Nguyễn
Thanh - Nhà thơ Truy Phong hay T.P (1925-2005) là bút danh của Dương Tấn Huấn,
người tỉnh Vĩnh Long. Ông là nhà thơ kháng chiến hai thời kỳ, thuộc thế hệ các
văn nghệ sĩ : Kiên Giang (1920-2014), Sơn Nam (1926-2008), Nguyễn Bính
(1918-1966), Viễn Phương (1928-2005), … là tác giả bài thơ “Một thế kỷ – mấy vần
thơ”, đã làm dậy sóng văn đàn, đăng trên nhật báo Tiến Thủ (Sài Gòn) ngày
27.04.1956 do ký giả Việt Tha (Lê Văn Thử) làm chủ bút.
“Một
thế kỷ – mấy vần thơ” là một bài thơ mới dài như một trường ca, có đủ tính cách
biền ngẫu ở bài văn tế và tính mộc mạc của thơ nhiên nhưng sâu đậm, giản dị mà
không tầm thường ghi lại được một thời điểm lịch sử – Pháp rút quân khỏi Việt
Nam – bi hùng của dân tộc.
MỘT
THẾ - KỶ MẤY VẦN THƠ
* Tiễn chân quân viễn chinh Pháp
* Kỷ niệm 100 năm Việt Nam đau khổ
Ánh hồng
chói rạng chân trời mới
Ngọn lửa đao
binh tắt lịm rồi.
Có kẻ chiều
nay về cố quán,
Âm thầm,
không biết hận hay vui ?!
Chiều
nay,
Kèn kêu tức
tưởi nghẹn lời
Tiếng ngân
xúc động dạ người viễn chinh !
Chiều nay
trên nghĩa địa
Có một đoàn
tinh binh
Cờ rủ và
súng xếp
Cúi đầu và lặng
thinh.
Nghẹn ngào
giã biệt người thiên cổ
Đất lạ trời
xa sớm bỏ mình.
Thịt nát,
xương tan, hồn thảm bại
Nghìn năm ôm
hận cõi u minh !
Những ai làm
lính viễn chinh,
Chiều nay bước
xuống tàu binh trở về.
Tàu xúp - lê !
Tàu xúp - lê
!
Cửa Hàm Tử
lao xao sóng gợn
Bến Bạch Đằng
lởn vởn hồn quê …
Bước đi những
bước nặng nề
Ngày đi chẳng
biết, ngày về chẳng hay !
Một ngàn
chín trăm năm sáu (1956)
Một ngàn tám
trăm sáu hai (1862)
Giật mình bấm
đốt ngón tay,
Trăm năm một
giấc mộng dài hãi kinh !