BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Gia Thiều. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Gia Thiều. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC: “CON CUỐC GỌI HÈ” – Đỗ Chiêu Đức


         Ã„á»— Chiêu Đức
                           Tác giả Đỗ Chiêu Đức
 
                
        ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC: “CON CUỐC GỌI HÈ” 
                                                                       Đỗ Chiêu Đức
                               
          Ai xui con cuốc gọi vào hè,
          Cái nóng nung người nóng nóng ghê

     Con Cuốc, ta còn gọi là Con Chim Quấc, đồng âm với chữ Quốc là Nước; tên chữ Nho là Chim Đỗ Quyên với thành ngữ Đỗ Quyên Đề Huyết như sau :

    ĐỖ QUYÊN ĐỀ HUYẾT  杜鵑啼血: là Chim Đỗ Quyên kêu đến mửa máu miệng ra vì nhớ nước thương dân. Chim Đỗ Quyên còn có tên là Đỗ Vũ, Tử Quy, Tử Quyên, giới bình dân Miền Bắc gọi là Con Quốc, Miền Nam gọi là con Cuốc.
Đỗ Quyên kêu suốt ngày đêm từ đầu xuân cho đến cuối hạ, sang thu thì tắt tiếng. Tiếng cuốc kêu đều đều trầm buồn gợi nhiều cảm xúc trong những đêm hè và khi há miệng ra kêu thì da bên trong miệng toàn một màu đỏ, nên mọi người lầm tưởng là chim kêu đến thổ huyết mà chết.
Khoảng thời gian chim cuốc kêu lại nhằm lúc có một loại hoa đỏ thắm nở rất đẹp khắp núi đồi, nên dân gian lại truyền tụng rằng : Hoa có màu đỏ thắm là do nhuộm máu của chim Cuốc thổ ra, vì thế mà gọi loài hoa đẹp đó là Hoa Đỗ Quyên. Theo như bài thơ Ngũ Ngôn của Thành Ngạn Hùng 成彦雄 đời Đường như sau :
                 
          杜鵑花與鳥, Đỗ Quyên hoa dữ điểu,
          怨艷两何賒, Oán diễm lưỡng hà xa.
          疑是口中血, Nghi thị khẩu trung huyết,
          滴成枝上花.  Trích thành chi thượng hoa !

Có nghĩa :

      *  Đỗ Quyên là tên của hoa và của cả chim,
      *  Một bên là oán hờn, một bên là đẹp rực rỡ, hai bên cũng
          không xa cách là mấy, nên...
      *  Ngờ là máu ở trong miệng (của con chim) đã...
      *  Nhỏ xuống nở thành hoa đẹp ở trên cành !

Diễn Nôm :

         Đỗ Quyên chim với hoa,
         Oán đẹp có nào xa.
         Ngờ là máu trong miệng,
         Nhỏ xuống cành nở hoa ! 

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

NGUYỄN GIA THIỀU, HỒN THƠ ẤY CHIẾC PHAO TRÊN CẠN - Trần Mạnh Hảo


      

Chưa bao giờ như hôm nay, nước Việt Nam chúng ta cần một chiếc phao cứu nạn trên cạn ( phao vật chất và cả phao tinh thần) như lúc này, để cứu thoát cả một dân tộc sắp chết đuối trên mặt đất, chết đuối trên cao nguyên, chết đuối trong chính tâm hồn mình, xin đọc bài:

NGUYỄN GIA THIỀU – HỒN THƠ ẤY CHIẾC PHAO TRÊN CẠN

Khi tiếp cận một số tác gia văn học lớn thời phong kiến như Nguyễn Trãi, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…hầu như giới nghiên cứu văn học “quy phạm” ở nước ta đều dùng khái niệm “trung đại” (trung cổ) là phạm trù văn hóa khu biệt của phương Tây để làm hệ quy chiếu đo đạc, thậm chí còn làm phương pháp luận tiếp cận nữa.
Chính sự lầm lẫn “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” trong phương pháp luận ấy đã dẫn đến những đánh giá khá sai lạc về 9 thế kỷ văn học dân tộc thời phong kiến của ông cha ta. Chúng tôi xin vứt bỏ cái kính chiếu yêu trung cổ – kinh viện lầm lạc kia để nhìn nhận các tác gia văn học thời phong kiến của ta dưới một cái nhìn khác, không phụ thuộc vào những định kiến hay những bùa chú, những công cụ tiếp cận gông cùm lỉnh kỉnh ngoại lai nào. Trước hết, chúng tôi xin đề cập tới một đại tác gia: Nguyễn Gia Thiều.