BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bách Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bách Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

NHÌN LẠI LỊCH SỬ BÁCH VIỆT VÀ QUÁ TRÌNH HÁN HÓA BÁCH VIỆT - Trần Gia Ninh


Tượng Thừa tướng Nam Việt Lữ Gia ở Linh Tiên Đạo Quán, Hoài Đức, HN.
 
Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vậy?” (1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.
 

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2021

CÁC NƯỚC NGÔ, VIỆT VÀ VĂN HÓA VIỆT - Tạ Đức

Nguồn:
https://dangnho.com/kien-thuc/nghien-cuu-tim-hieu/cac-nuoc-ngo-viet-va-van-hoa-toc-viet.html
 

Trung Nguyên cuối thời Xuân Thu (thế kỷ 5 TCN)
 

Ngô, tên đầy đὐ là Câu Ngô; Việt, tên đầy đὐ là Ư Việt, là hai nước cὐa người Bάch Việt nổi tiếng nhất thời Xuân Thu-Chiến Quốc.
 
Xưa, người Ngô và người Việt nόi cὺng một ngôn ngữ, cὺng dὺng một dᾳng chữ hὶnh chim và hὶnh sâu (Điểu Trὺng Vᾰn) khắc trên mâu đồng cὐa vua Ngô và kiếm đồng cὐa vua Việt. Nay, dân hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, vὺng trung tâm cὐa hai nước Ngô-Việt xưa vẫn nόi chung một phưσng ngữ Ngô.
 
Theo Luo (1999:105) cάc di vật khἀo cổ ở vὺng trung tâm cὐa hai nước cό những khάc biệt dễ thấy vào thời Thưσng và Tây Chu, nhưng hoàn toàn giống nhau vào thời Đông Chu (771-256 TCN).
 
Theo Henry (2007: 3) tổng hợp tư liệu thư tịch thời Chiến quốc, thời Hάn và tư liệu khἀo cổ cho thấy người Ngô và người Việt cό ngôn ngữ, chữ viết, tίn ngưỡng, âm nhᾳc, vᾰn hόa dân gian, cάch ᾰn, mặc, ở, đi lᾳi, tang ma, cάch làm thuyền, chế vῦ khί, đάnh trận và tίnh cάch đều khάc người cάc nước Tề, Sở lάng giềng đᾶ Hoa hόa.
 
Tόm lᾳi, người Ngô và người Việt đᾶ cό chung một nền vᾰn hόa, giờ đây thường được gọi là vᾰn hόa Ngô-Việt. Tuy nhiên, nguồn gốc cὐa hai nước Ngô, Việt lᾳi khάc nhau và là cάc vấn đề cὸn gây tranh cᾶi.
 

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

LẶNG NGẮM TÀN TÍCH CỦA VƯƠNG QUỐC MÂN VIỆT

Nguồn:
https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/lang-ngam-tan-tich-cua-vuong-quoc-man-viet/20200214082626613

     
    Ảnh: Mô hình cung điện và kinh thành của người Mân Việt ở Phúc Kiến


LẶNG NGẮM TÀN TÍCH CỦA VƯƠNG QUỐC MÂN VIỆT

Vương quốc Mân Việt là một vương quốc cổ tồn tại từ năm 334 TCN đến năm 110 TCN ở khu vực nơi mà ngày nay là tỉnh Phúc Kiến, miền nam Trung Quốc. Cư dân Mân Việt là một tộc người Việt cổ thuộc nhóm dân tộc Bách Việt mà người Việt Nam hiện nay là hậu duệ. 

Thành phố cổ Đông Dã được xây dựng bằng đá trên những dãy núi ở Phúc Kiến được cho là thủ đô của nước Mân Việt. Ảnh: Hiện trường khảo cổ ở Đông Dã.


Các nhà nghiên cứu cho rằng thành phố này chính là trung tâm của nước Mân Việt xưa. Ảnh: Một nền móng cung điện của người Mân Việt ở Đông Dã.


Mân Việt bị nhà Hán xâm chiếm vào cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Tuy nhiên, do địa hình được bao bọc bởi núi non, nhà Hán không thể hoàn toàn kiểm soát được vùng này. Ảnh: Mộ cổ của người Mân Việt được khai quật ở Phúc Kiến.

 
Mân Việt được sáp nhập vào Nam Việt dưới thời đại Triệu Đà từ năm 183 đến 135 TCN và cuối cùng bị nhà Hán thôn tính năm 110 TCN. Ảnh: Khai quật các di tích của người Mân Việt ở Phúc Kiến.


                                         Hiện trường khảo cổ ở Phúc Kiến.


 
     Đồ gốm cổ của người Mân Việt.


                                         Tượng gốm của người Mân Việt.


                                                   Bình gốm Mân Việt.

 
Những di tích của người Mân Việt được tìm thấy trong quá trình thi công đường tàu điện ngầm ở Phúc Kiến. Ảnh: Internet.

                                                                            Theo T.B/Kiến thức

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

MỘT LÝ GIẢI VỀ HÀM NGHĨA CHỮ “VIỆT” CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ - Trần Hưng

Nguồn:
https://trithucvn.net/van-hoa/chu-viet-cua-dan-toc-viet-co-ham-nghia-gi.html

Mỗi một dân tộc trên thế giới đều tự hào về tên gọi của dân tộc mình. Nhật Bản nghĩa là gốc của mặt trời, và người Nhật tự hào mình là “đất nước mặt trời mọc”; người “Trung Hoa” vẫn tự hào rằng dân tộc mình là tinh hoa trung tâm của thế giới… Vậy chữ “Việt” của dân tộc Việt mang hàm nghĩa gì?

       
                                                   (Ảnh: Trí Thức VN)

          MỘT LÝ GIẢI VỀ HÀM NGHĨA CHỮ “VIỆT” 
          CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ
                                                                         Trần Hưng

Chúng ta thường hiểu quốc hiệu “Việt Nam” sơ sài là người Việt ở phương Nam. Những nhà nghiên cứu tìm hiểu ý nghĩa từ “Việt” qua chữ Hán () cũng có lý giải của riêng họ. Chữ này được tạo thành từ chữ “tẩu” () (tức là chạy) ở bên trái và chữ “qua” () (tức là giáo mác, búa, chiến tranh) ở bên phải. Từ đó có người cho rằng chữ Việt có nghĩa là những người phải chạy về phía Nam để tránh những cuộc chiến tranh tại Hoa Hạ.