BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024

“QUÊ NGHÈO” - NGHÈO ĐẾN XÓT XA CÕI LÒNG – Nguyễn Bàng




QUÊ NGHÈO
 
Quê tôi nghèo lắm
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu lời ru.
 
Quê tôi nghèo lắm
Phiên chợ còn èo ợt nghèo hơn
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn, mẹt ngô
Í ới mời chào cao hơn mời cỗ
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi.
 
Quê tôi nghèo lắm
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Gặm nhấm nỗi đau nghèo khó
Nơm nớp âu lo đời như chiếu bạc
Thương con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình.
 
Quê tôi nghèo lắm
Nước mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai
Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
 
Quê tôi nghèo
Nghèo cả giấc mơ...
*.
Hưng Yên, chiều 29 tháng 12 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 *
 
“QUÊ NGHÈO” - NGHÈO ĐẾN XÓT XA CÕI LÒNG 
                                                                       Nguyễn Bàng
 
Hơn 60 năm trước, khi trọ học ở Hà Nội, tôi thường được ông chủ nhà cho cùng ông nghe buổi phát thanh ca nhạc của Đài phát thanh Pháp Á. Vì vậy, dần dà, tôi đã thuộc được lời và âm điệu của những bài ca mà tôi yêu thích, trong đó có bài “Quê  nghèo” của Phạm Duy mà tôi có cảm giác như cái quê nghèo trong bản nhạc ấy cũng chính là quê mình, cũng “không xa kinh kỳ sáng chói”, cũng “có lũy tre còm tả tơi”
 

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2024

ĐỌC “TRÊN MẤY DẶM VỀ XƯA” TẬP THƠ CỦA MY THỤC - Châu Thạch



Trong ngày ra mắt tập thơ “Trên Mấy Dặm Về Xưa” của nhà thơ My Thục tại quán Cà Phê Cố Quận – Đà Nẵng, người chị ruột của My Thục tên facebook là Trinh Nguyễn đã nói qua về My Thục đại ý như sau:

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2024

MỘT THUỞ TRẦN GIAN BAY LƯỚT QUA! – Phạm Hiền Mây



1.
Nói biết, thì hẳn là phải biết rồi. Tên tuổi như Tô Thùy Yên, làm sao mà không biết cho được. Nhưng chú tâm đọc, thì thú thiệt, tôi cũng chỉ đọc khoảng hơn mười năm nay.
Còn tại sao trước đây thì không? Thiệt tình, tôi cũng chẳng hiểu nữa. Có lẽ vì ông không in thơ chăng? Hay là do thơ ông khó đọc, không dành cho lứa đôi và tuổi hoa mộng? Có thể. Và chắc cũng do nhiều nguyên do khác nữa.
Biết sớm hay biết muộn, yêu thích nhiều hay yêu thích ít, thì hẳn, ai cũng phải thừa nhận, thơ Tô Thùy Yên vững chãi, sừng sững, một mình một cõi, dù năm tháng có qua đi.
 
Cũng hơn mười năm trước, trên trang facebook, có một người bạn trẻ, Lê Hoàng Tuấn Kiệt, thư sinh, nho nhã, khiêm tốn, là thầy giáo dạy môn vi tính, vậy mà cậu lại am hiểu văn chương, đặc biệt là thơ, một cách tinh tường, làm tôi hết sức ngạc nhiên.
Cậu như một thư viện cổ. Mỗi ngày, cậu đưa lên trang một bài thơ hay, của một trong các nhà thơ tài hoa tại miền Nam trước 1975. Nguồn ở đâu, thì chịu. Cậu ấy có bí mật riêng của mình. Như ma xó vậy đó.
 
Hai chị em quen nhau. Và, cùng với nhà phê bình văn học Đặng Tiến, đôi khi, gặp một bài thơ hay, xuất sắc, độc đáo, mắc nói về nó quá, thế là ba anh em, nhắn tin qua lại cho nhau, trao đổi, chuyện trò, hết sức thú vị và mở mang kiến thức.
Mấy năm gần đây, Tuấn Kiệt để avatar là ảnh của Tô Thùy Yên, và, chỉ đăng gần như duy nhất, không thêm ai nữa, ngoài thơ Tô Thùy Yên.
 

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2024

“HÀNH GIẢ CHI CA” CỦA ĐẶNG TIẾN (THÁI NGUYÊN) MỘT BÀI THƠ LÀM SẢNG KHOÁI TÂM HỒN - Châu Thạch



Thú thật tôi không rành chữ Hán nên không hiểu hết tựa đề của bài thơ, xin tạm dịch thô thiển “Hành Giả Chi Ca”“Bài Thơ Của Vị Tăng Đi Khất Thực”. Nếu dịch sai hay thiếu xin lượng thứ.
 
Đây là bài thơ ai đọc cũng biết viết về nhà sư Thích Minh Tuệ, một hiện tượng mới trong xã hội và trong lịch sử đạo Phật Việt Nam.  Trong bài viết nầy tôi chỉ cảm nhận những cái hay của thơ, còn những mặt khác của hiện tượng tôi không dám bàn đến.
 
Đọc khổ đầu của bài thơ ta thấy hình ảnh một con người cô đơn, nhưng con người cô đơn ấy rất tự tại, thong dong và ngạo nghễ:
 
Ta đi! Một mình trên đường lớn!
Không xe máy lạnh chẳng lọng che
Không tụng niệm loa vang dậy đất
Không hoa không cờ. Không có gì...

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2024

ĐỌC TẬP THƠ “THÌ THẦM VỚI CỎ” CỦA NHÀ THƠ VẠN LỘC - Châu Thạch



Lần nầy, xuất bản tập thơ thứ 12, nhà thơ Vạn Lộc lấy tựa đề “Thì Thầm Với Cỏ” là tựa đề của một bài thơ mà bà vừa ý. Trong bài thơ ấy bà viết “Với cỏ ta chỉ biêt thì thầm/ Như muôn đời cỏ thì thầm với gió” hay là “Cũng như thế một mai ta về làm cỏ/Sẽ hồn nhiên xanh xanh đến vô tư/Tự rút ruột mình để mình xanh biếc/Rồi bâng quơ hát khúc sa mù”.
 
 Vậy cỏ với Vạn Lộc không phải là loài thực vật tầm thường mọc dại dưới bước chân đi, mà cỏ là một loài cây tri kỷ với trời đất, với không gian với thời gian và với con người.  Cỏ thì thầm với càn khôn vũ trụ và nhà thơ Vạn Lộc hạnh phúc biết bao khi lại thì thầm với cỏ một cách “Miên man xanh dưới trời xanh bất tận” để mỗi bài thơ của bà đẹp biết bao, đẹp như “Chợt bay lên chấm trắng một cánh cò” trên cánh đồng cỏ xanh mơn mởn ấy.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2024

NGUYỄN ĐỨC SƠN: CHẬP CHỜN TRONG CÕI HƯ VÔ - Đỗ Trường



Khi đọc, và nghiên cứu văn học sử Việt Nam có hai người đặc biệt làm cho tôi ám ảnh. Đó là nhà văn Nguyên Hồng, và thi sĩ  Nguyễn Ðức Sơn (Sơn Núi) ở hai đầu của đất nước. Sự ám ảnh ấy, không hẳn bởi văn thơ, mà vì tư tưởng, cũng như cuộc sống của họ. Tuy ở hai thế hệ, cách nhau bằng một cuộc nội chiến hai mươi năm, song cuộc sống Nguyên Hồng và Nguyễn Ðức Sơn có sự trùng hợp ngẫu nhiên, mang đến nhiều điều thú vị, chất chứa nỗi buồn day dứt cho người đọc.
 
Nếu sự chối bỏ Hà Nội đến với núi rừng Bắc Giang sau 1954 của Nguyên Hồng làm sửng sốt giới văn nghệ sĩ, người đọc ở miền Bắc, thì sau 1975 Nguyễn Ðức Sơn chán chường vứt bỏ Saigon, trèo lên đỉnh Cao nguyên Bảo Lộc còn làm cho mọi giới, trên toàn đất Việt phải giật mình hơn nữa: “về đây với tiếng trăng ngàn/ phiêu diêu hồn nhập giấc vàng đó em/ trăm năm bóng lửng qua thềm/ nhớ nhung gì buổi chiều êm biến rồi”. Vâng, tôi nghĩ: Buổi chiều êm biến rồi, không phải tâm trạng, nỗi đau riêng của Nguyễn Ðức Sơn lúc đó.
 

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2024

BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC: MỘT GÓC NHÌN TỪ THI CA – Đỗ Trường



Thời gian gần đây, tôi được đọc khá nhiều văn thơ do các bác sĩ, kỹ sư viết. Với lời văn, câu thơ giản dị cùng sự tưởng tượng, tư duy logic cho tôi nhiều điều bất ngờ. Và mối quan hệ, tính logic ấy đã làm nên chân dung, tính đặc trưng riêng biệt cho mỗi nhà văn. Nếu nói, toán học gói ghém cái cụ thể nhất, thì văn thơ Toàn Phong mở cái trừu tượng của không gian vũ trụ Nguyễn Xuân Vinh. Và Đỗ Hồng Ngọc cũng vậy, thi ca là chìa khóa mở ra con đường dẫn ông đến y khoa, đến với nơi cửa thiền. Do vậy, đi sâu vào đọc và nghiên cứu, ta có thể thấy sự nghiệp, và thi ca Đỗ Hồng Ngọc không chỉ cứu chữa thể xác con người, mà còn vá lại những linh hồn rách nát.
 

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2024

MỘT LỜI CẢM ƠN NGUYÊN SA - Nguyen Tuong Van



Nghe nói trong nghĩa trang Westminter, có một ngôi mộ lúc nào cũng tuyền một màu vàng tươi hoa cúc. Những đóa hoa cúc được chăm sóc thật kỹ, không khi nào thấy bóng dáng hoa héo nơi mộ chí. Người quá cố, lúc sinh thời, là người rất yêu hoa cúc vàng.  "Áo nàng vàng, anh về yêu hoa cúc" là câu thơ ông đã viết trong bài thơ Áo Lụa Hà Đông. Ông là nhà thơ Nguyên Sa.
 

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2024

ĐỌC “ĐẤT NƯỚC HÌNH TIA CHỚP” TRƯỜNG THI CỦA TRẦN MẠNH HẢO - Châu Thạch



1- Vì sao nhà thơ Trần Mạnh Hảo dùng tia chớp đề làm hình ảnh đại diện cho đất nước? Theo tôi có lẽ bởi vì tia chớp có vẻ đẹp hùng vĩ nhất, bởi vì tia chớp có năng lượng rất lớn, và bởi vì tia chớp có đường đi sáng rực và ngoằn ngoèo. Dùng hình ảnh tia chớp làm đại diện cho đất nước, Trần Manh Hảo muốn tôn vinh đất nước, muốn hóa hình đất nước vào hiện tượng thiên nhiên kỳ vỹ, để người đọc thấy đất nước qua 5 giác quan và qua tâm linh của mình.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2024

DỊCH THƠ NÊN ĐƯỢC NHƯ NGUYỄN BÍNH – Vũ Bình Lục

                               (Tặng Nguyễn Bính Hồng Cầu)

Nhà thơ Nguyễn Bính
 
DỊCH GIẢ VÀ THI SĨ

1.
Trần Mỹ Dung (Trung Quốc) có một bài thơ tình, tứ tuyệt, thật hay:
 
Nhất áp xuân giao vạn lý tình,
Đoạn trường phương thảo, đoạn trường oanh.
Nguyện tương song lệ, đề vi vũ,
Minh nguyệt lưu quân vị xuất thành.
 
Thi sỹ Nguyễn Bính đã dịch bài thơ này của Trần Mỹ Dung, thành một bài thơ bốn câu, thể Lục bát:
 
Chén xuân chan chứa bao tình,
Cỏ xuân xơ xác, con oanh thẫn thờ.
Sớm mai chàng đã đi chưa,
Xin đem nước mắt làm mưa giữ chàng!
 
Nhà thơ Ngô Văn Phú có một bản dịch khác:
 
Một chén rượu xuân tình vạn dặm,
Cỏ thơm đứt ruột, não nùng oanh.
Xin đem nước mắt làm mưa nhỏ,
Mai sớm, chàng ơi, ở lại thành!
 
Thơ Trung Quốc, nhất là thơ Đường và một ít thơ Tống, được các dịch giả, chủ yếu là những người làm thơ dịch sang tiếng Việt, cũng thấy khá nhiều.
 
Có bài nguyên tác hay, và cũng có nhiều bản dịch khác nhau, mức độ thành công cũng khác nhau. Có một số bản dịch hay hơn cả nguyên tác. Điển hình là bản chuyển ngữ sang chữ Nôm CHINH PHỤ NGÂM KHÚC của Đoàn Thị Điểm, từ nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn.
Ví như câu:
 
“Thiên địa phong trần,
Hồng nhan đa truân”

Thơ chữ Hán của Đặng Trần Côn mà Đoàn Thị Điểm chuyển ngữ ra:
 
 “Thủa trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên”
 
Thì quả là hai câu thơ tuyệt bút, sáng tạo mà không xa nguyên tác và hơn thế, còn bồi đắp cho nguyên tác ở cả ngữ âm và ngữ nghĩa. Thành thử, câu thơ dịch ở mãi trong lòng người nhiều thế hệ; còn câu thơ nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn thì ít người biết đến.
 
 Có hai cách dịch thông thường: Dịch sát nghĩa và phỏng dịch. Dịch sát nghĩa và cả đảm bảo giữ nguyên thể thơ của nguyên tác, mà hay, thì quá đẹp. Tuy nhiên, những bài thơ dịch thành công loại này, hiếm lắm!
 Cách dịch thứ hai, phỏng dịch, tuy không đảm bảo sát nghĩa từng câu từng chữ của nguyên tác, nhưng đảm bảo được ý tình của nguyên tác, lại có phần sáng tạo linh hoạt của người dịch, nhất là thể thơ sáu tám giàu nhạc điệu của tiếng ta, thấy có nhiều bản dịch hay. Thi sỹ Tản Đà, Ngô Tất Tố hoặc Nguyễn Bính, là những người dịch thơ có thành tựu.
 
 Người làm thơ xưa nay, cũng có hai loại: THI SĨ & THỢ THƠ. Thi sĩ là tài hoa bay bổng, biết để tâm hồn vượt ra ngoài khuôn phép của câu chữ, cao hơn là khuôn phép của tạo hoá. Còn như Thợ thơ, chính là người làm thơ chỉ biết chuyên chú vào gọt đẽo câu chữ, làm dáng với câu chữ mà để tuột mất cái hồn thơ.
Giả Đảo, một nhà thơ nổi tiếng đời Đường, cũng có lần bị chê là Thợ thơ là vậy!
 

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2024

NGUYỄN TÔN NHAN “Ở HOÀI THẾ GIỚI MẬT TÔNG MỎI RỒI” – Phạm Hiền Mây

Tên thật là Nguyễn Hữu Thành (1948-2011), ông là một nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo, với bút danh là Nguyễn Tôn Nhan.

Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu ở mảng biên khảo với hơn năm mươi tác phẩm nghiên cứu và dịch thuật. Đặc biệt nhứt là các bộ Bách Khoa Thư Văn Hóa Cổ Điển Trung Quốc, Hoài Nam Tử và Đại Từ Điển Thơ Đường.

Về thơ, ngoài một số bài thơ ông đăng trước năm bảy lăm trên một số tạp chí, ông còn xuất bản hai thi tập, Thánh CaLục Bát Ba Câu.



THƠ CHỮ HÁN

贈慶長            TẶNG KHÁNH TRƯỜNG
 
已多珠涙已多懷         dĩ đa châu lệ dĩ đa hoài
且惜蟾花閃閃乖         thả tích thiềm hoa thiểm thiểm quai
倚瘦枝霜光白玉         ỷ sấu chi sương quang bạch ngọc
重聲月夢馥瓊苔         trùng thanh nguyệt mộng phức quỳnh đài
過深更影縻遼也         quá thâm canh ảnh my liêu dã
到晩晨之睡寂哉         đáo vãn thần chi thụy tịch tai
盡獻人間千美意         tận hiến nhân gian thiên mỹ ý
使離忘卻早天涯     sử ly vong khước tảo thiên nhai
 
Đã nhiều nước mắt nhớ nhung hoài
Tiếc vì cảnh đẹp sớm tàn phai
Bày chút nhành sương xao ngọc trắng
Thèm nghe trăng mộng thoảng hương nhài
Lún mãi vào đêm chưa hết vắng
Ngủ say chiều muộn vẫn chưa ngoai
Dâng hết cho đời bao ý đẹp
Thì quên cách biệt kiếp nay dài
 
Khi tìm tòi trên mạng, tôi phát hiện ra, trong rất nhiều bài thơ làm bằng chữ Hán của Nguyễn Tôn Nhan, sau đó, có dịch sang tiếng Việt, tôi tình cờ thấy một bài thơ, với lời đề tặng người bạn vong niên vốn rất thân với tôi, họa sĩ, nhà văn Khánh Trường.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

ĐỌC “BÓNG NÚI VÀ ANH” THƠ VẠN LỘC - Châu Thạch


   

 
BÓNG NÚI VÀ ANH
(Nhớ nhà thơ Tường Linh!)
 
Duyên thơ mới được gặp anh
Bốn mươi năm nhớ thời xanh một thời
Yêu thơ lại được gặp người
Khiêm nhường bóng núi, dáng ngồi cao hơn
 
Nhớ anh, nhớ Ngũ Hành Sơn
Nhớ mây đầu ải Hải Vân, Sơn Trà
Mỗi làng, mỗi xóm anh qua
Quảng Nam đâu chỉ ruột rà yêu thương
 
Nhúm nhau mẹ chôn sau vườn
Quế Sơn, Trung Phước nương hồn về quê
Chim vịt kêu chiều đèo Le
Trà My, Tiên Phước, sơn khê chín chiều
 
Thơ anh từng chữ chắt chiu
Nỗi niềm xa xứ luôn neo tim người
Lúc vui đọc nghe thơ vui
Khi buồn thơ cũng ngậm ngùi với ta
 
Bây giờ vời vợi chiều xa
Ngó bóng núi, thương quê nhà thơ anh                     
  
                                              Vạn Lộc

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2024

PHẠM HỮU QUANG, "GIANG HỒ TA CHỈ GIANG HỒ VẶT" - Phạm Hiền Mây



Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt / Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà, là hai câu thơ, thú vị và thi vị, nhiều năm nay, vẫn luôn được mọi người nhắc đến trong niềm yêu mến và thương tưởng.
 
Giang hồ nghĩa là gì, mà sao trong thơ ca, văn chương và cả đời thường, lại nhắc tới nhiều vậy?
Học giả Đào Duy Anh trong Giản Yếu Hán Việt tự điển giảng hai chữ giang hồ như sau: Tam giang và ngũ hồ là chỗ ẩn dật - không có chỗ định trú - hư phù không tin được. Nghĩa rộng ra, giang hồ là từ dùng để chỉ cuộc sống phóng túng, rày đây mai đó, không ở yên một chỗ.
Từ nghĩa gốc sông to và ao lớn, chỉ cảnh thiên nhiên, người ta ám chỉ đến những người từng trải việc đời, rồi xa hơn nữa, người ta ám chỉ đến những người ngao du đây đó, thích du lịch, thích phiêu lưu, sống lang thang. Và nếu hiểu theo nghĩa xấu, thì giang hồ là làm giặc, là ăn cướp.
Trong tự điển Truyện Kiều, Đào Duy Anh còn lấy hai câu sau đây để diễn giải thêm một nghĩa nữa của giang hồ, khi dùng cho nữ giới, thì đó là gái làng chơi, gái ăn sương:
 
Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ
Một mùa quan tái bốn mùa gió trăng
 

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

MAI THẢO, TA THẤY HÌNH TA NHỮNG MIẾU ĐỀN – Phạm Hiền Mây


                
Mai Thảo sinh năm một ngàn chín trăm hai mươi bảy tại Nam Định và mất năm một ngàn chín trăm chín mươi tám tại Hoa Kỳ. Ông thọ bảy mươi mốt tuổi, là nhà văn, nhà thơ, là người cầm chịch tên tuổi trong giới làm văn nghệ.
 
Và, là một người cô đơn, tiêu biểu:
Sớm ra đi sớm hoa không biết
Đêm trở về đêm cành không hay
Vầng trăng đôi lúc tìm ra dấu
Nơi góc tường in cái bóng gầy
                       (Không Tiếng)
 
Đời ông là trường thiên vũ khúc của, một mình, phòng trà, vũ trường, quán bar, văn chương, bạn bè, và, rượu:
 
Ngồi tượng hình riêng một góc quầy
Tiếng người: kia, uống cái chi đây?
Uống ư? Một ngụm chiều rơi lệ
Và một bình đêm rót rất đầy.
                                   (Một Mình)
 
Thiệt ra, không chỉ Mai Thảo, hay bất kỳ một thiên tài thi ca, văn chương, nhạc họa nào, mới cảm ra rằng mình cô đơn. Sự cô đơn là món quà miễn phí từ thượng đế được phân phối đều khắp cho thiên hạ. Nhưng dù sao thì, với những tâm hồn nhạy cảm, đầy chất thơ, bay bổng và lãng mạn, cô đơn cũng sẽ vào khu trú, rồi tấn công, chiếm lãnh thổ nhiều hơn. Chúng thường trực, gặm nhấm triền miên, từ buổi sinh ra cho đến lúc chết đi, chất nghệ sĩ có trong người ta, vốn là thứ thức ăn ngon miệng nhứt của chúng:
 
Nửa đêm đợi bạn từ xa tới
Cửa mở cầu thang để sáng đèn
Bạn tới lúc nào không biết nữa
Mưa thả đều trong giấc ngủ đen
                                 (Đợi Bạn)

TA THẤY HÌNH TA NHỮNG MIẾU ĐỀN
 
ta thấy tên ta những bảng đường
đời ta, sử chép cả ngàn chương
sao không, hạt cát sông Hằng ấy
còn chứa trong lòng cả đại dương
 
ta thấy hình ta những miếu đền
tượng thờ nghìn bệ những công viên
sao không, khói với hương sùng kính
đều ngát thơm từ huyệt lãng quên
 
ta thấy muôn sao đứng kín trời
chờ ta, Bắc Đẩu trở về ngôi
sao không, một điểm lân tinh vẫn
cháy được lên từ đáy thẳm khơi
 
ta thấy đường ta Chúa hiện hình
vườn ta Phật ngủ, ngõ thần linh
sao không, tâm thức riêng bờ cõi
địa ngục ngươi là, kẻ khác ơi !
 
ta thấy nơi ta trục đất ngừng
và cùng một lúc trục đời ngưng
sao không, hạt bụi trong lòng trục
cũng đủ vòng quay phải đứng dừng
 
ta thấy ta đêm giữa sáng ngày
ta ngày giữa tối thẳm đêm dài
sao không, nhật nguyệt đều tăm tối
tự thuở chim hồng rét mướt bay
 
ta thấy nhân gian bỗng khóc òa
nhìn hình ta khuất bóng ta xa
sao không, huyết lệ trong trời đất
là phát sinh từ huyết lệ ta
 
ta thấy rèm nhung khép lại rồi
hạ màn, thế kỷ hết trò chơi
sao không, quay gót, tên hề đã
chán một trò điên diễn với người
 
ta thấy ta treo cổ dưới cành
rất hiền giấc ngủ giữa rừng xanh
sao không, sao chẳng không là vậy
khi chẳng còn chi ở khúc quanh
 
                    Mai Thảo
(Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền -1989)
 

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2024

GẶP TRẦN QUANG ĐẠO "TRONG MƯA XUÂN" – Đặng Xuân Xuyến


Nhà thơ Trần Quang Đạo
 
Sáng nay, lang thang ngắm "phố phường" làng facebook, tôi gặp lại chàng thi sĩ Trần Quang Đạo "đầu trần chân đất" "đi mê mải" "dưới mưa xuân rây lộc" ngắm phố phường Hà Nội bằng tâm thế tĩnh tại của người đã ngộ được Đạo của cõi Người, với những câu thơ phảng phất chất men Thiền:
 
TRONG MƯA XUÂN
 
Dưới mưa xuân rây lộc
ta đầu trần
mưa cứ rơi đều
 
Mưa chia không thiên vị
 
Ta đi
phố phường mờ ảo
hoa đào
quất
hàng quán
bay trong mưa
 
Nỗi nghèo bay lên trời
năm đói kém
 
Ta cứ đi mê mải
mắt mua hết phố hết phường
mắt mua hết đào hết quất
mua hết người đẹp trên đường…
 
Tặng những người chưa gặp
 
Mưa cứ rơi nữa đi
chốc nữa bên hàng cây dọc phố
ta nẩy những nụ xuân!
 
Hà Nội, 01 tháng 02/2024
Trần Quang Đạo
 

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2024

NGÀY TẾT, BÀN THƠ TẾT KHA TIỆM LY VÀ TÚ XƯƠNG - Châu Thạch


   
                            Nhà thơ Kha Tiệm Ly

 
ĐÓN TẾT
(Gởi Nguyễn vô Cùng)
 
Chẳng hẹn mà mi lại tới rồi
Hè nhau nhằm tớ lấy đùa chơi?
Ngoài sân chủ nợ la khàn tiếng
Dưới bếp thằng cu vét lũng nồi!
Nhuận bút leo heo chờ mỏi cổ
Cháo hoa lỏng bỏng húp cầm hơi
Người vui, ta cũng vui ra phết
Kéo xệch hai môi, Đọ! Cũng cười
 
                                      Kha Tiệm Ly

 *
NGÀY TẾT, BÀN THƠ TẾT KHA TIỆM LY VÀ TÚ XƯƠNG
                                                                                       Châu Thạch

                          
                                           Nhà thơ Tú Xương

Nếu tôi là vị quan nào đó thì tôi sẽ hỏi tội Kha Tiệm Ly ngay, vì bài thơ “Đón tết” tưởng như bi thảm hóa xã hội nầy. Nói đùa thế thôi, chứ tôi cũng biết vị quan nào đó sẽ cười khề khà bên ly rượu hảo hạng, khen nhà thơ Kha Tiệm Ly nầy làm thơ tự trào hay quá. Quan đó cũng dư biết rằng ngày tết thì dân chúng sẽ vui chơi ba ngày, thế nhưng nhà thơ nầy thì chắc chắn sẽ túy lúy đến ba mươi ngày. Bởi vì làm thơ trào phúng nên thi sĩ cường điệu lên đấy thôi, mà cũng nhờ vậy nên Kha ta mới có giọng tự trào độc đáo được như thế.

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2024

ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY: “RƯỢU ĐÊM NAY” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN – Trịnh Thị Nhâm


   
             Nhà thơ Trịnh Thị Nhâm

 
RƯỢU ĐÊM NAY
(Với M.Q)
 
Người ở lại bên ta ngồi châm tửu
Dìu ta say quên bớt oái oăm đời
Quên "cười ruồi - mắt đĩ - và cơn đau"
Cả nham nhở niềm tin vừa vá vội.
 
Chén rượu đấy, rót rồi, cứ uống
Nước mắt đan đốt tê dại đêm cuồng
Đắp nụ cười nghẹn đắng lằn môi
Nuốt lấy nhau gán niềm tin tráo đổi.
 
Ta vẫn biết đêm cuồng xô sóng dội
Người vì ta dạn dĩ chốn quần hồng
Xác thân phàm bầm dập những bỉ bôi
Phận lá liễu tả tơi vì gánh tội.
 
Ta sẽ dám trọn đêm nay chồng vợ
Cho mồ hôi rịn chặt với mồ hôi
Cho hơi thở mơn man dìu hơi thở
Cho bỏng đêm cuộn từng cột sóng trào.
 
         Làng Đá, đêm 28 tháng 12/2023
               ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2024

BÙI GIÁNG, “XIN CHÀO NHAU GIỮA CON ĐƯỜNG” – Phạm Hiền Mây



Đọc Bùi Giáng càng nhiều, tôi càng nhận ra, trong cõi đời ông, tức, cõi thơ ông, hoặc, chẳng gì quan trọng, hoặc, hết sức thiêng liêng, rất đáng để thờ phượng, rất đáng để dấu yêu.
Đọc Bùi Giáng càng nhiều, tôi càng nhận ra, thơ nói chung và thơ Bùi Giáng nói riêng, chỉ có thể cảm, chớ rất khó để luận bàn, phân tích. Thậm chí, hiểu thôi, cũng đã là việc bất khả.
Nói về Bùi Giáng, viết về Bùi Giáng, là quyền của người ta, chớ giờ đây, ông Bùi Giáng, ổng có gật đầu thừa nhận, hay lắc đầu phản kháng gì nữa đâu. Ổng đã về hẳn cõi của ổng rồi, một miền xa lăng lắc, chỉ khói và sương.
Mưa Nguồn là tập thơ đầu tiên của Bùi Giáng, xuất bản năm một ngàn chín trăm sáu mươi hai và có cả thảy một trăm bốn mươi bài. Những bài này, đã lần lượt được viết, bắt đầu từ những năm một ngàn chín trăm bốn mươi tám.
Trong một trăm bốn mươi bài ấy, tôi thích nhứt là hai bài: Mắt Buồn Chào Nguyên Xuân.
 
MẮT BUỒN
Dặm khuya ngắt tạnh mù khơi
(Nguyễn Du)
 
Bóng mây trời cũ hao mòn
Chiêm bao náo động riêng còn hai tay
Tấm thân với mảnh hình hài
Tấm thân thể với canh dài bão giông
Cá khe nước cõng lên đồng
Ruộng hoang mang khóc đêm mồng một giêng
Tạ từ tháng chạp quay nghiêng
 m trang sử lịch thu triền miên trôi
Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa
Bỏ người yêu bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con.
 
Câu “dặm khuya ngắt tạnh mù khơi” mà Bùi Giáng mượn từ truyện Kiều của Nguyễn Du để làm lời dẫn cho Mắt Buồn, được trích ở đoạn, Kiều từ biệt mẹ cha, cùng Mã Giám Sinh về Lâm Truy: dặm khuya ngắt tạnh mù khơi / thấy trăng mà thẹn những lời non sông. Đêm ấy, nàng ngước nhìn trăng và nhớ về cái đêm mà nàng cùng với Kim Trọng “vầng trăng vằng vặc giữa trời”, tự tình, thề nguyền hẹn ước, bằng những lời vàng đá, sắt son.
Đưa vào, thì chắc phải có ý nghĩa gì rồi, chớ chẳng thể là không.
Có thể đó là một ngậm ngùi nhắc nhở. Cũng có thể đó là một nhẹ nhàng trách than. Là tôi đoán thế thôi. Đọc thơ, rồi dùng trí liên tưởng của mình mà đoán này đoán nọ. Hên thì trúng. Nghĩ quá cạn cợt hoặc nghĩ quá xa xôi, thì trật. Mà trúng hay trật gì, thì cũng ích chi cho tác giả. Trúng hay trật gì thì giờ này, tác giả cũng có cãi được đâu. Ổng mất rồi, lấy đâu mà đối chứng.