Trong hội thảo "Danh tướng Cao Lỗ thời dựng nước",
PGS Trịnh Sinh (Viện Khảo cổ học) chia sẻ, vùng đất Cổ Loa là vùng của truyền
thuyết xung quanh nước Âu Lạc và An Dương Vương. Càng ngày các nhà khoa học
càng thấy rõ trong đám mây mờ tỏ của truyền thuyết đã le lói sự thật lịch sử.
Những cuộc khai quật khảo cổ học gần đây đã có những minh giải khoa học về một
thời đầy biến động lịch sử này.
BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trịnh Sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trịnh Sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020
Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020
KỶ NIỆM 230 NĂM CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI ĐỐNG ĐA - Trịnh Sinh
KỶ
NIỆM 230 NĂM CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA
Trịnh Sinh
Trưa
mồng 5 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), trong tiếng khải hoàn, vua Quang Trung
mang đại quân vào thành Thăng Long với chiếc áo chiến bào đen sạm khói súng của
những ngày đêm chiến đấu ác liệt. Nhân dân kinh thành tràn ngập trong niềm vui
chiến thắng, đổ ra chật phố phường đón chào người anh hùng vừa lập nên chiến
công thần kỳ. Quân Tây Sơn hân hoan ăn Tết khai hạ tại thành Thăng Long, đúng
như lời Quang Trung đã hứa với quân sỹ trước đó tại Tam Điệp.
Thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược mà tiêu biểu và quyết định
là chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là một trong những chiến công hiển hách nhất
trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc
Việt Nam. Tự hào về người anh hùng áo vải cờ đào bách chiến bách thắng, nhà
quân sự thiên tài Quang Trung - Nguyễn Huệ.
*
Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019
“BINH THƯ YẾU LƯỢC” CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO BÀN VỀ PHÉP HÀNH QUÂN - Trịnh Sinh
Đền
thờ Trần Hưng Đạo tại Kiếp Bạc, Hải Dương. Ảnh: Trịnh Sinh
“BINH
THƯ YẾU LƯỢC” CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO BÀN VỀ PHÉP HÀNH QUÂN
Trịnh Sinh
Hưng
Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị tướng đại tài trong lịch sử dân tộc. Ông không
những có công đuổi giặc Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi nước ta, mà còn là một nhà
văn kiệt xuất với áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ” (nguyên văn chữ Hán là Dụ Chư
Tỳ tướng hịch văn) làm nức lòng quân dân Đại Việt trong lúc thế giặc mạnh như
chẻ tre.
Vào năm 1284, Thoát Hoan chỉ huy quân Nguyên Mông xâm
lược nước ta đã chiếm được ải Chi Lăng, quân ta phải lui binh về Vạn Kiếp. Vua
Trần Nhân Tông đã phải mời Trần Hưng Đạo đến để hỏi ý kiến nên đánh hay nên
hàng: “Thế giặc to như vậy, mà chống với
chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để
cứu muôn dân?”. Trần Hưng Đạo đã quyết tâm chiến đấu: “Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng tôn miếu xã tắc thì sao? Nếu bệ
hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng”. Nhờ
đó mà Trần Nhân Tông cũng quyết tâm cùng quân dân đi đến cùng của cuộc chiến chống
Nguyên Mông lần thứ hai và thắng lợi. Cũng một phần nhờ tài năng của Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn mà quần tụ được 20 vạn quân sĩ ở Vạn Kiếp và khích lệ quân
sĩ bằng “Hịch tướng sĩ”. Trong dịp
này, Trần Hưng Đạo cũng viết sách “Binh
thư yếu lược” để cho quân tướng của mình biết các binh pháp đối phó với giặc.
Cuối cùng, quân ta đã đại thắng trong cuộc chiến lần thứ hai.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)