BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÚT KÝ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÚT KÝ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2024

KHI HẮN ĐÓI – Trần Hữu Ngư



Bữa nay, coi lại 6 cuốn sách đã xuất bản, tôi đọc bài “Khi hắn đói” trong tập “TRỜI CAO ĐẤT THẤP, CHÚNG TA THÌ…”, Xuất bản 2015
                 (Sẽ in lại cuốn sách này, khi tìm được nguồn tài trợ)
 
Đọc “Khi hắn đói” tôi rưng hai hàng nước mắt! 
Vậy hắn là ai?   
(…)    
    
Khi hắn được đưa đến đây (hình như nơi này là trại Tế Bần), bạn có tin không khi cánh cửa mở ra một làn hơi người nó đẩy hắn muốn bật trở lại, và hàng trăm con mắt với những khuôn mặt to hó nhìn hắn ái ngại!
  
Một bóng tối trùm xuống dù hắn đang mở to mắt để quan sát xung quanh. Tất cả ở trần…, trên cổ ai cũng có cái khăn mà sau này hắn cũng phải dùng đến chỉ để… lau mồ hôi! Ở đây nóng kinh khủng, nếu so nhiệt độ của những phòng tắm hơi ngày nay thì nó chỉ thấp hơn một chút, nói thế để biết nó nóng như thế nào! Cũng có thể ví như lò hơi ngạt, nếu không có lỗ thông gió.
 

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

VIẾNG THỦ PHỦ VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN: TÂN SỞ... – Võ Cẩm



Quảng Trị là vùng đất văn vật, địa linh, mang nhiều dấu tích lịch sử, nhưng cũng chịu nhiều tai ương, thiên tai bão lụt và hứng chịu nhiều đau thương trong chiến tranh. Quảng Trị một mảnh đất anh hùng, nhiều dấu tích mà khách du lịch trong và ngoài nước mong ước đến viếng như:
   * La Vang.
   * Thành Cổ.
   * Cầu Hiền Lương.
   * Bãi Tắm Cửa Tùng.
   * Địa Đạo Vĩnh Mốc.
   * Tân Sở Thủ phủ.
   * Khê sanh.
   * Tà Cơn. Làng Vây.
   * Cửa khẩu Lao Bảo.
 
Đây là những địa danh mang dấu ấn lịch sử, nó còn là những thắng cảnh của quê hương. Nơi đây đủ những yếu tố tâm linh, di tích lịch sử, làm cho khách du lịch không uổng công tham quan. Và chắc chắn lưu lại trong họ những chuyến đi thú vị.

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2023

GHI NHANH VỀ NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG – La Thụy



Đoàn văn nghệ sĩ Bình Thuận chúng tôi được hội VHNT Bình Thuận bố trí đến nhà sáng tác Đà Nẵng để có thời gian thanh thản (tạm gác việc gia đình), tập trung viết những gì mình chưa viết được khi còn ở nhà.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2022

RẢI TRO THEO GIÓ... - Nguyễn Tường Thiết

Tác giả Nguyễn Tường Thiết sinh năm 1940 tại Hà Nội. Ông là con trai út của nhà văn Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam. Trước năm 1975, ông là giáo sư Toán - Lý - Hóa; phụ trách nhà xuất bản Phượng Giang. Ông định cư Mỹ từ sau năm 1975.

Ông viết bút ký “Rải tro theo gió” tặng bà Nguyễn Tường Nhung, là trưởng nữ của Nhà văn Thạch Lam và cũng là phu nhân của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, một trong những vị tướng lãnh xuất sắc và trong sạch của Quân Lực VNCH.

Nhà văn Nguyễn Tường Thiết và tác phẩm”Nhất Linh cha tôi” của ông.

 
                  RẢI TRO THEO GIÓ... 
                                                             Nguyễn Tường Thiết

(Tặng Nhung, “đứa con đầu lòng” của nhà văn Thạch Lam.)

Tôi gặp anh tất cả bốn lần. Bốn lần đó trải dài hơn ba thập niên. Không nhiều. Đã thế dường như trong cả bốn lần đó ngoài cái gật đầu chào chúng tôi không hề trao đổi với nhau lấy một tiếng. Anh vốn ít lời. Còn tôi thì e dè. Tôi vốn có tính rất ngại bắt chuyện với một người nổi tiếng, đặc biệt nếu người ấy lại là người có quyền thế. Trong thâm tâm tôi biết nếu tôi mở chuyện thì anh cũng sẽ vui vẻ bắt chuyện ngay. Đằng sau gương mặt lầm lì ít nói ấy anh là người rất bình dị. Nhưng lần nào cũng thế sau cái gật đầu chào, tôi không bao giờ cất tiếng. Để đến bây giờ ngồi trước bàn máy vi tính một buổi sáng mùa thu miền Tây Bắc nước Mỹ, tôi viết đôi dòng về anh mà lòng không khỏi gợn chút nuối tiếc: bài viết của tôi vì thế sẽ không ghi lại một mẩu đối thoại nào, dù ngắn, để làm kỷ niệm giữa anh và tôi. Mà nào giữa chúng tôi đâu có phải người xa lạ gì cho cam? Anh là người rất thân cận trong đại gia đình Nguyễn Tường chúng tôi, là chồng của người em họ tôi, trưởng nữ của nhà văn Thạch Lam.
 
Bà Nguyễn Tường Nhung, trưởng nữ của nhà văn Thạch Lam 
và phu nhân tướng Ngô Quang Trưởng

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

BÚT KÝ CỦA HUỲNH THỤC OANH: THEO CHÂN F0

Nguồn:
https://vanhocsaigon.com/but-ky-cua-huynh-thuc-oanh-theo-chan-f0/


Tác giả Huỳnh Thục Oanh

Tỉnh Bình Thuận trong đó có thị xã La Gi cũng như nhiều địa phương trong cả nước tìm mọi cách chặn đứng nguồn lây lan từ nơi khác đến, cũng như dồn lực cho việc bóc tách F0, cho việc tiêm đủ liều vaccine cho người trong diện ưu tiên, có chú ý đến nơi tập trung đông lao động như bến cảng, nhà máy…
 
NỖI SỢ
 
Ngoài ba mươi tuổi, hơn 10 năm làm nghề y, Huyền Trân (đổi tên), đang tòng sự tại Trạm y tế phường Phước Hội, thị xã La Gi (Bình Thuận), vốn là người hay cười trước đây, cho hay: chưa bao giờ cô trải qua cảm giác nặng nề, căng thẳng liên tục như khi đối phó trận dịch Covid 19 lần thứ tư này ở thị xã La Gi.
 

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2021

CHUYỆN Ở KHU PHỐ BỊ PHONG TỎA - Trần Mai Ngân




Nhà tôi nằm ở đường Trần Văn ơn, phường Một thuộc khóm Nguyễn Du.
Xóm tôi thực ra chỉ có 8 căn hộ trên một dãy dài khoảng 100m, không có nhà đối diện trên con đường có chiều ngang 4m. Đối diện với nhà chúng tôi là dãy tường dài của Toà Giám Mục Vĩnh Long - nơi này lúc nhỏ thì tôi nghe nói là đức cha Ngô Đình Thục ở. Một toà nhà đẹp kín cổng cao tường xây dựng theo kiểu Pháp.
 
Chiều ngày 12-8-2021 lúc 17h30 thì công an, dân quân bỗng ập đến kéo dây ngay đầu đường và dán lệnh phong toả. Hỏi ra mới biết có 2 ca dương tính ở đường Võ Thị Sáu nhưng cũng thuộc về khóm Nguyễn Du, thế là phong toả cả khóm, cả xóm tôi.
Tối đó tầm 20h thì cả xóm tôi được y tế đến test liền tại chỗ… Lạy trời, cả xóm đều âm tính và bình yên… và vài ngày sau chúng tôi lại được test đợt hai…

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

TỪ NHÀ CHÚ HỎA ĐẾN BẢO TÀNG MỸ THUẬT TP. HCM - Ngã Du Tử


       
                  Tác giả Ngã Du Tử trước Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM

TỪ NHÀ CHÚ HỎA ĐẾN BẢO TÀNG MỸ THUẬT TP. HCM

Cho đến bây giờ ít ai còn nhớ đến ngôi nhà 99 cửa của chú Hỏa (1845-1901) nguyên mẫu của kiến trúc sư người Pháp tên là Rivera bắt đầu thi công vào năm 1929 và được hoàn thành vào năm 1934, do con trai trưởng của Chú Hỏa quản lý. Bản vẽ có đến 100 cửa, thế nhưng vì phạm phải một sai lầm ghê gớm cửa chính ngôi biệt thự ấy còn lớn hơn cửa của quan to nhất Đông Dương lúc bấy giờ là Dinh Tòan quyền (nay là Dinh Thống Nhất), vì vậy nhà cầm quyền cấm mở cửa chính, nên chỉ còn 99 cửa như dân gian Sài Gòn thường gọi “Ngôi nhà 99 cửa”
Và đây cũng là ngôi biệt thự có thang máy đầu tiên tại Sài Gòn lúc bấy giờ.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

ĐÂU KÊNH LÀNG TÔI - Võ Cẩm


        

        ĐÂU KÊNH LÀNG TÔI
                                                                   Võ Văn Cẩm    

Tôi rất vui được xem và nghe phóng sự của Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Trị về “Nét đẹp làng quê” giới thiệu Làng Đâu Kênh của tôi.

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

VẤN NẠN CỜ BẠC TÌM VẬN MAY TRONG SINH VIÊN - Vũ Thị Hương Mai


       


VẤN NẠN CỜ BẠC TÌM VẬN MAY TRONG SINH VIÊN

Có lẽ dân cờ bạc, cá độ chẳng lạ gì một sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, tên là Linh Sơn, chỉ chưa đầy một đêm chơi bạc đã tiễn hết khoản tiền đóng học phí và sinh hoạt của cả một năm học mà bố mẹ đã cố chạy vạy trong mấy tháng trời. Mong muốn gỡ lại khoản tiền thua đã khiến Linh Sơn càng trở nên "khát bạc". Đến mức chiếc thẻ sinh viên cũng được anh ta mang cắm lấy 1,5 triệu đồng lấy tiền chơi. Tiền hết, thẻ sinh viên cũng mất mà không có tiền để chuộc. Linh Sơn tiếp tục vay lãi do được một người giới thiệu, sau hai tháng chủ quán đã thông báo khoản vay đã lên đến hơn chục triệu đồng. Không có khả năng trả nợ, cậu ta đã bỏ trốn để xoay tiền. Nhưng cũng trong thời gian đó, chủ quán đã gọi điện cho bố mẹ Linh Sơn lên thanh toán, nếu không cậu ta sẽ có nguy cơ bị đuổi học. Vậy là bố mẹ của Linh Sơn đã cố xoay xở, vay mượn, bòn mót mọi thứ trong nhà cho đủ món tiền lên trả nợ cho con.

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

LÀNG QUÊ QUẢNG TRỊ VÀ BƯỚC CHÂN BẠN TÔI QUA NHỮNG MIỀN TỐI SÁNG - Khang Hồ


         
                             Tác giả Khang Hồ


LÀNG QUÊ QUẢNG TRỊ 
VÀ BƯỚC CHÂN BẠN TÔI QUA NHỮNG MIỀN TỐI SÁNG.
                  (Gởi tặng các bạn bè NH 71-75 yêu thương)

 Chúng tôi rời xa ngôi trường Trung Học Nguyễn Hoàng chỉ sau 6 tháng ngồi học. Vì chỉ có một thời gian quá ngắn, nên khi nghĩ về trường, những học sinh NH 71-75 chúng tôi hay nhớ nhiều về làng quê và phố thị đặc biệt  này. Đó là một thị xã bao quanh một ngôi làng quê Thạch Hãn. Phố nhỏ nửa thành thị nửa nông thôn này đã gắn bó bao đời với những miền quê thôn dã.
  Mỗi lần bạn bè Nguyễn Hoàng gặp lại, câu chuyện được chú ý nhất vẫn là kể về quê cũ ngày xưa. Khi nghe những câu chuyện như vậy, những đứa “con nít” lớn lên trong thị xã như chúng tôi, cứ há hốc mồm lạ lẫm, vì đồng quê của các bạn ấy có nhiều màu sắc, nhiều hương vị, nhiều cung bậc cảm xúc cho dù đó là những tháng ngày đầy gian lao và khổ cực.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

VẮNG NHƯ CHÙA BÀ ĐANH - Đức Văn

Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung.

Nguồn:
https://dantri.com.vn/doi-song/chua-ba-danh-ngoi-chua-menh-danh-de-nhat-vang-khach-2017111007051498.htm



                                               Chùa Bà Đanh nằm cạnh sông Đáy


               VẮNG NHƯ CHÙA BÀ ĐANH 
                                                                                      Đức Văn

Nhắc đến Hà Nam, nhiều người có thể biết đến ngôi làng sinh ra “Chí Phèo – Cụ Bá Kiến”, và là quê hương của cố nhà văn Nam Cao, nhà thơ Nguyễn Khuyến… Nhưng ít ai biết rằng, một địa danh đã nổi tiếng là chùa Bà Đanh với câu cửa miệng được truyền trong dân gian “Vắng như chùa Bà Đanh”, cũng tọa lạc ở Hà Nam.
Nằm cách thành phố Phủ Lý gần 7km chạy hướng QL21B về phía Tây Nam, chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

TRỞ VỀ MIỀN QUÁ KHỨ - Nguyễn Tường Việt

Tác giả Tường Việt, tức Nguyễn Tường Việt, con trai trưởng của nhà văn Nhất Linh. Ông viết bài này để đóng góp vào cuốn sách “Tự Lực Văn Đoàn và các cây bút hậu duệ”, được ra mắt tại Nam California vào ngày hôm nay, 15 tháng 9, 2019.

 


     TRỞ VỀ MIỀN QUÁ KHỨ

Chuyến bay của hãng hàng không Nhật Bản đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất vào lúc nửa đêm. Mục đích chuyến trở về lần này của chúng tôi (năm 2018) là muốn cháu Maya biết về quê nội của nó.
Sau chuyến bay dài mệt mỏi tôi ngủ một giấc ngon lành. Sáng hôm sau, trong lúc gia đình Tường Anh, cậu con trai của tôi lấy taxi đi tham quan Sài Gòn, tôi một mình tản bộ xuống phố tìm quán cà-phê.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

CẢM THỨC VỀ THẦY, ĐÓA SEN HỒNG ĐƠN BẠC - Khang Hồ


              
                                    Tác giả Khang Hồ


CẢM THỨC VỀ THẦY – ĐÓA SEN HỒNG ĐƠN BẠC

Kính dâng hương hồn thầy Lê Mậu Tâm- Cựu Giáo sư Trường TH Nguyễn Hoàng.
Thương nhớ kính tặng anh Đỗ Tư Nghĩa - CHS NH 60-67
Và một người bạn của những ngày tháng khổ cực tại Quảng Trị: Lê Mậu Thọ CHS NH 71-75.

Tôi cứ trăn trở câu chuyện về những người đàn ông.
Viết về những người đàn ông thành công trong sự nghiệp thì dễ, vì tư liệu về họ nhiều lắm, chung quanh họ biết bao nhiêu là hào quang chiến thắng.
Và đó không phải là những người tôi đang hướng tới, tôi đang nghĩ về những người đàn ông mà đáng ra họ xứng đáng được những phần thưởng của cuộc đời, nhưng vì số phận, hoàn cảnh, lẽ sống và đạo đức, họ đã mất đi những ân huệ dành cho trí tuệ và sự cống hiến của họ.
Tôi cố tìm kiếm những con người ấy, may thay, có những sự tình cờ như một cơ duyên.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

GIÓ BẤC - Hoàng Long Hải


               
                      Tác giả Hoàng Long Hải


              GIÓ BẤC

               “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam”
                                                          (Tục ngữ)

      Chẳng ai lấy vợ đàn… ông. Cũng có nghĩa rằng chẳng ai làm nhà quay về hướng khác, nhất là hướng bắc, mà nhà thì phải quay về hướng nam.
      Hướng bắc là hướng gió Bấc thổi, lạnh lắm, nên muốn tránh cái lạnh của gió Bấc người ta phải quay mặt nhà về hướng nam.
     Câu tục ngữ nói trên là của đồng bào miền Bắc Việt Nam.
Đó cũng là kinh nghiệm sống, kinh nghiệm dựng nhà của người ngoài đó. Nhà đã quay về hướng nam, cửa chính cũng không làm rộng, cửa sổ đã nhỏ lại nằm trên cao. Dĩ nhiên, đó là những nhà tranh thuộc các gia đình trung lưu hay nghèo khó, là những nét đặc biệt của lối kiến trúc người Bắc, vừa ngăn cái lạnh của gió Bấc, vừa giữ trộm cắp, nhà lại kín đáo. Người ta thường dấu cái nghèo của mình, cháo thay cơm, hay ăn sắn khoai trừ bữa cũng không ai hay.
      Mái nhà xuống thấp, trùm kín phần trên vách để che mưa. Hơn nữa, cửa chính nhỏ và hẹp, cửa sổ nhỏ và cao để việc sinh hoạt trong nhà được kín đáo nên trong nhà thiếu ánh sáng tự nhiên.
Làm nhà hướng về phía nam có thể đón gió nồm thổi mát vào mùa hè. Hai chái phụ ở hai đầu, một hướng đông, một hướng tây chống hơi nóng mặt trời sáng và chiều.
Trước nhà trồng cau (để đón gió nam mát) sau nhà trồng chuối (lá chuối ngăn bớt gió bấc lạnh mùa đông).
Người đàn bà vắng chồng, đêm đêm ôm con, nghe tàu lá chuối bị gió đập phía sau hè, lòng buồn lắm. Đó là nguồn hứng khởi của câu ca dao:

      “Gió đưa bụi chuối sau hè
       Anh nghe vợ bé, bỏ bè con thơ.”
     
Người giàu làm nhà ngói, nhà cao cửa rộng, tác giả không bàn ở đây.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

THĂM NGÔI NHÀ CỦA CỤ TAM NGUYÊN YÊN ĐỔ NGUYỄN KHUYẾN - Quang Lê

Năm tháng trôi qua, nơi ra đời 3 bài thơ THU bất hủ vẫn giữ được vẻ đẹp hương đồng cỏ nội của vùng đồng quê chiêm trũng.



              THĂM NGÔI NHÀ CỦA CỤ 
              TAM NGUYÊN YÊN ĐỔ NGUYỄN KHUYẾN

Trải qua nhiều năm, ngôi nhà của Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến (đỗ Tam Nguyên năm 1864 – 1865) một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc, vẫn giữ được nét đặc trưng của vùng đồng quê chiêm trũng. Nhà của cụ Nguyễn Khuyến ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam nay đã trở thành Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

       

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019

CÔ GIÁO TÔI : NGUYỄN THỊ MỸ ANH - Phan Dương Thy


     
       Cô giáo Mỹ Anh và học sinh cũ  Phan Dương Thy


CÔ GIÁO TÔI - NGUYỄN THỊ MỸ ANH

Ấn tượng của tôi về cô là nụ cười hiền và chất giọng Quảng Ngãi dịu nhẹ. Chẳng ai biết cô là gái Huế chính tông... Tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn Năm 1971, cô ra trường và được phân công về dạy tại trường Trần Quốc Tuấn... Sau năm 1975, cô theo gia đình vào Bình Tuy và dạy tại trường THPT Hàm Tân. Năm 1980, cô chuyển ra dạy học tại Phan Thiết. Năm 1990 cô vào Sài Gòn làm trợ lý cho một công ty nước ngoài. Năm 2017 cô về hưu và lên núi rừng Suối Tiên lánh xa cõi tạm, tu thiền. Con gái tuổi Canh Dần, sang số, lận đận đường tình, gian nan phận người, đa mang, chỉ phát triển sở học, không vượng đường quan.(Coi giùm cô một quẻ)

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

CHUYỆN MIỀN TÂY... – Ngô Hương Thủy




    CHUYỆN MIỀN TÂY... 
              Ngô Hương Thủy


Mùa Xuân này tôi quyết định về miền Tây ăn Tết theo lời mời của một người bạn văn chương. Chuyến xe khởi hành sáng sớm ngày hai mươi bảy tháng chạp mang theo không khí vui tươi của những ngày cuối năm. Khoang hành lý đầy ắp bánh mứt, những bó hoa giấy màu sắc rực rỡ, sự náo nức của những người con xa quê được trở về nhà thể hiện rõ trên gương mặt hành khách.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

NỖI NIỀM NGƯỜI “ĐÁNH” TRANH, DI DÂN QUẢNG TRỊ SAU 1975 - Đinh Hoa Lư


        
                         Tác giả Đinh Hoa Lư


 NỖI NIỀM NGƯỜI ĐÁNH TRANHDI DÂN QUẢNG TRỊ 
                                                                                     Đinh Hoa Lư

Xưa Công chúa Huyền Trân hi sinh thân ngọc để đổi hai châu Ô và Rý cho người Quảng Trị hiện nay thì từ cái năm máu lửa 1972 con cháu người Quảng Trị lại tiến sâu hơn nữa. Bình Tuy những mật khu, những rừng gỗ quý ken dày, sức người làm không xuể, biển cả đầy ắp cá đang chờ sức người Quảng Trị vào khai hoang lập ấp:

“Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo”

1975 hòa bình rồi, thống nhất rồi; thế mà người di dân Quảng Trị vẫn không thoát khỏi cái “số cực”. Rừng đốn hết, nào củi, nào than, tất cả cho cái bao tử. “Miệng ăn núi lở”, thế là ba cái rẫy bạc màu lần hồi không còn lợi tức! Miệng ăn càng sinh sôi, nảy nở càng đông, rừng đốt làm than dần hồi cũng hết. Thế là vài năm sau 1975 lại tiếp tục di dân theo kiểu đi “kinh tế mới” vào tận miền nam lục tỉnh Bạc Liêu, Rạch Giá, Long Xuyên, Cần Thơ nhất là Bạc Liêu. Nhưng đâu có yên, bà con Quảng Trị sống không quen kiểu “ướt át vùng sông nước” như dân lục tỉnh, nên cũng lại phải tứ tán lần nữa? Rõ ràng, số khổ nó vẫn theo bước chân “giang hồ” người dân xứ Quảng?

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

GS LÊ VĂN LAN: CHUYỆN SỬ PHẢI KHÁCH QUAN, TRUNG THỰC, TOÀN DIỆN - Hồng Thanh Quang

Nguồn:
http://www.daidoanket.vn/tinh-hoa-viet/gs-le-van-lan-chuyen-su-phai-khach-quantrung-thuc-toan-dien-tintuc429193?fbclid=IwAR1kPyxX_mK_-3dRunz-WcQtQNhbvjMF2PWOKzdeaqlMy0GId90sh9QZ4wU

Người Việt biết rằng mình tựa lưng vào phía sau không phải là một khoảng trống nhạt nhòa. Nếu mà chỉ có một khoảng trống nhạt nhòa, thì người ta thấy hụt hẫng, người ta thấy phiêu diêu, người ta thấy hoang mang. Nhưng bây giờ có một cái điểm tựa ở phía sau lưng mình. Nó là chỗ dựa, nhưng nó cũng là cái chỗ thúc đẩy mình phải tiến lên phía trước. Và chỗ ấy là lịch sử- GS Lê Văn Lan



Nhà thơ Hồng Thanh Quang trò chuyện cùng Giáo sư Lê Văn Lan. (Ảnh: Quang Vinh).

Hồng Thanh Quang: Cùng một mùa xuân nhưng tôi đồ rằng, ngay cả với những người gần gụi nhất thì ai cũng có cách cảm nhận ít nhiều riêng biệt. Với giáo sư, một người làm công tác sử học ở độ tuổi ngoại bát thập, xuân Kỷ Hợi này gợi nhớ những suy tư, dự cảm gì?

GS Lê Văn Lan: Trong hệ thống 12 con giáp thì con Hợi được rất nhiều người thích bởi vì sự an nhàn, hiền lành. Nhưng năm nay, tôi chú ý hơn đến chữ “Kỷ”. Trong hệ thống can và chi, thì “Kỷ” nằm trong hệ thống liên quan đến nhiều sự kiện lớn. Năm Kỷ Dậu chẳng hạn. Năm nay chẵn 230 năm kể từ chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Tôi còn có suy nghĩ, và cũng từng thảo luận với tướng Hoàng Minh Thảo khi ông ấy còn sống. Ông ấy là nhà nghiên cứu rất kỹ về cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Huệ - Quang Trung, là chuyên gia số 1 về nghệ thuật và khoa học chiến dịch. Những bài giảng về chiến dịch của ông trong Học viện Quốc phòng bao giờ cũng là nội dung nòng cốt để đào tạo sỹ quan cấp chiến lược. Với tư cách là chuyên gia về chiến dịch, ông Hoàng Minh Thảo đã có một lần làm việc với tôi rất kỹ để cuối cùng ta không gọi Đống Đa, ta cũng không Ngọc Hồi – Đống Đa mà ta gọi là “chiến dịch Ngọc Hồi – Đống Đa”. Như Từ điển Bách khoa thế giới cũng như Từ điển Bách khoa Quân sự người ta đều nói, thực tế và cơ sở khoa học của vấn đề chiến dịch và nghệ thuật chiến dịch chỉ với Napoleon mới ra đời ở trên thế giới, tức là vào đầu thế kỷ XIX. Nhưng bây giờ ở Việt Nam chúng ta, ông Quang Trung đã nâng trận Ngọc Hồi – Đống Đa ấy lên thành “chiến dịch”, có nghĩa chúng ta đã tiến hành chiến dịch trước thế giới. Và Quang Trung trước Napoleon ít nhất 30 năm, để sáng tạo, để cho ra đời thực tế và khoa học, nghệ thuật chiến dịch bằng cái mà lâu nay chúng ta vẫn gọi là chiến thắng Đống Đa, hay chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Tôi thấy việc năm Kỷ Dậu, bây giờ đến Kỷ Hợi, ta nhắc tới Ngọc Hồi – Đống Đa là nhắc tới cấp cao hơn đó là “chiến dịch” thì rất thú vị.

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019

NGƯỠNG CỬA TỬ SINH - Trần Kiêm Đoàn


     

        NGƯỠNG CỬA TỬ SINH

Chiều nay mình trở lại thăm một người bạn mà trước đây sáu tháng mình có giới thiệu và nhắc nhở trên trang Facebook này. Đó là anh Quảng Quý Huỳnh Kim Lân.
Cách nay sáu tháng, bác sĩ đã cho biết là anh chỉ còn khoảng 100 ngày nữa để sống vì anh đang ở giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư phổi.