BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Nghị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Nghị. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

BÁC SĨ NGUYỄN HI VỌNG VÀ HỌC GIẢ AN CHI – Lê Nghị


Tác giả bài viết Lê Nghị


Tự Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt: Vietnamese Cognatic Dictionary

Tôi được ông anh trân quý Lai Quangnam, chuyển cho tôi 2 đĩa VCD, thu các tài liệu và những cuộc giới thiệu về cuốn: Tự Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt: Vietnamese Cognatic Dictionary của bác sĩ Nguyễn Hy Vọng. Anh chuyển khi đọc bài viết tôi đăng lần đầu trên fb cá nhân cuối năm 2018: Thiên di chủng tộc dẫn tới biến thiên ngôn ngữ. Đó là bài mở đường cho một loạt bài tiếp theo nằm trong phạm vi sử học mà tôi quan tâm: nguồn gốc dân tộc Việt và quan hệ ngôn ngữ Mã- Việt- Hoa. (Xin xem thêm trang cá nhân mới đăng lại 3 bài tuần trước)
 

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2022

THÁNG CHẠP VÀ THÁNG GIÊNG - Lê Nghị

Sắp ăn cơm năm mới nói chuyện cũ.
Bài viết tham gia nhân đáp từ ông anh Lạc Nguyên nêu ý: "nghĩ gì khi giáo sư Nguyễn Tài Cẩn giảng từ nguyên của tháng Chạp và tháng Giêng" (đã đăng 17/01/19)


Tác giả Lê Nghị
 
Tiếng Việt có từ "tháng chạp" để chỉ tháng cuối của năm Âm Lịch và "tháng giêng" chỉ tháng đầu tiên của năm Âm lịch. (Còn gọi là Âm - dương lịch hoặc xưa gọi Nông Lịch, để phân biệt một loại lịch gốc Trung Đông vẫn dịch là Âm lịch vì cũng dựa vào chu kỳ của mặt trăng) Tương ứng tiếng Hoa có: "lạp nguyệt""chinh nguyệt".
Còn gọi theo dương lịch thì người Việt vẫn gọi tháng 12 và tháng một; tương ứng tiếng Hoa là thập nhị nguyệtnhất nguyệt. 
Liệu có quan hệ từ nguyên nào giữa chạp với lạp, giêng với chinh trong Âm Lịch không?
Theo giáo sư Nguyễn Tài Cẩn thì chạp do đọc trại chữ lạp, và giêng đọc trại chữ chinh. Nói cách khác người Việt mượn tiếng Hoa để đặt tên hai tháng cuối và đầu năm.
 

Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2021

LUẬN VỀ TRIỀU ĐẠI HAI VUA KẾ TỤC TRIỀU ĐẠI VUA HÙNG - Lê Nghị


Đền thờ An Dương Vương (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)


1. Phần tham khảo trợ giảng (dành cho người lớn)
 
Triều đại hai vua kế tục triều đại vua Hùng là An Dương Vương Thục Phán, kế tục An Dương Vương là Triệu Vũ Đế Triệu Đà.
Hai vị vua này từ trước đến đời nhà Lê xếp triều chính thống ở nước ta. Sử gia triều Nguyễn có đặt nghi vấn nhưng vẫn xếp vào triều chính thống. Học giả Đào Duy Anh 1957 cho Triệu Đà xâm lược ngược với Trần Trọng Kim trước đó 1929 cho là triều yêu nước.
 

Đền thờ Triệu Đà (xóm Đồng Xâm, Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình)

Đến nay vẫn còn tranh cãi. Người soạn thấy rằng đã là sự kiện quan trọng nên không thể bỏ qua. Người soạn thiên về ý kiến của các sử gia đời trước vì thời đại họ ở gần hơn, nhiều tư liệu họ nắm được nhưng nay thất lạc do nhà Minh đã cho gom tất cả sách vở nước ta đem đốt hết nhằm xoá bỏ dấu tích cội nguồn lịch sử dân tộc Việt để dễ dàng đồng hoá.
 

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2021

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 5, PHỤ LỤC 3 – Nguyên Lạc



 
DẪN NHẬP
 
Trước khi vào phần phụ lục 3, tôi xin tóm lược các phần trước đã nói để độc giả dễ theo dõi:

Trong các bài trước, chúng tôi đã nói:
 
1- Kim Vân Kiều Lục là một bản văn viết bằng chữ Hán của một người rất thân cận với Nguyễn Du; ông đã được chính Nguyễn Du chia sẻ từng ý trong từng câu thơ lục bát truyện Kiều của mình nhờ đó viết ra quyển này để giảng rõ thơ Truyện Kiều. Vai trò của Kim Vân Kiều Lục là sách xưa nhất chú giải Truyện Kiều một cách nhẹ nhàng, đáp ứng những thắc mắc có thể có. Lối hành văn chọn lọc từ ngữ, tác giả không bao giờ dẫn một điển tích nào của Trung Hoa để lý giải từ ngữ; tác giả chỉ diễn thơ Kiều ra văn xuôi và bổ sung một ít tình tiết mà trong câu thơ Kiều nói chưa rõ. Tóm lại Kim Vân Kiều Lục đóng vai trò: “Bổ khuyết sử cho thành tín sử”, nó giống như là tư liệu bổ sung tin cậy để chú giải Truyện Kiều. Kim Vân Kiều Lục về thực chất không là một cuốn tiểu thuyết, cũng không là một cuốn tóm tắt hoặc dịch Truyện Kiều, mà là cuốn giảng thơ Truyện Kiều bằng văn xuôi.
 

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 5, PHỤ LỤC 2 - Nguyên Lạc




DẪN NHẬP
 
Trước khi vào phần phụ lục 2, tôi xin tóm lược các phần trước đã nói để độc giả dễ theo dõi:
 
- Nguyễn Du dựa vào tích sử triều Minh, Vương Thúy Kiều của Dư Hoài (dài khoảng 3, 4 trang giấy), Tình sử Phùng Mộng Long, và các hý kịch/ hát bộ nhà Thanh- như Thu Hổ Khâu, ông thêm vào các nhân vật đệm sáng tác ra truyện thơ Đoạn Trường Tân Thanh/ Truyện Kiều. Xuất hiện sau Đoạn Trường Tân Thanh/Truyện Kiều => Kim Vân Kiều Lục => Các phóng tác Truyện Kiều (văn, thi, phú … tuồng Kim Vân Kiều, Đào Hoa Mộng Ký) => Thanh Tâm Tài Nhân Truyện => Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Tử => Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân(. Duy Minh Thị) => Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân (Tàu) – (Xem phần ghi chú ở cuối bài)
 
Sơ đồ biểu diễn sau đây cho dễ nhớ:
 
ĐTTT => KVKL=> TTTNT=> KVKT (DMT)=> KVKT (TÀU)
 

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 5, PHỤ LỤC 1 – Nguyên Lạc



Phụ lục 1:

TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA KIM VÂN KIỀU LỤC
 
DẪN NHẬP

Trước khi vào phần phụ lục, chúng tôi xin tóm lược các phần trước đã nói để độc giả dễ theo dõi:
Nguyễn Du dựa vào tích sử triều Minh, Vương Thúy Kiều của Dư Hoài (dài khoảng 3, 4 trang giấy), Tình sử Phùng Mộng Long, và các hý kịch/ hát bộ nhà Thanh - như Thu Hổ Khâu, ông thêm vào các nhân vật đệm sáng tác ra truyện thơ Đoạn Trường Tân Thanh / Truyện Kiều. Xuất hiện sau Đoạn Trường Tân Thanh / Truyện Kiều => Kim Vân Kiều Lục => Các phóng tác Truyện Kiều (văn, thi, phú… tuồng Kim Vân Kiều, Đào Hoa Mộng Ký) => Thanh Tâm Tài Nhân Truyện => Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Tử => Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân (Duy Minh Thị) => Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân (Tàu) – (Xem phần ghi chú ở cuối bài)
 

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 4 - Nguyên Lạc

 


ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH THEO THỜI GIAN
 
Sau đây là phần tổng hợp các điều chúng tôi đã bàn trong các bài viết trước về nguồn gốc của tiểu thuyết Kim Vân Kiề̀u Truyện để chuẩn bị cho các bài sau bàn rõ về Kim Vân Kiều Lục, áng văn chương hàn lâm giải thích thơ truyện Kiều và so sánh nó với Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân, quyển tiểu thuyết thương mại tầm thường phá hỏng giá trị Truyện Kiều.
 

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

GIẢI MÃ MINH HỌA “TRUYỆN KIỀU” DƯỚI CÁCH NHÌN MINH TRIẾT VIỆT

Hội thảo đặt ra vấn đề, trong thời đại 4.0 hiện nay, chúng ta có nhiều cách tiếp cận thông tin để giải đáp những thắc mắc cũ hoặc đưa ra những giả thuyết mới về những góc khuất trong lịch sử “Truyện Kiều” để mỗi người tự suy ngẫm về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt.


      Các diễn giả tham gia hội thảo.

Hội thảo Minh họa “Truyện Kiều” dưới cách nhìn minh triết Việt nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của danh nhân văn hóa thế giới – đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 – 1820) được Viện Pháp tại Hà Nội – L’Espace tổ chức sáng 1/8.

Hội thảo có sự tham gia của nhà nghiên cứu Trần Đình Tuấn, nhà nghiên cứu Lê Nghị và họa sĩ – nhà giáo Nguyễn Tuấn Sơn.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

THỬ “GIẢI MÔ LẠI TRUYỆN KIỀU – Lê Nghị

TTO - 'Dựa vào các văn bản, chúng tôi phát hiện ra rằng Truyện Kiều mới là gốc của Kim Vân Kiều truyện ở Việt Nam. Rồi từ Kim Vân Kiều truyện của Việt Nam người ta mới phóng tác Kim Vân Kiều truyện ở Trung Quốc'.

 

Nhà nghiên cứu Lê Nghị trình bày nghiên cứu mới về Truyện Kiều ở hội thảo - Ảnh NVCC

Truyện Kiều có trước Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử Việt Nam, Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc chỉ là sản phẩm ăn theo, tên tác giả cũng là tự đặt.

Nhà nghiên cứu Lê Nghị mở đầu bản tham luận Nguồn gốc Truyện Kiều, tại Hội thảo Minh họa Kiều dưới góc nhìn minh triết Việt, do Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức làm cả khán phòng ngỡ ngàng...

 

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

TRỌNG THUỶ, MỴ CHÂU: GÓC NHÌN SỬ HỌC VÀ VĂN HỌC, CHÍNH SỬ VÀ DÃ SỬ - Lê Nghị


               
                               Tác giả Lê Nghị
                                                

1.   Đặt vấn đề:

Có bạn hỏi tôi vì sao đưa nhiều truyền thuyết huyền thoại vào Sử Việt Cho Cháu nhưng không thấy đưa truyện Trọng Thủy - Mỵ Châu?
Xin trả lời tóm tắt: cần phân biệt huyền thoại, chính sử và dã sử.
Huyền thoại lịch sử là tái tạo hình ảnh thời chưa có sử. Dã sử là phóng tác chính sử, là tác phẩm văn học. Truyền thuyết Thần Kim Quy có yếu tố lịch sử: cải tiến thành trì và vũ khí trong lịch sử dân tộc nên đưa vào bài sử. Riêng nội dung Trọng Thủy Mỵ - Châu thuộc về dã sử nên không đưa vào bài sử.

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

SỬ VIỆT CHO CHÁU - Lê Nghị

Để định hướng vấn đề nguồn gốc người Việt và tiếng Việt theo tiêu chí : trung thực- dân tộc - nhân văn, bổ sung cho bài số 1 mở đầu, chúng tôi xin trích một đoạn biên khảo khá dài, nhưng thiễn nghĩ cần thiết truyền đạt cho trẻ em khi giảng sử.

           
                          Tác giả Lê Nghị 


           SỬ VIỆT CHO CHÁU

Theo luận thuyết thiên di chủng tộc tự nhiên (out of Africa: rời khỏi châu Phi) và di dân nhân tạo kéo theo biến đổi ngôn ngữ thì:
- Chủng tộc Việt là hậu duệ của Nam Á.
- Chủng tộc Hoa nam ( M122) là hậu duệ người Việt cổ (M175)
- Chủng tộc Hạ là hậu duệ của chủng Việt Hoa nam và chủng Mongoloid. (M122+M174)

Dẫn tới:

 - Tiếng Hoa Nam là hậu duệ của tiếng Việt bao gồm cả lời nói và chữ viết.
 - Tiếng Trung ngày nay là hậu duệ của tiếng Việt Hoa Nam và tiếng của tộc Hạ. Trong đó tiếng Việt Hoa Nam chiếm đến 80%
- Tiếng Việt ngày nay bao gồm cổ ngữ và kim ngữ. Kim ngữ, tiếng Nôm hay thuần Việt là bộ phận tiếng Trung ngày nay không sử dụng.
- Cổ ngữ Việt là tập hợp giao của tiếng Việt và tiếng Trung (tức ngày nay ta gọi Hán- Việt, bị hiểu lầm là gốc từ Hán. Sự thật thì đa phần là ngược lại). Nói cách khác tiếng Việt ngày nay có cổ ngữ, kim ngữ và một phần rất nhỏ Hoa ngữ. Quá trình ngàn năm nô lệ và giao lưu văn hoá người Việt cũng có sử dụng một ít Hoa ngữ có nguồn gốc người Hạ là không thể chối cãi.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

TẢN MẠN TÂM SỰ QUA THEO DÕI MỘT CUỘC TRANH LUẬN - Lê Nghị


             
                            Tác giả Lê Nghị


TẢN MẠN TÂM SỰ QUA THEO DÕI MỘT CUỘC TRANH LUẬN
                                                                                      Lê Nghị

Cuối tuần được đọc các ý kiến thân hữu tranh luận xung quanh hai cụm từ “miên trường”“bóng tà huy bay” thấy vui, mở rộng thêm kiến thức, nghe được thông tin nhiều chiều. Thật ra những bài này cũng tương tự nhiều bài khác, mình đã đọc vài lần, nhưng không bình luận. Lý do không phải sợ mất lòng một phía mà sợ bị ném đá từ cả hai phía. Hi,hi. Nhưng đã trình bày thì thật lòng, hiểu sao nói vậy, quý ACE thông cảm.

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

VĂN HỌC SỬ: MỘT GÓC NHÌN MỚI VỀ NGUỒN GỐC CHÂN THỰC CỦA TRUYỆN KIỀU (tiếp theo) - Lê Nghị


         
                            Tác giả Lê Nghị


VĂN HỌC SỬ: MỘT GÓC NHÌN MỚI VỀ NGUỒN GỐC CHÂN THỰC CỦA TRUYỆN KIỀU (tiếp theo)
                                                                                               Lê Nghị

Nhiều người nghĩ rằng tôi bài Tàu nên đưa ra tư tưởng cực đoan: Nguyễn Du tự vẽ nên truyện Kiều! Thực ra các vị đó chưa đọc hết những gì tôi đã viết. Có tích mới dịch ra tuồng. Đó là kinh nghiệm lâu đời cha ông truyền lại, tôi làm sao quên!?
Khảo sát của tôi là xác định phần nào Nguyễn Du đã mượn để chế biến, phần nào là sáng tạo.

                                           Các bản in Truyện Kiều thời Tự Đức

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

VĂN HỌC SỬ: MỘT GÓC NHÌN MỚI VỀ: NGUỒN GỐC CHÂN THỰC CỦA CỐT TRUYỆN: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH (TRUYỆN KIỀU) CỦA NGUYỄN DU - Lê Nghị


             
                                Tác giả Lê Nghị


VĂN HỌC SỬ: MỘT GÓC NHÌN MỚI VỀ: NGUỒN GỐC CHÂN THỰC CỦA CỐT TRUYỆN: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH (TRUYỆN KIỀU) CỦA NGUYỄN DU 

                                                                                            Lê Nghị

Bài này tôi viết nhân một nhóm bạn trẻ Hà Nội vừa thành lập trang Yêu Truyện Kiều, có mời tôi viết một bài về nguồn gốc truyện Kiều. Đối với người biên soạn văn học sử thì đó là tin vui. Xin phép trang Thăng Long- Hà Nội Ký, đăng lại toàn văn, thay cho một bài văn học sử trên cơ sở tiếp nối ý của Thượng Chi- Phạm Quỳnh.

***

Thân gửi: Yêu Truyện Kiều

Khảo sát sự phát triển của truyện bà Vương Thuý Kiều chính sử, gốc là từ Minh sử. Sử nhà Minh ghi nhận có sự kiện Từ Hải cùng 2 người vợ nhảy sông tự vận do bị Hồ Tôn Hiến lừa năm 1556.
- Tiếp đến là ghi chép của Mao Khôn (1525-1601), người dưới trướng Hồ Tôn Hiến: “Kỷ Từ Hải tiểu trừ bản mạt”. Trong ghi chép mang tính sử liệu này vai trò của Mã Kiều vợ Từ Hải mờ nhạt. Hai nhân vật chính là Từ Hải và Hồ Tôn Hiến.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

HOÁ GIẢI NỌC ĐỘC KIM KIỀU ÁN 1830 VÀ TỔNG TỪ TỰ ĐỨC 1871 - Lê Nghị


              
                                 Tác giả Lê Nghị


HOÁ GIẢI NỌC ĐỘC KIM KIỀU ÁN 1830 VÀ TỔNG TỪ TỰ ĐỨC 1871

Thật ra bài này tôi đã chia làm 2 bài chi tiết đã đăng trang cá nhân, nhưng hôm nay tình cờ được chia sẻ 2 bài viết rất ngắn của một fb trẻ Nguyễn Tấn Sơn, tôi giật mình trước một hậu sinh khả uý, đặt ra những câu hỏi về Thanh Tâm Tài Nhân và Kim Thánh Thán mà trước đây cho là tác giả và nhà bình luận Kim Vân Kiều truyện. Vì vậy tôi đăng bài này sớm hơn dự định như là lời hoan nghênh một người thuộc thế hệ đàn em đã tâm huyết sưu tập sách và có một tư duy sắc bén.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

TƯ LIỆU: ĐỔNG VĂN THÀNH NỔ ĐẠI BÁC VÀO TƯỢNG ĐÀI VĂN HOÁ NGUYỄN DU NHƯ THẾ NÀO ? - Lê Nghị



                                                 Đại thi hào Nguyễn Du


TƯ LIỆU: ĐỔNG VĂN THÀNH NỔ ĐẠI BÁC VÀO TƯỢNG ĐÀI VĂN HOÁ NGUYỄN DU NHƯ THẾ NÀO ?

Trong tranh luận với một người tự xưng là học thuật tay dọc gọi tôi là học thuật Tay Ngang, mà tôi đặt tên là Tín Đồ kéo dài một tuần. Hơn thua là do bạn đọc làm trọng tài, mà vì không có trọng tài chính thức, chỉ có người ủng hộ hai bên, tôi không lạm bàn. Nhưng vì vị này đề nghị vì vị ấy không có thời gian, mỗi bên cứ giữ lập trường nhưng “đừng gọi đến tên nhau”. Đề nghị này tôi chấp nhận, nên chỉ tự xưng là Tay Ngang và gọi vị ấy là Tín Đồ thôi.
Sau đây tôi xin trích bài dịch của Tiến Sĩ Hán Nôm Phạm Tú Châu, một người tôi không quen biết đã khuất nhưng tôi luôn tỏ lòng kính trọng. Vì tôi có một ý nghĩ bà Phạm Tú Châu trên văn đàn cũng đơn độc như bà Phạm Chi Lan trên chính trường. Tôi đăng bài này như là một lần nữa biết ơn bà Phạm Tú Châu, một người phụ nữ đã giúp tôi biết được sự thật.

Sau đây là văn bản của “giáo sĩ” Đổng Văn Thành rao giảng cho các tín đồ Thanh Tâm Tài Nhân. Phần 1 tôi chỉ trích đoạn. Phần 2 nguyên văn. Phần 3 hẹn lần sau. Quý vị nào thấy cần thiết nên lưu suy ngẫm, xem có phải tôi mắc chứng thần kinh yêu nước cực đoan không? Hoặc là dùng làm tư liệu để chỉ cho con cháu cảnh giác trước âm mưu xâm lược văn hoá. Bài dài, các vị có thể đọc từng phần.

Đổng Văn Thành: So Sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

CÁI HOẠ CỦA “TÍN ĐỒ THANH TÂM TÀI NHÂN” (Bài 2) – Lê Nghị


              
                                  Tác giả Lê Nghị

Bài 2:

  CÁI HOẠ CỦA “TÍN ĐỒ THANH TÂM TÀI NHÂN”

(Tiếp theo của bài: MỘT CÁCH NHÌN VỀ HỌC THUẬT CỦA MỘT “TÍN ĐỒ THANH TÂM TÀI NHÂN CHỦ NGHĨA”)

Phần 1:

Tiếp chuyện Kim Vân Kiều truyện ở Nhật của Đoàn Lê Giang.

Trong bài 1, nói về nguồn gốc Truyện Kiều tôi chỉ phê phán những “tín đồ của Thanh Tâm Tài Nhân giáo chủ” mà thôi. Những người vô tình tin theo “học thuật tay dọc” hoặc họ đã từng tin mà đang lắng nghe thì không thuộc diện tay dọc đó.

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

MỘT CÁCH NHÌN VỀ HỌC THUẬT CỦA MỘT "TÍN ĐỒ THANH TÂM TÀI NHÂN CHỦ NGHĨA" (Bài 1) – Lê Nghị


               
                                  Tác giả Lê Nghị

Bài 1: 

MỘT CÁCH NHÌN VỀ HỌC THUẬT CỦA MỘT “TÍN ĐỒ THANH TÂM TÀI NHÂN CHỦ NGHĨA”

(Nhân đọc 2 bài : “Học Thuật Tay Ngang” và “Cái họa của học thuật tay ngang” của giáo sư tiến sĩ Đoàn Lê Giang)

Phần 1 : Đôi điều về học thuật.

Tôi đọc 2 bài này trên fb của ông cách đây 2 ngày. Trong đó “người học thuật tay ngang” mà giáo sư nói đến đó là tôi với nick fb: Li Li Nghệ. Cũng xin thưa rằng tên thật của tôi là Lê Nghị, chẳng qua trên fb để nick nữ tính cho vui, chứ tôi không việc gì giấu tên, ai từng kết bạn với tôi đều biết tên thật và ảnh mặt thật của tôi. Các bạn trẻ còn tặng tôi cái tên: ông già lẩm cẩm!

Rất thú vị lần đầu tiên nghe hai khái niệm tay dọc tay ngang trong học thuật do giáo sư ngôn ngữ học Đoàn Lê Giang đặt ra. Thú vị hơn nữa khi giáo sư nâng tôi lên hàng học thuật mặc dù là tầm tay ngang.

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019

ĐÙA VỚI NHAU NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 THÁNG 3 - Nguyên Lạc


    


ĐÙA VỚI NHAU NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 THÁNG 3

1.

Lê Nghị:

Tháng 3 ngày 8 tới chi?
Năm nay biết được tặng gì không ta!?

Nguyên Lạc họa theo:

Tặng cho em một con gà
Anh chai Minh Mạng tửu nha... say đời?
Say tình say rượu say tôi
Để xem giường bốn có rồi ra ba? [*]
Giỡn cho vui các bạn ta
Nhưng mà có thể xem ra... cột buồm!

Lê Nghị:

Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu!
                                    (Ca dao Quảng Nôm)

Nguyên Lạc họa:

Thế nên ta mới phải rầu!
"Tung hoành hống hách" còn đâu hở trời?[+]
...........
[+] Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
(Nhớ rừng - Thế Lữ)

                                                                         (Nguyên Lạc)

2.

Lê Nghị:

Quen nhau tóc thuở còn xanh
Đến nay hai mái phải đành nhuộm thôi!

Nguyên Lạc họa theo:

Nhuộm màu! Tình chẳng phai phôi
Anh ơi có biết tình tôi vẫn đầy?

***

Happy Happy Women' s Day: Chúc mừng Ngày Quốc Tế Phụ nữ!

                                                                            Nguyên Lạc
...........
[*] Lấy chồng từ thuở mười lăm
Chồng chê tôi bé chẳng nằm cùng tôi
Đến năm mười tám đôi mươi
Tôi nằm dưới đất chồng lôi lên giường
Một rằng thương, hai rằng thương
Có bốn chân giường gẫy một còn ba
                                         (Ca dao)