, ta quay về định nghĩa:
“Siết” là một động từ, thường để chỉ sự vây lấy và thắt chặt (siết cổ, ôm siết con vào lòng, siết ốc vít…)
Tuy nhiên hiện nay, “xiết nợ” do được dùng quá phổ biến nên cũng đang dần được chấp nhận.
Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2024
“CƠM CHIM” LÀ CƠM GÌ? – Hoàng Tuấn Công
Vậy “cơm chim” là cơm gì?
-Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức) giảng: “cơm chim” Cơm của chim ăn. Nghĩa bóng nói cái mồi nhỏ, cái lợi nhỏ: Ăn cướp cơm chim (hà-hiếp kẻ cô-cùng mà cướp giật lấy của cải không đáng là bao)”.
-Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức): “cơm chim dt. Cơm cho chim ăn. • Mối lợi nhỏ bị giành-giựt, bị chận lấy: Ăn cướp cơm chim”.
-Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên): “cơm chim • dt. Cái (thường là lợi lộc) quá ít ỏi, chẳng đáng là bao ví như cơm để cho chim ăn vậy: ăn cướp cơm chim (tng.)”.
-Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – Vietlex): “cơm chim • d. [cũ] cơm rất ít ỏi, tựa như để cho chim ăn; thường dùng để ví cái tuy quá ít ỏi, chẳng đáng là bao nhưng lại rất cần thiết để nuôi sống”. “Suốt một tháng trời đầu tắt mặt tối mới lĩnh được năm đồng bạc mà nó lại ăn cướp cơm chim như thế, lương tâm của nó đâu nào?” (Vũ Trọng Phụng).
-Từ điển tục ngữ Việt (Nguyễn Đức Dương) thu thập “Ai nỡ ăn cướp cơm chim”, và chú thích “cơm chim” là “thứ cơm được rắc ra sân cho chim ăn”, rồi giảng: “Ai nỡ ăn tranh với chim vài hạt cơm cơm (ít ỏi) được vãi ra để nuôi sống nó. Hay dùng để khuyên mọi người là chớ có làm điều đê tiện với những ai yếu thể hơn kẻo dễ bị mang tiếng xấu với đời”.
Như vậy, đa số các cuốn từ điển đều thống nhất cách hiểu “cơm chim” là “cơm cho chim ăn” hoặc “cơm rất ít ỏi, tựa như để cho chim ăn”.
Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024
NHỮNG CHỮ CÓ LẼ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM?
*CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt vì tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.
Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024
CÓ CHĂNG, TIẾNG HÁN VIỆT? – Bùi Kim Sơn
“Cia ciúm toi oẽ tlen bloèi ciúm toi nguyẽn daim Cia cã sám”.
“Cha chúng tôi ở tlên blời, chúng tôi nguiẹn danh Cha cả sáng” (Cha chúng tôi ở trên trời, chúng tôi nguyện danh Cha cả sáng).
Trở lại với sự biến thiên của tiếng nói. Biến thiên theo không gian, thời gian là điều đương nhiên. Nhưng biến thiên do giao tiếp qua lại giữa các dân tộc với nhau mới là yếu tố quan trọng mà rõ nét nhất là tiếng Hán Việt.
Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2024
TIẾNG VIỆT THỜI NAY – Nguyễn Tuấn
Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2024
TẠI SAO TRƯỚC 75, Ở SÀI GÒN KHÔNG TÂNG BỐC CA SĨ LÀ “DIVA”? - Matthew Nchuong
Nữ danh ca opera, đặc biệt cho giọng hát soprano.
Còn nam danh ca opera giọng tenor thì được gọi là “divo”.
Nhưng về sau “diva” đã trở thành một danh từ dùng để dè bĩu đối với loại phụ nữ ngạo mạn, “thượng đội hạ đạp” - (“diva is a woman regarded as temperamental or haughty”)
(một người đàn bà bị xem là có tính nết cáu kỉnh hay ngạo mạn, khinh rẻ nhân gian).
Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2024
DÙNG TỪ NGỮ “GA TÀU THỦY BẠCH ĐẰNG” NHƯ VẬY CÓ ĐÚNG KHÔNG? - Nguyễn Gia Việt
Lịch sử, văn hóa Sài Gòn đã có sự khó hiểu, sai lệch từ những năm sau này, khi mà chữ nghĩa Miền Nam đã bị thay đổi.
Lịch sử Bến Bạch Đằng đơn giản. Đây vốn là đất Kompong Luông vùng Sài Gòn. Pháp qua đặt tên đường từ cột cờ Thủ Ngữ tới công trường Mê Linh là Quai le Myre de Vilers, đoạn còn lại tới Ba Son là Quai d’Argonne.
Sau 1955 tổng thống Ngô Đình Diệm nhập hai đoạn đường lại đặt thành Bến Bạch Đằng. Kêu là bến vì đây là đại lộ ven sông, dưới là bến sông nhiều ghe tàu. Sau 1975 Bến Bạch Đằng bị xóa tên, đặt thành đường Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên người Sài Gòn vẫn kêu là Bến Bạch Đằng. Và nay xuất hiện “ga tàu thủy” tại bến Bạch Đằng.
Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2024
NÊN VIẾT “XỬ DỤNG” HAY “SỬ DỤNG” – Gs Trần Huy Bích
Trong cuốn Ngữ vựng tiếng Việt đầu tiên (Westminster, CA, 2017), nơi trang 6, Giáo sư Trần Ngọc Ninh cho biết theo nhận xét của ông, “trong số các nhà văn nhà báo, có chừng 50 phần trăm viết ‘sử dụng’ và áng 50 phần trăm viết ‘xử dụng’.” Nhân thấy hai phía “tương đương,” Gs. Ninh không tỏ ra thiên về phía nào. Ông dẫn lời một nhà làm tự điển, “thói quen là vua trong ngôn ngữ” (sách đã dẫn, cùng trang).
Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023
VIẾT XMAS, THAY VÌ CHRISTMAS, ĐÚNG HAY SAI? - Minh An
Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2023
CHỮ NHO... DỄ HỌC (1) – Đỗ Chiêu Đức
LỜI NÓI ĐẦU
"CHỮ NHO... DỄ HỌC". Trước tiên, đây là những hồi ức của một thời giảng dạy chữ Nho trên lớp, được viết lại để gợi nhớ cho một thuở vàng son đã đi qua, và cũng để tự ôn tập lại những kiến thức đã lâu ngày bị bỏ xó vùi chôn trong đống tro tàn của dĩ vãng. Vì thế, "CHỮ NHO... DỄ HỌC" là những bài viết trao đổi trên mạng qua hình thức email với các bạn bè, thân hữu, cựu học sinh, sinh viên ... ở hải ngoại trên khắp thế giới với mục đích vừa tiêu khiển, vừa gợi nhớ, vừa nhắc nhở lại những gì của quê hương Tổ Quốc đã qua để làm ấm lại chút lòng của những kẻ tha phương cầu thực đang sống tạm dung nơi xứ lạ quê người.
Vì là những bài viết trao đổi nhau để cùng học tập, nên "CHỮ NHO... DỄ HỌC" không phải là những bài học nghiêm chỉnh như sách giáo khoa chính thống. Đây chỉ là những bài giảng mang tính chất phiếm luận, tùy hứng và tự nhiên như là những lời đang giảng trên lớp của một giảng viên thỉnh giảng không một chút chính quy nào cả!
Cho nên, " CHỮ NHO... DỄ HỌC " được viết với những thói quen như sau:
- Sử dụng từ ngữ tự nhiên của người dân đồng bằng Nam Bộ theo tập quán của dân Nam Kỳ Lục Tỉnh. Sử dụng nhiều từ " Thì, Là, Mà..." như đang nói chuyện.
- Giảng lan man tùy hứng như một bài phiếm luận không theo một trình tự nào nhất định cả. Vừa cổ vừa kim, khi Đông khi Tây, lúc văn ngôn lúc thì bạch thoại....
- Đôi khi lặp tới lặp lui nhiều lần một điển tích, một giai thoại văn học, một từ ngữ đặc biệt... để người đọc dễ nhớ và khỏi phải tra cứu lại tài liệu hay mất công tìm lại ở những bài viết trước.
- Không có phần bài tập cho mỗi cuối bài, mà thay vào đó là phần Câu Đố Chữ lý thú cho mỗi cuối bài học.
"CHỮ NHO... DỄ HỌC" được soạn là do sự cổ vũ khuyến khích của các thân hữu gần xa với chút lòng của kẻ tha hương dị quốc ước mong được góp một chút gì đó để duy trì văn hóa dân tộc cho các thế hệ mai sau.
Học hải vô nhai, biển học mênh mông, dù cho có cẩn trọng như thế nào cũng không thể tránh khỏi có điều sai sót. Kính mong các bậc cao minh niệm tình hạ cố chỉ giáo cho.
Rất lấy làm hân hạnh !
Đỗ Chiêu Đức
*
CHỮ
NHO ... DỄ HỌC
Bài 1:
Như ta đã biết, chữ NHO tức là chữ Hán cổ, công cụ dùng để truyền bá đạo Nho của đức Khổng Phu Tử mà thành tên. “Chữ Nho … Dễ Học” là cách nói khuyến khích cho người học bớt thấy khó khi học chữ Nho mà thôi.
Chữ Nho được hình thành bởi Lục Thư là : Tượng Hình, Chỉ Sự, Hội Ý, Hài Thanh, Chuyển Chú và Giả Tá. Bây giờ thì ta bắt đầu ...Vỡ Lòng bằng chữ Tượng Hình nhé!
Bài 1:
Như ta đã biết, chữ NHO tức là chữ Hán cổ, công cụ dùng để truyền bá đạo Nho của đức Khổng Phu Tử mà thành tên. “Chữ Nho … Dễ Học” là cách nói khuyến khích cho người học bớt thấy khó khi học chữ Nho mà thôi.
Chữ Nho được hình thành bởi Lục Thư là : Tượng Hình, Chỉ Sự, Hội Ý, Hài Thanh, Chuyển Chú và Giả Tá. Bây giờ thì ta bắt đầu ...Vỡ Lòng bằng chữ Tượng Hình nhé!
Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2023
Ý NGHĨA CHỮ TỬ (死) TRONG HÁN TỰ
Ngoài nghĩa TỬ VONG 死亡 là Chết Chóc ra, ta còn có ...
TỬ THỦ 死守, TỬ CHIẾN 死戰, TỬ TÂM 死心 : Cố chấp giữ vững lòng mình, quyết không thay đổi!
*
Nguồn:
https://www.facebook.com/365156676938517/posts/2920826984704794/?locale=hi_IN
Phụ lục:
TỬ 子: chỉ một cách viết thông dụng này, nhưng có nhiều nghĩa khác nhau:
① Con. Bất luận trai gái đều gọi là tử.
② Thầy, đàn ông nào có học vấn, đức hạnh đều gọi là tử cả:
Khổng-tử 孔子, Mạnh-tử 孟子, Tuân tử 荀子, Hàn Phi tử 韓非子
- Con cháu gọi người trước cũng gọi là tiên tử 先子, vợ gọi chồng là ngoại tử 外子, chồng gọi vợ là nội tử 內子 đều là tiếng xưng hô tôn quý cả.
③ Gã, dùng để gọi các kẻ tầm thường, như chu tử 舟子 chú
lái đò, sĩ tử 士子 chú học trò, v.v.
④ Tước tử, tử tước 子爵 tước thứ tư trong năm tước (công, hầu,
bá, tử, nam)
⑤ Mầm giống các loài động vật thực vật cũng gọi là tử, như ngư tử 魚子 giống
cá, tàm tử 蠶子 giống tằm, đào tử 桃子 giống đào, lí tử 李子 giống
mận, v.v.
⑥ Số lẻ, đối với số nguyên mà nói, như phần mẫu 分母, phần
tử 分子. Phần vốn là mẫu tài 母財, tiền lãi là tử kim 子金, v.v.
⑦ Tiếng giúp lời, như tập tử 摺子 cái cặp, cháp tử 劄子 cái
thẻ, v.v.
⑧ Có nghĩa như chữ từ 慈.
⑨ Một âm là tí, chi đầu trong mười hai chi. Từ mười một giờ đêm đến
một giờ đêm là giờ tí.
Khổng-tử 孔子, Mạnh-tử 孟子, Tuân tử 荀子, Hàn Phi tử 韓非子
- Con cháu gọi người trước cũng gọi là tiên tử 先子, vợ gọi chồng là ngoại tử 外子, chồng gọi vợ là nội tử 內子 đều là tiếng xưng hô tôn quý cả.
Ngoài ra TỬ còn có những cách viết khác nhau và
có những ý nghĩa khác nhau
Tử 醑 : Rượu ngon.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)