BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tô Hoài. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tô Hoài. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2024

GÃ BIẾT CHỮ NHƯNG CHỮ KHÔNG HỀ BIẾT GÃ – Phí Ngọc Hùng



Nguồn:
https://sangtao.org/wp-content/uploads/2019/04/mot_chut_doi_gia_2-ngo_khong.pdf


Trong làng xóm văn chương ai chả hay biết là đã làm văn hóa thì phải có văn chương, một tác phẩm hay là có văn có truyện. Một truyện ngắn hay là truyện khó viết, không phải ai cũng viết được. Thêm nữa, chỉ một dúm chữ không thôi nhưng vẫn có hồn, có cốt tráng qua nét văn chương. Chữ đẻ ra chữ, có khi chỉ phảy vài nét, mà tóm lược được thần thái, lột được hết hồn vía của nhân vật, tình tiết. Chữ để đọc.

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

NHÀ VĂN TÔ HOÀI TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoi-ky-nguyen-dang-manh-to-hoai/


Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh


Tôi tiếp xúc với Tô Hoài rất sớm. Từ những năm 60 của thế kỉ trước. Nhưng mãi đến năm 2000, tôi mới viết được một bài về ông.
 
Tôi trước sau vẫn thế, khi viết về một nhà văn nào đó mà chưa hiểu tư tưởng chi phối một cách có hệ thống sự nghiệp sáng tác của ông ta, thì tôi không thể viết được. Về Tô Hoài, tôi cứ nghĩ mãi không biết tư tưởng của ông là gì. Nhiều tác phẩm của ông tôi thích, nhưng không tìm ra một tư tưởng chung. Tư tưởng Nguyễn Tuân là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn với những giá trị văn hoá cổ truyền của đân tộc; Nam Cao là nỗi đau đớn trước tình trạng con người không giữ nổi nhân tính, nhân phẩm vì miếng cơm manh áo và cái chất hèn, chất nô lệ đã thấm vào trong máu không biết từ kiếp nào. Xuân Diệu là niềm khát khao giao cảm hết mình với cuộc đời trần thế này… Còn tư tưởng Tô Hoài là gì? Tôi lúng túng quá! Trong khi đó, Xuân Diệu có lần nói với tôi: “Tô Hoài nó chẳng có có tư tưởng gì cả. Nguyễn Đình Thi còn có tư tưởng, chứ Tô Hoài chẳng tư tưởng gì”. Tôi lại càng hoang mang. Một nhà văn cỡ như Tô Hoài mà không có tư tưởng! Vô lý quá!.
 

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

VIẾNG NHÀ VĂN TÔ HOÀI - Nguyễn Khôi

 
         

        Nhà văn Tô Hoài, tác giả của tác phẩm nổi tiếng Dế Mèn phiêu lưu ký đã qua đời vào sáng 6-7-2014, hưởng thọ 94 tuổi.
         Nhà văn Tô Hoài sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, Hà Nội. Tuy nhiên ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, Hà Đông (nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội).
        Ông đến với văn chương ở tuổi thanh niên, lấy bút danh là Tô Hoài, gắn với hai địa danh là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
        Năm 1941, Tô Hoài sáng tác Dế Mèn phiêu lưu ký, trở thành tác phẩm văn học gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam từ đó đến nay.
        Bên cạnh đó, ông còn cống hiến cho nền văn học trong nước hàng trăm tác phẩm đáng quý, thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác, nổi bật như Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế Mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ...

        Nhà văn Tô Hoài được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật tại đợt đầu tiên vào năm 1996. Tác phẩm gần nhất của ông là Ba người khác, phát hành vào năm 2006.

     
                          Nhà văn Tô Hoài tại Đại hội Liên hiệp 
                          Văn học Nghệ thuật Hà Nội 2011      
                          - Ảnh: Việt Chiến

     VIẾNG NHÀ VĂN TÔ HOÀI  
               
     Nhà Văn chết rồi còn để đời Tác phẩm "Dế Mèn" về trời ...
     Nhân loại nhớ mãi cuộc  "phiêu lưu"...                 

     "Dế Mèn"... Cụ đã về trời
      94 xuân...một kiếp Người Việt Nam
      "Quê Người" mở đời Văn việt dã
      "O Chuột" kia vật vã "Giăng thề"
      Lại về "Xóm giếng ngày xưa"
      Nhâm nhi "Cỏ dại" tơ mơ "Dế Mèn"...
      Rồi sấm sét cả miền có giặc
      "Cụ" dạt lên Tây Bắc  "Xuống Làng"
      Đi theo "Đại đội Thắng Bình
     "Vợ chồng A Phủ" đượm tình Xoong Pe
     Trời yên ả lại về Kẻ Chợ
     "Khác trước" rồi "Người (ở) ven thành"
     "Vỡ tỉnh", "chuyện cũ" loanh quanh
     "Những gương mặt" vụt sang "Thành Lê Nin"
     "Thăm Căm Pốt" mắt nhìn bốn mặt
     "Lăng Bác Hồ" mấy bậc "Vùng cao"
     "Hồng vàng song cửa" thanh cao
     "Mèo lười", "Chim gáy" xôn xao "Lạc rừng"
     Thật khí thế "Kim Đồng" tuổi trẻ
     Thoắt bay ra  vùng bể "Đảo hoang"
     "Mười năm" nhớ bạn nhớ làng
     "Miền Tây", "Tự truyện", "Phố phường" nguôi ngoai
     "Quê nhà" lấm "chân ai cát bụi" ?
     Kể gì "Ba người khác" trớ trêu
     Một đời lãng tử phiêu diêu
     Nhởn nhơ thân "Dế" mặc điều thị phi
     Cứ nhẩn nha bốn bề cương tỏa      
     Trải báo phen sinh tử chẳng sao
     Trường văn trận bút rào rào
     Trông đi ngó loại được bao lăm người ?
     Cứ như "Dế" yêu đời hết dạ
     Ngòi bút "duyên" cứ thả đều đều    
     Xem ra tầm cỡ loại "Siêu"
     Tinh tường, sắc nhậy... thêm yêu tiếng mình
     Sống một đời trọn tình vẹn nghĩa
     "Dế Mèn" ơi bốn bể nhớ Người
     "Hòa Bình" ước vọng thơm tươi
     Văn Tô Hoài đẹp tình đời Việt Nam.

                     Hà Nội, tối 6-7-2014
               NGUYỄN KHÔI kính viếng...