BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Oanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Oanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2024

NHỮNG GIỌNG HÁT TIÊN PHONG CỦA NHẠC VÀNG BOLERO VIỆT NAM - nhacxua.vn



* Thanh Thúy: Tiếng Hát Liêu Trai
Thanh Thúy là một trong những ca sĩ tiên phong đưa nhạc vàng đến với công chúng Việt Nam. Khởi đầu từ giữa thập niên 50, nhưng phải đến đầu thập niên 60, Thanh Thúy mới thực sự khẳng định tên tuổi của mình. Với giọng hát chậm buồn, đầy chất liêu trai, Thanh Thúy đã thổi một luồng gió mới vào nhạc vàng. Nhạc phẩm “Nửa Đêm Ngoài Phố” của Trúc Phương, qua giọng hát của Thanh Thúy, đã trở thành một hiện tượng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của Boléro Việt Nam.
Thanh Thúy không chỉ nổi bật với giọng hát truyền cảm, mà còn với phong cách biểu diễn đặc trưng. Cô xuất hiện trên sân khấu với tà áo dài thanh nhã, mái tóc dài phủ kín đôi bờ vai, và nét mặt kiều diễm. Tiếng hát của cô trầm trầm, ngọt ngào và u hoài, như len lỏi vào tâm can của người nghe, đặc biệt là những người lính tiền phương, các văn nghệ sĩ và người dân Saigon cũ đang tìm kiếm chút bình yên giữa những năm tháng chiến tranh.
 

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

DANH CA HOÀNG OANH – Long Đàng



Nữ danh ca đình đám một thời quyết không hát vũ trường, phòng trà dù được săn đón nồng nhiệt
Danh ca Hoàng Oanh được đánh giá là 1 trong 10 nữ ca sĩ có sức ảnh hưởng lớn tại Việt Nam trước năm 1975.
Danh ca Hoàng Oanh (tên thật là Huỳnh Kim Chi) sinh năm 1946 tại Mỹ Tho nhưng lớn lên tại Sài Gòn. Bà được cha dạy hát khi mới 5 tuổi. Đến năm 8 tuổi, bà lần đầu biểu diễn trên sân khấu ở Liên trường Võ khoa Thủ Đức với hai bản nhạc "Hương lúa miền Nam" và "Có một đàn chim".
Nghệ danh Hoàng Oanh được chính người cha đặt năm 1958 khi bà gia nhập ban thiếu nhi của nhạc sĩ Lê Đô. Ông đã lấy câu hát "Chờ tin thư chim hoàng oanh đưa/ Còn xa bay trong áng sương mờ" trong bài "Bản đàn xuân" của nhạc sĩ Lê Thương để đặt nghệ danh cho bà.
 
Nhờ giọng hát trời phú, kỹ thuật điêu liệu, Hoàng Oanh được công chúng mến mộ ngay trong những năm đầu đi hát. Bà liên tục được mời thu âm và biểu diễn. Ở thời hoàng kim, danh ca Hoàng Oanh ngự trị trên hầu khắp các sóng phát thanh và truyền hình. Bà chính là ca sĩ được mời thu âm nhiều nhất, với hơn 200 đĩa nhạc tính đến năm 1975, tại nhiều hãng đĩa khác nhau.
Điều đặc biệt là trong sự nghiệp của mình, Hoàng Oanh không biểu diễn tại các vũ trường và phòng trà, dù thời ấy đa phần nghệ sĩ đều làm điều này. Bà từng giải thích điều này như sau: "Hồi nhỏ, Oanh ở với ông cậu rất nghiêm khắc nên ông không cho Oanh hát phòng trà hay vũ trường, thỉnh thoảng chỉ cho hát đại nhạc hội mà thôi". Dù sớm nổi tiếng, nhưng bà vẫn tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn với bằng Cử nhân văn chương, sau đó mới dành toàn bộ sự nghiệp cho âm nhạc.
 
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã từng so sánh Hoàng Oanh với Chế Linh để lột tả sự cao đẹp trong nhân cách của bà. Ông nói: "Hoàng Oanh thật là một con người trung hậu, nghĩa là cô nghĩ đến mình và cả đến người khác. Thêm một yếu tố quan trọng nữa là những cuộn băng, những đĩa hát, những CD, một khi cô đã phát hành cô đều lưu giữ lại và gìn giữ cẩn thận như đó là những đứa con tinh thần của cô.
Trong khi đó, ca sĩ Chế Linh thì lại khác, cuốn băng nào đã phát hành, những bài bản nào đã hát anh đều quên bẵng đi, giống như kiểu bán tiếng hát lời ca để làm thương mại mà trung tâm băng nhạc nào mời anh và khi "tiền đã trao và cháo đã múc" là anh vội quên ngay".
Không chỉ Bolero, Hoàng Oanh còn nổi bật ở tài năng đa dạng, khi hát được dân ca của tất cả các vùng miền đất nước, từ Bắc tới Nam. Ngoài ra, bà còn có giọng ngâm thơ thần sầu, đong đầy cảm xúc.
 
Chuyện tình đẹp của hai người nghệ sĩ
 
Về chuyện tình cảm, nữ danh ca lên xe hoa với nhạc sĩ Mai Châu vào năm 1972. Họ đã có một chuyện tình rất đẹp trước khi cưới 9 năm. Theo lời kể của nhạc sĩ Mai Châu, ông gặp nữ danh ca Hoàng Oanh lần đầu vào năm 1963, khi ông mới 18 tuổi và bà mới 17 tuổi. Thời điểm ấy, vì quá ái mộ người ca sĩ trẻ nên ông đã gửi thư cho Hoàng Oanh để bày tỏ nỗi lòng. Sau khi kết hôn, nữ danh ca và ông xã sống thuận hòa cho đến ngày nay, với một cuộc hôn nhân được nhiều người ngưỡng mộ.
 
Hoàng Oanh cùng chồng tới Mỹ định cư vào năm 1975. Ban đầu, bà sinh sống tại một thành phố gần New York, tiểu bang New Jersey, nhưng sau đó bà chuyển về tiểu bang California. Bà mở trung tâm ca nhạc và dành nhiều tâm huyết trong việc bảo tồn văn hóa cổ truyền, nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam trong cộng đồng người Việt.
 
                                                        Theo Dân Việt.vn Sa Long Đàng

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2024

TÌNH YÊU ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI NGƯỠNG MỘ CỦA NHẠC SĨ MAI CHÂU VÀ CA SĨ HOÀNG OANH – Đông Kha



Có một định kiến cho rằng tình yêu của những người trong giới nghệ sĩ thường không bền vững, vì họ đều là những người đa tình, dễ rung cảm…Tuy nhiên điều đó không đúng với những nữ ca sĩ nhạc vàng Việt Nam trước 75, ít nhất là đối với các ca sĩ Phương Dung, Thanh Thúy và Hoàng Oanh.
 

Với 3 nữ ca sĩ này thì tình đầu cũng như tình cuối: ca sĩ Thanh Thúy và phi công Ôn Văn Tài, ca sĩ Phương Dung và ông Võ Doãn Ngọc, và mối tình của ca sĩ Hoàng Oanh với nhạc sĩ Mai Châu – tác giả của bài hát Một Người Đi – được nhiều người ngưỡng mộ. Hiếm có cuộc hôn nhân nào giữa 2 nghệ sĩ nào mà được hòa thuận và bền vững như Hoàng Oanh và Mai Châu.
 
Nhạc sĩ Mai Châu tên thật là Mã Gia Minh, sinh năm 1945 ở Bạc Liêu. Tốt nghiệp tú tài trường Taberd, ông học Dược khoa và ra trường năm 1971, sau đó phục vụ tại Căn cứ Y dược Trung ương – Cục Quân y Saigon. Ông cũng là tác giả của một số bài nhạc vàng nổi tiếng như Một Người Đi, Tiếng Hát Chinh Nhân, Một Ngày Tôi Đi Qua…
Theo lời kể của nhạc sĩ Mai Châu, ông gặp nữ danh ca Hoàng Oanh lần đầu vào năm 1963, khi ông mới 18 tuổi và Hoàng Oanh vẫn còn là một nữ sinh Gia Long 17 tuổi.
Hoàng Oanh đã đi hát từ khi còn rất nhỏ tuổi, và khi là nữ sinh trung học cô đã thành danh và được hàng triệu người mến mộ, trong đó có chàng trai tên là Mã Gia Minh.

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

KỶ NIỆM TAO ĐÀN - Phan Lạc Phúc

Ban “Tao Đàn” ngoài trách nhiệm đã được minh thị “tiếng nói của thơ, văn miền Tự Do” còn tiềm ẩn một nghĩa vụ “đem theo văn hóa của một triệu người miền Bắc vừa định cư ở miền Nam.” Thơ, văn Tao Đàn phần đông là văn hóa Bắc Hà, là những làn điệu của văn minh sông Hồng, sông Mã giao duyên cùng văn minh Hương Giang và Cửu Long...



             KỶ NIỆM TAO ĐÀN                                                                                                                      Phan Lạc Phúc

Đầu năm 1956 tôi từ biệt nghề “chiến binh lội ruộng” về Phòng 5 bộ Tổng tham mưu làm sĩ quan thông tin báo chí. Lúc bấy giờ tôi chưa có vợ con gì, khoác cái ba lô lên lưng là có thể đi cùng trời cuối đất.