BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn KHOA HỌC KỸ THUẬT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KHOA HỌC KỸ THUẬT. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023
Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020
MÁU LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ GIÁ ĐẮT ĐỎ NHẤT THẾ GIỚI - Nguyễn Thanh Điệp
Có
giá lên tới gần 20.000 USD/lít, đây là loài động vật có máu đắt đỏ nhất trên thế
giới hiện nay. Nuôi con vật này lấy máu là một trong những ngành công nghiệp ở
nhiều quốc gia.
Nguyễn Thanh Điệp
MÁU LOÀI
ĐỘNG VẬT CÓ GIÁ ĐẮT ĐỎ NHẤT THẾ GIỚI
Có giá lên tới gần 20.000 USD/lít, sam là loài động vật
có máu đắt đỏ nhất trên thế giới hiện nay. Nuôi sam lấy máu là một trong những
ngành công nghiệp ở nhiều quốc gia.
Các nhà khoa học phát hiện máu của loài sam có tác dụng
vô hiệu hóa vi khuẩn độc hại. Sam biển không có hệ miễn dịch nhưng có một cơ chế
phòng vệ đặc biệt để chống vi khuẩn. Khi đối mặt vi khuẩn độc hại, tế bào amip
trong máu sam phát hiện và làm tê liệt, không cho chúng lây lan.
Khác với nhiều loài động vật sống trên cạn, máu sam biển
có màu xanh, do thành phần hóa học trong máu quy định. Người ta chỉ khai thác mỗi
con sam khoảng 30% máu trong cơ thể. Sau khi lấy máu, sam được đưa lại về biển
và một tuần sau lượng máu của chúng sẽ phục hồi.
Theo "Sách đỏ IUCN", loài sam đã xuất hiện
trên Trái Đất từ khoảng 450 triệu năm trước. Đây là một trong những sinh vật cổ
xưa nhất từng xuất hiện trên Trái Đất vẫn còn tồn tại, được các nhà khoa học gọi
là “hóa thạch sống”. Dù đã xuất hiện từ thời tiền sử, hình hài của chúng, đến
nay, không có sự thay đổi so với hàng trăm triệu năm trước.
Thức ăn của sam rất đa dạng, từ loài sinh vật nhỏ bé như cua, ốc, động vật thân mềm đến những loài tảo biển và sinh vật bị thối rữa. Chân của sam có gai lồi ra dùng để nghiền và xé thức ăn, đưa vào miệng.
Sam là loài vật đẻ trứng. Con mới nở chưa có đuôi, vỏ
rất mềm. Kích cỡ trung bình của sam biển trưởng thành từ 30-60 cm. Trong quá
trình lớn lên, sam lột xác khoảng 20 lần.
Nguồn:
https://zingnews.vn/loai-dong-vat-co-4-mat-moi-lit-mau-gia-gan-20000-usd-post1002018.html
https://zingnews.vn/loai-dong-vat-co-4-mat-moi-lit-mau-gia-gan-20000-usd-post1002018.html
Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020
NỖI OAN CỦA CÁ MẬP KHI ĐỨT CÁP QUANG - Nhật Minh
Là
cơ sở hạ tầng quan trọng nhất để kết nối mạng toàn cầu, cáp quang biển dễ bị đứt
gãy và gián đoạn hoạt động, nhưng phần lớn chúng bị đứt do tác động của con người.
Tuyến
cáp điện tín đầu tiên nối giữa châu Âu và Bắc Mỹ hoàn thành vào năm 1858. Ảnh:
CNN.
NỖI
OAN CỦA CÁ MẬP KHI ĐỨT CÁP QUANG
Nhật Minh
Tháng 7/1858, hai con tàu gặp nhau giữa Đại Tây Dương.
Mỗi tàu mang một sợi cáp biển chỉ dày 1,5 cm. Hai sợi cáp được hàn với nhau ở
giữa đại dương, hoàn thành sợi cáp biển đầu tiên dài 4.000 km nối giữa châu Âu
và Bắc Mỹ.
Sợi cáp này đã truyền đi thư điện tín đầu tiên từ nữ
hoàng Victoria của Anh tới tổng thống Mỹ James Buchanan. Những tin nhắn này mất
tới 17 giờ để truyền giữa hai nước thông qua mã Morse. Sợi cáp này sau đó cũng
chỉ hoạt động thêm khoảng 1 tháng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)