BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh Tiên Hoàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh Tiên Hoàng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

TRUYỆN NGOÀI CHÍNH SỬ - Phùng Thành Chủng

Nguồn:
http://vanviet.info/van/truyen-ngoi-chnh-su-2/
 



Lời vào truyện:
 
Vừa qua, trong một chuyến điền dã về thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai (Hà Tây), chúng tôi đã may mắn “được nhờ dịch” một cuốn sách do một người dân địa phương phát hiện được khi hạ móng nhà. Đó là một cuốn thư tịch cổ (có thể nói là tối cổ) được bảo quản trong một chiếc khạp gốm, viết chữ Hán, lối đá thảo, nét chữ phóng khoáng, không theo một khuôn phép nào và được viết theo thể “Chí”, trong đó nói về hành trạng của một nhân vật có tên là Đỗ Thích, con Đỗ Cảnh Thạc – một danh tướng dưới triều nhà Ngô.
 
Thấy đây là một tư liệu lý thú và có phần bổ ích với bạn đọc hôm nay, chúng tôi đã từ bản dịch thoát, mạo muội biên tập lại dưới dạng một truyện ngắn với cái tít là: “Truyện ngoài chính sử”, vì trong sách có những chi tiết không thấy chính sử ghi chép.
 
Để tiện theo dõi, trước khi làm quen với Đỗ Thích, nhân vật chính được nói tới ở đây, chúng tôi thấy cần phải nói qua về Đỗ Cảnh Thạc, một trong thập nhị sứ quân thời tàn Ngô:
 
Đỗ Cảnh Thạc (912 – 968) là người huyện Thuận Đức, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Năm 936, ông khởi binh chống lại triều Nam Tấn và trong một lần giao chiến, ông bị Lương Ngột, một viên tướng của nhà Nam Tấn lấy mất một tai (vì vậy, ông còn có biệt hiệu là Độc Nhĩ Vương), phải ôm đầu máu, dẫn tàn quân chạy sang Giao Chỉ, đến đất Đường Lâm khuất thân theo phò Ngô Vương Quyền.
 
Nhờ có nhiều công lao, được nhà Ngô phong cho chức Chỉ huy sứ, cai quản cả một vùng Đỗ Động, Liệp Hạ (nay thuộc hai huyện Thanh Oai và Quốc Oai – Hà Tây). Năm 965, hậu Ngô vương là Ngô Xương Văn con Ngô Vương Quyền mất. Giao Chỉ đại loạn! Mười hai sứ quân nổi lên, mỗi người hùng cứ một phương, không ai chịu thống thuộc ai!
 
Đỗ Cảnh Thạc xưng là Đỗ Cảnh Công, lấy luôn đất Đỗ Động và vùng Trại Quèn (tên nôm của thôn Cổ Hiền) làm căn cứ, tạo thành thế ỷ dốc để khi lâm sự có thể ứng cứu lẫn nhau, chống lại với các sứ quân. Ông là người cuối cùng cầm cự được với Đinh Bộ Lĩnh. Sau đó, vì mắc phải kế nghi binh của họ Đinh, trong một trận giao tranh tại khu vực núi Tượng Linh thuộc địa phận xã Hoàng Xá, Đỗ Cảnh Thạc bị trúng một mũi tên có tẩm thuốc độc, một người một ngựa chạy được về đến chân núi Sài Sơn (núi Thầy) thì mất, thọ 57 tuổi. Đó là ngày 8 tháng Giêng năm Mậu Thìn (968).
 
Vì có nhiều ân huệ với dân từ khi còn giữ chức Chỉ huy sứ, nên sau khi mất, suốt một vùng thuộc quyền Đỗ Cảnh Thạc cai quản, không nơi nào người dân không lập đền thờ ông…
 
Đến đây, lịch sử mở ra một thời kỳ mới. Chính quyền về tay nhà Đinh. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Vạn Thắng Vương, đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt to cồ) bao gồm những vùng đất đã thu phục được và đặt dưới sự thống thuộc của mình…
 
 

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

HOÀNG HẬU HAI TRIỀU VÀ CUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC HIẾM CÓ CỦA LỊCH SỬ - Minh Châu

Được xem là gương mặt nữ kỳ lạ nhất thế kỷ 10 và cũng là gương mặt nữ tầm cỡ nhất, đáng nhớ nhất trong lịch sử Việt Nam thời trung đại, thế nhưng, sử xưa ghi chép về Dương hậu hay hay Dương Vân Nga (gọi theo dân gian) lại rất nhạt nhòa.

Không chỉ là hoàng hậu của hai vị hoàng đế Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, Dương hậu còn có vai trò đặc biệt trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê

           Vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga. Ảnh Lê Hoàng. Nguồn: thanhnien.vn


HOÀNG HẬU HAI TRIỀU VÀ CUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC HIẾM CÓ CỦA LỊCH SỬ
                                                                                         Minh Châu

Người phụ nữ đầu tiên trong thế kỷ 10 lên tiếng

Theo sách Việt Nam thế kỷ X: Những mảnh vỡ lịch sử của nhà nghiên cứu Trần Trọng Dương (NXB Đại học Sư phạm, năm 2019), các sử thần Nho gia chép sử theo lối gia tộc phụ hệ nên chỉ cho biết bà hoàng họ Dương, không đề cập đến xuất thân và nói rõ tên bà (lịch sử thế kỷ 10 còn có một bà Dương hậu nữa đó là vợ của Ngô Quyền, con gái của Dương Đình Nghệ, em gái Dương Tam Kha, mẹ đẻ của Ngô Xương Văn). Cũng theo lối ghi chép ấy, sử sách xưa kiến tạo bà như một hình ảnh bị cuốn theo và phụ họa cho hình bóng của đàn ông. Dẫu vậy, Dương Vân Nga vẫn là người phụ nữ đầu tiên trong thế kỷ 10 lên tiếng và được ghi vào chính sử, hoặc chí ít các sử quan lần đầu tiên cho phái nữ được lên tiếng.