BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn LỊCH SỬ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LỊCH SỬ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2022

NHÂN NGÀY QUỐC KHÁNH MỸ, NHỚ LẠI NHỮNG BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM – Giáo Sư Triết Học Nguyễn Châu


Giáo sư triết học Nguyễn Châu

Cho đến nay, lịch sử thế giới đã ghi nhận Việt Nam là một dân tộc bất khuất, nghĩa là không bao giờ cam tâm làm nô lệ cho một dân tộc khác, dù dân tộc đó hùng mạnh đến mức nào. Qua lịch sử, có thể nói người Việt đã xem sự chiến đấu chống ngoại xâm để giữ gìn bờ cõi, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc là một bổn phận trọng đại nhất trên cả bản thân và gia đình. Hầu hết người Việt đều nặng lòng yêu quê hương và xứ sở.
 

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

NHẬN ĐỊNH BÀI TỔNG KẾT VỀ PHAN THANH GIẢN CỦA “NGƯỜI ANH CẢ” GIỚI SỬ HỌC HÀ NỘI - Phan Thanh Tâm

Nguồn:
http://talawas.org/talaDB/showFile.php?res=3409&rb=0302


Cụ Phan Thanh Giản
 

Ông Phan Thanh Tâm, tác giả bài này, là cháu năm đời của cụ Phan Thanh Giản.
 
 
NHẬN ĐỊNH BÀI TỔNG KẾT VỀ PHAN THANH GIẢN CỦA “NGƯỜI ANH CẢ” GIỚI SỬ HỌC HÀ NỘI 
                                                                                Phan Thanh Tâm
 
Nước ta tuy có lúc thịnh, lúc suy
Nhưng hào kiệt đời nào cũng có
(Nguyễn Trãi - Bình Ngô Ðại Cáo)
 
Bài tổng kết “Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan-Thanh-Giản” của ông Trần Huy Liệu, “Người anh cả” giới sử học Hà Nội viết từ tháng 10.1963 tự nó không tạo ra vấn đề hay gây ảnh hưởng gì cả dù rằng không hẳn mọi người đã nhất trí như tựa đề. Bài báo chỉ đâm ra dễ sợ, gây nhiều bất mãn sâu đậm khi nó theo đoàn quân chiến thắng tiến vào thủ đô Sài Gòn năm 1975.
 

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

VỊ VUA ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM LẤY VỢ PHƯƠNG TÂY - Đỗ Hợp

Ông vua này là người duy nhất của nhà Hậu Lê lên ngôi hai lần, người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam lấy vợ phương Tây.

         
                                       Tượng vua Lê Thần Tông


VỊ VUA ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM LẤY VỢ PHƯƠNG TÂY
                                                                                             Đỗ Hợp

Vị vua nhà Hậu Lê lên ngôi hai lần

Lê Thần Tông (1607-1662) có tên húy Lê Duy Kỳ, là vị vua thứ 17 của nhà Hậu Lê. Ông là con trai trưởng của vua Lê Kính Tông và hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh - con thứ của chúa Trịnh Tùng. Lúc ông sinh ra, vua nhà Lê chỉ còn trên danh nghĩa, mọi quyền hành ở Đàng ngoài đều thuộc họ Trịnh, còn Đàng trong thì chúa Nguyễn cát cứ. Năm 1619, vua Lê Kính Tông bị Trịnh Tùng ép thắt cổ chết. Duy Kỳ lúc này mới 12 tuổi - được đánh giá là vị vua có tướng mạo đế vương với sống mũi cao, mặt rồng - được đưa lên làm vua lấy hiệu là Lê Thần Tông. Ông cũng được nhận định là người thông minh, học rộng, mưu lược sâu sắc và giỏi văn chương. Làm vua được 25 năm, Lê Thần Tông nhường ngôi cho con trai 13 tuổi là Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông) và trở thành Thái thượng hoàng. Tuy nhiên, ở ngôi chỉ được sáu năm thì Lê Chân Tông ốm, qua đời. Thái thượng hoàng Lê Duy Kỳ trở lại làm vua lần thứ hai. Lần này, ông giữ ngôi đến khi lâm bệnh và qua đời. Thời gian giữ ngôi thêm 13 năm. Đến năm 1662, Lê Thần Tông qua đời, táng tại Ngọc Long, xã Quần Lai, huyện Dương Lôi (nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Nối ngôi Thần Tông là con trai thứ tên Lê Duy Vũ (hiệu là Huyền Tông) cũng ở ngôi 9 năm thì ốm, chết. Kế vị cũng là một con trai nữa của Thần Tông tên Lê Duy Hợi (hiệu là Gia Tông) nhưng ông cũng không qua được bạo bệnh sau 4 năm sở hữu ngôi báu. Tiếp đó, con út của Lê Thần Tông tên Lê Duy Hợp (hiệu là Hy Tông) nối ngôi.

Ngoài bà vợ đầu tiên là Trịnh Thị Ngọc Trúc, vua Lê Thần Tông có 5 phi tần nữa và điều kỳ lạ là mỗi bà thuộc một dân tộc.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

4 VÕ KHÍ QUÂN SỰ CỔ CỦA NGƯỜI VIỆT KHIẾN GIẶC NGOẠI XÂM KHIẾP SỢ

Trong lịch sử, nỏ thần Liên Châu, cọc Bạch Đằng, súng thần cơ… là những vũ khí do chính người Việt sáng tạo ra khiến thế giới phải nể phục.

NỎ THẦN LIÊN CHÂU

Nỏ Liên Châu do tướng quân Cao Lỗ chế tạo dưới thời Thục Phán An Dương Vương nhà nước Âu Lạc, đặt tên là Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ. Tương truyền, nỏ có thể bắn một lần được nhiều phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là: “Linh Quang Thần Cơ”. Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.


Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, quân Triệu đã bị các tay nỏ Liên Châu bắn tên ra như mưa, thây chết đầy nội và phải lui binh. Về sau, Triệu Đà sử dụng kế nội gián để cho con trai Trọng Thủy kết hôn với Mỵ Châu. Ý đồ muốn ăn cắp bí quyết chế tạo nỏ của ông cuối cùng cũng thực hiện được. Nhờ vậy mà ông đã chinh phục Âu Lạc thành công.

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

LÊ THÁNH TÔNG, VỊ MINH QUÂN NƯỚC ĐẠI VIỆT - Trần Đình Ba

Vua Lê Thánh Tông được các sử gia từ xưa đến nay ghi nhận là vị hoàng đế kiệt xuất, đã lập nên một trong những giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến.

  Hình tượng vua Lê Thánh Tông trên bìa sách Kể chuyện lịch sử Việt Nam bằng tranh 
  - NXB Trẻ.


LÊ THÁNH TÔNG, VỊ MINH QUÂN NƯỚC ĐẠI VIỆT
                                                                                     Trần Đình Ba


Sử cũ cho hay, ngày 30 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1497), vua Lê Thánh Tông băng ở điện Bảo Quang. Nhân ngày giỗ của vị vua sáng nhà Lê sơ, chúng tôi có vài dòng gọi là tri ân công nghiệp trong 37 năm trị vì của vị vua giỏi nước Việt.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

VUA CHÚA VIỆT QUYẾT TÂM BẢO VỆ CHỦ QUYỀN NHƯ THẾ NÀO? - Khánh Nam

Vua Lý Nhân Tông nói đau lòng nếu làm mất đất của tổ tiên còn vua Lê Thánh Tông kiên quyết không để mất một tấc đất một thước núi của tiền nhân.

 
                          Vua Lý Nhân Tông                                          Vua Lý Thánh Tông


VUA CHÚA VIỆT QUYẾT TÂM BẢO VỆ CHỦ QUYỀN NHƯ THẾ NÀO?


LỜI RUỘT GAN CỦA VUA LÝ NHÂN TÔNG

Thời trị vì của vua Lý Nhân Tông là thời điểm diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa nước ta với nhà Tống bên Trung Quốc. Năm 1076 nhà Tống sai Quách Quỳ dẫn quân sang định đánh chiếm nước ta. Quân dân ta đã lập phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt chống trả quyết liệt và dồn quân Tống vào thế bí.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

LẶNG NGẮM TÀN TÍCH CỦA VƯƠNG QUỐC MÂN VIỆT

Nguồn:
https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/lang-ngam-tan-tich-cua-vuong-quoc-man-viet/20200214082626613

     
    Ảnh: Mô hình cung điện và kinh thành của người Mân Việt ở Phúc Kiến


LẶNG NGẮM TÀN TÍCH CỦA VƯƠNG QUỐC MÂN VIỆT

Vương quốc Mân Việt là một vương quốc cổ tồn tại từ năm 334 TCN đến năm 110 TCN ở khu vực nơi mà ngày nay là tỉnh Phúc Kiến, miền nam Trung Quốc. Cư dân Mân Việt là một tộc người Việt cổ thuộc nhóm dân tộc Bách Việt mà người Việt Nam hiện nay là hậu duệ. 

Thành phố cổ Đông Dã được xây dựng bằng đá trên những dãy núi ở Phúc Kiến được cho là thủ đô của nước Mân Việt. Ảnh: Hiện trường khảo cổ ở Đông Dã.


Các nhà nghiên cứu cho rằng thành phố này chính là trung tâm của nước Mân Việt xưa. Ảnh: Một nền móng cung điện của người Mân Việt ở Đông Dã.


Mân Việt bị nhà Hán xâm chiếm vào cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Tuy nhiên, do địa hình được bao bọc bởi núi non, nhà Hán không thể hoàn toàn kiểm soát được vùng này. Ảnh: Mộ cổ của người Mân Việt được khai quật ở Phúc Kiến.

 
Mân Việt được sáp nhập vào Nam Việt dưới thời đại Triệu Đà từ năm 183 đến 135 TCN và cuối cùng bị nhà Hán thôn tính năm 110 TCN. Ảnh: Khai quật các di tích của người Mân Việt ở Phúc Kiến.


                                         Hiện trường khảo cổ ở Phúc Kiến.


 
     Đồ gốm cổ của người Mân Việt.


                                         Tượng gốm của người Mân Việt.


                                                   Bình gốm Mân Việt.

 
Những di tích của người Mân Việt được tìm thấy trong quá trình thi công đường tàu điện ngầm ở Phúc Kiến. Ảnh: Internet.

                                                                            Theo T.B/Kiến thức

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG 1979 - Đặng Xuân Xuyến tổng hợp





CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG 1979

Rạng sáng ngày 17 tháng 02 năm 1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã điều động một lượng lớn quân đội và vũ khí hiện đại nhất mà chúng có lúc đó, ngang nhiên tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới của 6 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam.

SỨ GIẢ VIỆT NÀO KHIẾN VUA TRUNG HOA BỊ “BẼ MẶT” ?


                                      Mộ Thám hoa Giang Văn Minh. Ảnh: Wikipedia.


SỨ GIẢ VIỆT NÀO KHIẾN VUA TRUNG HOA BỊ “BẼ MẶT” ?

Người xưa nói hai nước đánh nhau không giết sứ giả. Tuy nhiên trong quan hệ giao hảo Đại Việt – Trung Hoa đã có một sứ giả hy sinh.

Làm bẽ mặt vua Minh Sùng Trinh

Kể từ khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán rồi xưng vương lập quốc, nước Nam đã trở thành một quốc gia độc lập. Mặc dù vậy, trong quan hệ bang giao, nhiều khi các vua chúa Trung Quốc vẫn giữ tư tưởng nước lớn để tỏ ra chèn ép Đại Việt. Thái độ ngạo mạn đó của họ đã không ít lần bị sứ thần của ta đối đáp làm cho bẽ mặt. Điển hình trong số những lần như thế là cuộc đối đáp của Giang Văn Minh với vua Sùng Trinh nhà Minh.

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ THÀNH CỔ LOA: KẾT LUẬN CỦA 4 GIÁO SƯ UY TÍN NHẤT TRONG GIỚI SỬ HỌC VIỆT NAM - Lê Tiên Long

Hàng năm, cứ vào mùng Sáu tháng Giêng âm lịch, nhân dân xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội lại tưng bừng mở hội để tưởng nhớ công lao của An Dương Vương, người tạo lập ra nhà nước Âu Lạc.



                                       Ảnh: HL, nguồn: thegioidisan.vn
     
Hàng năm, cứ vào mùng Sáu tháng Giêng âm lịch, nhân dân xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội lại tưng bừng mở hội để tưởng nhớ công lao của An Dương Vương, người tạo lập ra nhà nước Âu Lạc.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, nhà nước Âu Lạc chính là hình thức nhà nước đầu tiên ở nước ta, kế tục nhà nước Văn Lang mang tính truyền thuyết của các vua Hùng. Nhiều sử liệu cũng khẳng định An Dương Vương đã lãnh đạo đất nước chống lại cuộc xâm lược của nhà Tần, và sau đó là của vua Nam Việt Triệu Đà.
Âu Lạc cũng là nhà nước có kinh đô, với thành là Cổ Loa mà An Dương Vương xây dựng, mà hiện nay vẫn còn lưu giữ dấu vết.

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

VỊ TƯỚNG HIẾM CÓ CỦA HƯNG ĐẠO VƯƠNG: DỌA CHO VOI ĐỊCH KHIẾP VÍA VÀ BÍ QUYẾT ĐÁNH ĐÂU ĐƯỢC ĐÓ - Trần Đình Ba


            Voi Ai Lao bị quân Phạm Ngũ Lão đánh quay đầu chạy. Nguồn: Ảnh sưu tầm


PHẠM NGŨ LÃO VỊ TƯỚNG HIẾM CÓ CỦA NHÀ TRẦN

Cứ vào ngày 11 đến Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm, ở nơi đất nhãn lồng Hưng Yên lại diễn ra lễ hội Phù Ủng (xã Phù Ủng, huyện Ân Thi) tưởng nhớ vị danh tướng nhà Trần sinh ra nơi đất này. Ông là Phạm Ngũ Lão (1255-1320).

Là danh tướng nhà Trần, Phạm Ngũ Lão với cơ duyên "giữa đường đan sọt giáo đâm không biết" đã gặp gỡ Quốc công Hưng Đạo Vương, để rồi trổ hết tài hãn mã mà phụng sự đất nước đánh Nguyên, dẹp yên nhiễu loạn của Ai Lao, Chiêm Thành. Ở ông, tài văn song hành nghiệp võ, trở thành một vị tướng toàn tài hiếm có của nhà Trần.

                              Lễ hội Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên. Ảnh: Báo ĐS&PL.


Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

KỶ NIỆM 230 NĂM CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI ĐỐNG ĐA - Trịnh Sinh



KỶ NIỆM 230 NĂM CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA 
                                                                                           Trịnh Sinh

Trưa mồng 5 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), trong tiếng khải hoàn, vua Quang Trung mang đại quân vào thành Thăng Long với chiếc áo chiến bào đen sạm khói súng của những ngày đêm chiến đấu ác liệt. Nhân dân kinh thành tràn ngập trong niềm vui chiến thắng, đổ ra chật phố phường đón chào người anh hùng vừa lập nên chiến công thần kỳ. Quân Tây Sơn hân hoan ăn Tết khai hạ tại thành Thăng Long, đúng như lời Quang Trung đã hứa với quân sỹ trước đó tại Tam Điệp.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược mà tiêu biểu và quyết định là chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Tự hào về người anh hùng áo vải cờ đào bách chiến bách thắng, nhà quân sự thiên tài Quang Trung - Nguyễn Huệ.

*

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

VỊ VUA ĐẾN NGAI VÀNG TỪ SỚI VẬT - Trần Đình Ba


        
                     Tượng Thái tổ nhà Mạc: Mạc Đăng Dung
                                 tại Từ đường Cổ Trai – Hải Phòng


        VỊ VUA ĐẾN NGAI VÀNG TỪ SỚI VẬT 
                                                                                   Trần Đình Ba

Con đường đi đến ngai vàng của Mạc Đăng Dung khởi nguồn từ sới vật. Nhưng họ Mạc, từng chỏng vó trước một vị tiến sĩ trói gà không chặt.
Nói nghiệp đế của Mạc Đăng Dung từ sới vật đi lên, có lẽ chẳng phải ngoa ngôn, mà thực tế lịch sử đã diễn ra đúng như vậy. Trong Ngự chế Việt sử tổng vịnh của vua Tự Đức nhà Nguyễn cho hay, Mạc Đăng Dung vốn là cháu xa (bảy đời) của “lưỡng quốc trạng nguyên” Mạc Đĩnh Chi nhà Trần. Nhưng trái với tổ tiên vinh thân phì gia từ đường khoa bảng, Mạc Đăng Dung lại nhờ vào sức khỏe mà làm nên nghiệp.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

BẢN ÁN KỲ LẠ, ĐẦY OAN NGHIỆT GIÁNG XUỐNG ĐẦU HAI DŨNG TƯỚNG LÀ BỐ VỢ VUA LÊ THÁI TÔNG

Dưới thời vua Lê Thái Tông, cả 2 khai quốc công thần Lê Sát, Lê Ngân, tuy đều là bố vợ vua nhưng lần lượt bị sát hại, trong đó bản án dành cho Lê Ngân đặc biệt ly kỳ và oan khuất.


     


BẢN ÁN KỲ LẠ, ĐẦY OAN NGHIỆT GIÁNG XUỐNG ĐẦU HAI DŨNG TƯỚNG LÀ BỐ VỢ VUA LÊ THÁI TÔNG

Sau khi Thái Tổ Lê Lợi mất năm 1433, Hoàng thái tử Lê Nguyên Long mới 10 tuổi lên nối ngôi, tức là vua Lê Thái Tông. Khi đó, quyền lực tập trung vào tay Tể tướng Lê Sát. Con gái của Lê Sát là Lê Ngọc Dao được vua lập làm Nguyên phi, nên uy quyền của Lê Sát khuynh đảo cả triều đình.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

QUỐC HIỆU ĐẠI NGU THỜI NHÀ HỒ MANG Ý NGHĨA GÌ? - Nguyễn Thanh Điệp




Theo Từ điển bách khoa Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt:

Đại Ngu (大虞) là quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ, tồn tại từ năm 1400 đến khi cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương bị bắt năm 1407.
Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu vào tháng 3 năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau đó vào tháng 4 năm 1407, nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và tên Đại Ngu không được dùng làm quốc hiệu từ thời điểm đó. Sau khi nhà Hậu Lê chiến tranh giành lại độc lập, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.
Chữ “Ngu” () trong quốc hiệu “Đại Ngu” (大虞) của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình", không phải chữ "Ngu" () mang nghĩa là "ngu ngốc". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn.

Có một thuyết khác cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn, là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ. Sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần, gọi là Hồ công Mãn, sau dùng chữ Hồ làm tên họ.[cần dẫn nguồn] Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu.


QUỐC HIỆU ĐẠI NGU THỜI NHÀ HỒ MANG Ý NGHĨA GÌ?
                                                                          Nguyễn Thanh Điệp

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Hồ Quý Ly trước có tên Lê Quý Ly, tự là Lý Nguyên, sinh năm Ất Hợi (1335), quê ở tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Hồ Quý Ly có 2 cô làm phi tần của Trần Minh Tông, một bà sinh ra Trần Nghệ Tông, một sinh ra Trần Duệ Tông, nhờ đó nên được vua Trần tin dùng.


Theo sách “Việt Nam sử lược”, từ lúc làm vua cho tới khi làm thái thượng hoàng, Trần Nghệ Tông một mực tin dùng Hồ Quý Ly, bất chấp mọi sự can ngăn của hoàng thân quốc thích.


Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, sau khi thượng hoàng Trần Nghệ Tông qua đời năm 1394, Hồ Quý Ly ngày càng chuyên quyền. Đến tháng 3/1400, ông phế bỏ cháu ngoại là vua Trần Thiếu Đế tự xưng làm vua.


Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly cho xây dựng kinh đô mới ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) đổi tên nước thành Đại Ngu và tập trung xây dựng quân đội. Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu nước ta từ Đại Việt sang Đại Ngu, với mong muốn xây dựng một quốc gia phồn thịnh. Đại Ngu theo tiếng Hán còn có nghĩa “Sự yên vui, hoà bình”.


Theo “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục”, Hồ Quý Ly từng cho thống nhất lại chuẩn đo lường để buôn bán; quy định người đỗ thi Hương phải qua kỳ thi Toán pháp mới được thi Hội; lưu thông tiền giấy.


Không được nhân dân ủng hộ, nhà Hồ nhanh chóng thất bại như Hồ Nguyên Trừng đã nói: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”.


Theo sách “Việt Nam sử lược”, nhà Hồ trị vì từ năm 1400-1407, trải qua 2 đời vua gồm Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương. Sau khi kháng chiến thất bại, cha con Hồ Quý Ly bị bắt.

                                                                            Nguyễn Thanh Điệp

Nguồn:
https://news.zing.vn/quoc-hieu-dai-ngu-thoi-nha-ho-mang-y-nghia-gi-post1019016.html

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

TRẬN NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA 230 NĂM TRƯỚC TRONG SỬ SÁCH VIỆT - HOA


       
                            Vua Quang Trung
                                 1753-1792


TRẬN NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA 
230 NĂM TRƯỚC TRONG SỬ SÁCH VIỆT - HOA

Cách đây 230 năm, vào mùng 5 tết Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung chỉ huy trận Ngọc Hồi - Đống Đa vĩ đại, đánh tan quân xâm lược nhà Thanh.
Bộ sử chính thống của nhà Nguyễn là Đại Nam liệt truyện, chép về nhà Tây Sơn trong phần Truyện Ngụy Tây, tuy có rất nhiều bài bác, nhưng với chiến thắng vẻ vang này của dân tộc, cũng mô tả rất hào hùng:

"Mờ sáng mồng 5, (quân Tây Sơn) tiến sát đến lũy Ngọc Hồi, trên lũy đạn bắn xuống như mưa, Huệ sai chiến sĩ đội ván gỗ để xông vào trận, mà tự thúc voi đốc đằng sau. Khi đã phá được cửa lũy, đều ném ván gỗ xuống đất, đem dao ngắn chém bừa đi, quân nước Thanh chống chọi không được, tan vỡ chạy ra bốn mặt gặp máy chôn ngầm, lại bị chấn địa lôi nổ ra, chết và bị thương rất nhiều. Quân Tây Sơn đánh trống reo hò tiến đi liền phá được các đồn Văn Điển, Yên Quyết. Đô đốc nước Thanh là Hứa Thế Hanh, Tổng binh là Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng, Tri phủ Điền Châu là Sầm Nghi Đống đều chết cả".

Về viên chủ tướng của quân Thanh là Tôn Sĩ Nghị, Liệt truyện viết về cách rút lui hèn nhát của hắn:

"Nghị ở bãi cát nghe tin báo, một mình cưỡi ngựa chạy về Bắc, tướng sĩ tranh cầu để sang sông, cầu gãy ôm lấy nhau xô nhau lặn xuống sông chết đuối kể đến hàng vạn, nước sông Nhị Hà vì thế chảy không được".

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

DŨNG TƯỚNG ĐẠI VIỆT ĐÁNH BẠI QUÂN NGUYÊN MÔNG 2 LẦN TRÊN ĐẤT TRIỀU TIÊN, ÔNG LÀ AI? - Tĩnh Thuý

Nguồn:
https://www.dkn.tv/van-hoa/dung-tuong-dai-viet-danh-bai-quan-nguyen-mong-2-lan-tren-dat-trieu-tien-ong-la-ai.html

      Trần Thủ Độ đưa nhà Trần lên ngôi, Lý Long Tường bái tạ đất Việt rồi lưu vong.                                                               (Ảnh: Youtube)

Có bài thơ rằng:

“Sông Đằng một dải dài ghê
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông
Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
(Bạch Đằng Giang Phú - Trương Hán Siêu)

Lịch sử như dòng sông dài cuốn đi trong lớp sóng của nó bao nhiêu sự tích, chiến công, thành bại của cả một dân tộc. Thế kỷ 21 hiện đại với quá nhiều thú vui và dục vọng, mấy ai còn lưu tâm đến những huy hoàng của quá khứ, những tinh hoa của cổ nhân hay những bài học sâu sắc từ ngàn xưa?
Việt Nam 4.000 năm văn hiến với nhiều triều đại kiệt xuất thấm đẫm văn hóa Phật Đạo Thần đã đem đến cho dải đất xinh đẹp này biết bao nhiêu kỳ tích và truyền kỳ vẫn còn rọi sáng đến tận hôm nay. Chúng tôi tiến hành loạt bài viết về lịch sử Việt Nam mong muốn đem đến cho quý độc giả một góc nhìn mới về sử Việt, chính là ôn cũ biết mới, ngẫm chuyện xưa nhìn chuyện nay, tự đúc rút cho mình những trải nghiệm riêng.

DŨNG TƯỚNG ĐẠI VIỆT ĐÁNH BẠI QUÂN NGUYÊN MÔNG 2 LẦN TRÊN ĐẤT TRIỀU TIÊN, ÔNG LÀ AI?
                                                                  Tĩnh Thuý (ĐKN)

Lịch sử hay nhắc đến nhà Trần với 3 lần thắng quân Mông Cổ như một thần tích. Nhưng ít ai biết là trên xứ Cao Ly xa xôi, một dũng tướng Đại Việt cũng đường hoàng đánh bại quân Nguyên Mông đến 2 lần. Đó chính là hoàng tử Lý Long Tường.

Hàn Quốc hay Cao Ly ngày xưa là một xứ sở xinh đẹp và có nền văn hóa lịch sử rất đáng ngưỡng mộ. Trong thời đại ngày nay, họ đã thành công khi phần nào khôi phục văn hóa cổ và định hình văn hóa hiện đại, đồng thời còn xuất khẩu văn hóa “Made in Korea” ra khắp thế giới.
Những chàng trai cô gái Hàn Quốc xinh tươi trong các series phim truyền hình trở nên vô cùng nổi tiếng và hút khán giả, đặc biệt ở Việt Nam.
Hưởng ứng theo làn sóng hâm mộ các nam tài tử Hàn Quốc, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả câu chuyện độc đáo về “Bạch mã Hoàng tử” thật sự ở Cao Ly nhưng lại đến từ Việt Nam khoảng… 800 năm trước.
Chúng tôi đang kể về Hoàng tử Lý Long Tường (李龍祥, Hàn ngữ: 이용상/ Yi Yong-sang). Ông là hoàng tử triều Lý nước Đại Việt, sau trở thành Hoa Sơn Tướng quân (Hwasan Sanggun) nước Cao Ly và là ông tổ của dòng họ Lý Hoa Sơn (Hoa Sơn Lý thị) ngày nay tại Hàn Quốc.