Năm đang học lớp Đệ Nhị C trường Trung học Võ Tánh Nha
Trang, bọn tôi nghe bạn bè xầm xì có một “ông” học trò mới chuyển từ trường
Nguyễn Hoàng, Quảng Trị vào học lớp Tam C. Thời ấy đặc biệt ở các lớp Ban C có
nhiều giai nhân, nên đám nam sinh thường hay ngắm nghé. Nghe nói gã từ miền giới
tuyến Đông Hà hay Gio Linh gì đó mới trôi dạt vào đây. Không biết tên là gì,
nhưng thấy gã lúc nào cũng ăn mặc “à la mode”, choàng áo vest, mang giày da
bóng loáng có cái đế kêu cộp cộp, trong lúc hầu hết bọn tôi chỉ mang sandal hay
dép Nhật. Đã vậy gã lại thường vào lớp trễ, nên học trò trong lớp đang ngồi chờ
giáo sư, đều nhổm đứng lên chào, bởi nghe tiếng đế giày thong thả nện xuống nền
ciment ngoài hành lang, cứ tưởng là thầy giáo đến! Chắc có nhiều tiếng rủa thầm
trong miệng. Đã vậy gã ta lúc nào cũng ngước mặt nhìn trời, xem mấy lớp đàn anh
cứ như cỏ rác.
BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sương Biên Thùy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sương Biên Thùy. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 15 tháng 5, 2023
Thứ Hai, 14 tháng 3, 2022
NÚI TÀ DÔN VÀ DẤU CHÂN Y UYÊN - Lê Mai Lĩnh
TÁC
GIẢ, ĐÔI LỜI
Ba mươi sáu năm về trước, nói rõ hơn, đúng vào ngày mồng
một tháng 5-1969, sau khi nhà văn Y Uyên chết, trên tạp chí VĂN của ông Trần
Phong Giao, số tưởng niệm nhà văn Y Uyên, Lê Mai Lĩnh tôi, dưới bút hiệu khai
sinh Lê Văn Chính, đã có một bài viết, về cái chết của một người huynh trưởng,
Y Uyên, anh khóa 27, tôi khóa 1/68, Trường Bộ binh Thủ Đức, bài này nằm giữa,
trước là Võ Phiến, sau là Thanh Tâm Tuyền. Điều rất vui là tôi nằm giữa, những
bậc đàn anh, bậc thầy. (Lê Mai Lĩnh, 2005).
Bài viết, như một kỷ niệm, tưởng chừng như đã chết.
Nhưng. Không ngờ. Không dự báo trước. Nhà văn Phạm Văn Nhàn cùng nhà văn Trần Hoài Thư, trong tổ hợp xuất bản Thư Quán Bản Thảo trong nỗ lực thực hiện một ấn bản tưởng niệm nhà văn Y UYÊN, hai anh đã vận động được những bạn bè trong nước, những người cầm bút trước 1975, còn sa cơ lỡ vận trong chế độ Cộng sản, tìm kiếm tài liệu, vận dụng trí nhớ và tình yêu đối với Nhà văn Y UYÊN để có bài và viết bài cho số báo đặc biệt. Nhà thơ Nguyễn Lệ Uyên, dù đang cuốc đất, cày ruộng tại Tuy Hòa, cũng đã tìm được số báo VĂN tưởng niệm Y UYÊN (số 129), trong đó có một bài viết, đã trải qua 36 năm, nhưng còn Nóng Hổi chất “Văn Học, Tính Người và Nhân Bản” của người lính, Chuẩn úy Lê Văn Chính năm 27 tuổi: “Núi Tà Dôn và Dấu Chân Uy.” Lê Mai Lĩnh nhận được bài nầy từ Phạm văn Nhàn, qua bưu điện vào lúc 11 giờ 30 ngày 1 tháng 12 năm 2004.
Nhưng. Không ngờ. Không dự báo trước. Nhà văn Phạm Văn Nhàn cùng nhà văn Trần Hoài Thư, trong tổ hợp xuất bản Thư Quán Bản Thảo trong nỗ lực thực hiện một ấn bản tưởng niệm nhà văn Y UYÊN, hai anh đã vận động được những bạn bè trong nước, những người cầm bút trước 1975, còn sa cơ lỡ vận trong chế độ Cộng sản, tìm kiếm tài liệu, vận dụng trí nhớ và tình yêu đối với Nhà văn Y UYÊN để có bài và viết bài cho số báo đặc biệt. Nhà thơ Nguyễn Lệ Uyên, dù đang cuốc đất, cày ruộng tại Tuy Hòa, cũng đã tìm được số báo VĂN tưởng niệm Y UYÊN (số 129), trong đó có một bài viết, đã trải qua 36 năm, nhưng còn Nóng Hổi chất “Văn Học, Tính Người và Nhân Bản” của người lính, Chuẩn úy Lê Văn Chính năm 27 tuổi: “Núi Tà Dôn và Dấu Chân Uy.” Lê Mai Lĩnh nhận được bài nầy từ Phạm văn Nhàn, qua bưu điện vào lúc 11 giờ 30 ngày 1 tháng 12 năm 2004.
Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022
NGUYỄN BẮC SƠN, TÊN “TÀ LỌT” CỦA THẦN THƠ, THÁNH THƠ – Phóng bút của Lê Mai Lĩnh
(Bài này viết khi nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn còn sống)
MỘT.
Điều không may cho Nguyễn Bắc Sơn, cũng là điều không
may cho chúng tôi, những người bạn, những độc giả đang muốn viết về ông, là cho
tới nay ông vẫn chưa về bên kia chín suối. Tại sao lại là điều không may cho
ông, là tại vì Đời Là Một Bể Khổ, như
Phật nói. Do vậy, chưa chết là chưa hết khổ. Mà, điều cũng là lạ, là đã rất nhiều
lần ông muốn chết.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)