Sử
ta chép Hưng Đạo Đại vương mất tháng 8 năm Canh Tý (1300), nhưng không thấy ghi
chép ngài thọ bao nhiêu tuổi. Nghĩa là năm sinh của ngài chưa xác định được.
Các
nguồn tư liệu cũng không thống nhất được vấn đề năm sinh này mà đưa ra các suy
đoán khác nhau, từ 1225, 1226... đến 1232 và thậm chí còn cho rằng ông sinh sau
năm 1237 (thời điểm Thuận Thiên công chúa vợ của Trần Liễu bị ép gả cho Trần
Thái Tông). Phần đa số thì cho rằng Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, dựa trên năm
sinh của Trần Tung (được cho là anh trai ông) là 1230.
Để
khoanh vùng vấn đề này, chúng ta cần xem xét mối tương quan với một số nhân vật
như Trần Liễu, Trần Tung, Thuận Thiên công chúa... và một vài mốc thời gian được
ghi chép lại trong sử.
ĐÔI
ĐIỀU VỀ THÂN THẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG
Vấn đề này tương đối rõ ràng, nhưng vẫn nhiều người
còn nhầm lẫn mà cho rằng Trần Quốc Tuấn là con của Thuận Thiên công chúa khi bà
còn là vợ của Trần Liễu.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Kỷ Hợi (1299) mùa Xuân, tháng 4, ngày 12, xuống chiếu cấm chữ húy của
Khâm Minh Đại vương và Thiện Đạo quốc mẫu (Khâm Minh tên húy là Liễu, Thiện Đạo
tên húy là Nguyệt; Thiện Đạo là phu nhân của Liễu) khi làm văn không được dùng.
Các chữ Ngụy, Thấp, Nam, Càn, Tô, Tuấn, Anh, Tảng khi làm văn phải viết bớt
nét. Nhà Trần kiêng tên húy họ ngoại bắt đầu từ đây”.