BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐỊA DANH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐỊA DANH. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2024

KHÁM PHÁ ĐỒNG MÔ - Cẩm Hà

Hồ Đồng Mô thuộc địa giới hành chính của TX. Sơn Tây và H.Ba Vì, có diện tích khoảng 1.400 ha, sức chứa 61,9 triệu m3. Với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, nguồn sinh vật rất phong phú, hồ Đồng Mô có tiềm năng khai thác du lịch rất lớn.
 

Theo tín ngưỡng dân gian, hồ Đồng Mô gắn liền với trận chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh để tranh giành công chúa Mỵ Nương thuở vua Hùng dựng nước. Hồ nước mênh mông còn lại đến nay là dấu tích của cuộc chiến ngày xưa ấy...
Câu chuyện về hồ Đồng Mô có thể nửa thực nửa hư, nhưng khoa học đã chứng minh đây là vùng đất cổ. Ở khu vực phía nam của hồ như Đồi Sành, Mỏ Vít, Đảo Xanh, khe Xăng Dầu..., người ta đã tìm thấy nhiều hiện vật từ thời đồ đá cũ và sơ kỳ kim khí thuộc văn hóa Sơn Vi cách đây ít nhất 9.000 năm.
 
Đây cũng là khu vực từng diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Thế nên, khi dạo bước trên miền cổ xưa ấy, trong "nắng Sơn Tây, mây Ba Vì", thật khó tránh khỏi tâm trạng bồi hồi khó tả.

Nhưng đất Sơn Tây không chỉ có những tầng trầm tích ngủ yên trong lòng đất. Hồ Đồng Mô từng có "cụ" rùa khổng lồ cùng họ với rùa Hồ Gươm. "Cụ" rùa Đồng Mô đã mất năm 2023, song các nhà nghiên cứu đã phát hiện thêm 2 cá thể khác tương đồng.

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024

LẠI THÊM MỘT SỰ THAY TÊN ĐỔI HỌ NGU XUẨN – Thơ Bùi Chí Vinh




LẠI THÊM MỘT SỰ THAY TÊN ĐỔI HỌ NGU XUẨN
 
Từ nhỏ tôi đã chụp hình ở Bến Bạch Đằng
Ba má tôi không bao giờ gọi đó là "Ga Tàu Thủy"
Dân Sài Gòn không xuất thân từ khỉ
Từ rừng về chí chóe đổi thay tên
Từ Bến Bạch Đằng này tôi đã lớn lên
Đã cầm bút bảo vệ nền văn hiến
Đã cầm súng chống bọn ngoại xâm nham hiểm
Để được giữ vẹn nguyên ba chữ "Bến Bạch Đằng"
Giờ đây đứa nào đổi thành "Ga Tàu Thủy" cục cằn
Làm gì có đường sắt, có tiếng hụ còi tàu xình xịch
Ở bến cảng này chỉ có thằng bé hai tuổi ngày xưa mơ cổ tích
Mơ chiến thắng Bạch Đằng Giang, mơ yêu nước thương nòi
Các ngươi cứ việc bán mình nhưng đừng bán địa danh lịch sử của tôi... 
                                                                             Bùi Chí Vinh
                                                                               28-2-2024

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023

SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC MỘT SỐ ĐỊA DANH MIỀN NAM - Hồ Đình Vũ



Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó... riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?
 
Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn “Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ” của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình. Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác - để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn. Đất Nam Việt mà trước đây người ta còn gọi là Nam Kỳ, người Tây Phương khi đặt chân lên xứ mình hồi thế kỷ 16, 17 đã gọi bằng tên Cochinchine hay Đằng Trong.
 

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

TẠI SAO LẠI GỌI LÀ “BIỂN ĐEN” (HẮC HẢI)? - Andy Van



Cái tên “Biển Đen” chắc hẳn hầu hết chúng ta ai cũng đều nghe qua. Và tôi dám cá rằng khá nhiều người giống tôi đã từng nhầm tưởng “Biển Đen” là vì nó có màu đen. Nhưng tất nhiên không phải như vậy rồi. Bài viết này sẽ giải đáp điều đó.
 
Nhưng trước hết chúng ta cùng tìm hiểu một chút về lý lịch trích ngang của Biển Đen đã.
 

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

NHỮNG ĐỊA DANH MANG TÊN “CÁI” Ở MIỀN NAM - Vương Kim Hùng

Cái có nghĩa là “sông con” (đây là tiếng cổ của dân tộc Phù Nam).
Ai đã từng sống ở miền Nam, đều nhận thấy rằng: Những địa danh bắt đầu bằng chữ Cái ở đây đều nằm trên một con sông nhỏ.




Trước tiên là Tỉnh Tây Ninh, có một Vàm là Cái Răng nằm khoảng giữa từ Tây Ninh đến Bến Kéo thuộc Quốc Lộ 22 đi qua Kampuchia. Ngoài ra còn có con Rạch tên là Cái Bác, nằm trong Xã Phước Vinh, Huyện Châu Thành. Con rạch nầy nối liền sông Vàm Cỏ Ðông chảy qua Kampuchia.
 

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

TÊN RẠCH GIÁ CÓ Ý NGHĨA GÌ ? - Song Phúc

Cổng TTĐT TP Rạch Giá cho biết theo khẩu truyền, có tên gọi Rạch Giá vì xưa kia nơi đây có rừng cây giá mọc theo ven biển, lại có một lạch nước chảy ngang qua ra biển. Theo Gia Định thành thông chí, vùng đất này cũng có tên chữ là Giá Khê. Một số tài liệu cho biết cây giá là một loại thực vật thân gỗ cùng họ với mắm, đước. 

                                                                               Ảnh: Phạm Ngôn.

Năm 1988, đình Nguyễn Trung Trực (cũng gọi là đình thần Nguyễn Trung Trực, đền thờ Nguyễn Trung Trực...) ở phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá được công nhận di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Hàng năm, lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực vào các ngày 26-28/8 âm lịch thu hút rất đông du khách đến với Rạch Giá. 

                                                                 Ảnh: Nguyễn Thanh Thuận.

Ngoài TP Rạch Giá, Kiên Giang còn có TP Hà Tiên. Từ một thị xã biên giới Tây Nam đất nước, Hà Tiên chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang vào cuối năm 2018. 

                                                                                    Ảnh: Vạn Trâm.

Mũi Nai từ lâu được biết đến là một địa điểm nổi tiếng của vùng đất Hà Tiên. Gần đây, bãi biển Mũi Nai được chính quyền địa phương cải tạo từ bãi cát bùn thành bãi cát trắng, thu hút du khách. 

                                                                                Ảnh: Phạm Ngôn.

Ngoài 2 thành phố, Kiên Giang còn có 13 huyện là An Biên, An Minh, Châu Thành, Giang Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc, Tân Hiệp, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận. Trong đó, Phú Quốc và Kiên Hải là những huyện đảo của tỉnh này. Dự kiến Phú Quốc sẽ trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. 

                                                                                 Ảnh: Hiền Phùng.

Trong những kỷ lục biển đảo của Việt Nam, Phú Quốc được công nhận là hòn đảo lớn nhất cả nước. Đảo Phú Quốc như hình tam giác hẹp dài về phía nam, kéo dài khoảng 50 km từ bắc xuống nam, khoảng 27 km từ đông sang tây. Phú Quốc cũng là lựa chọn hàng đầu của không ít du khách trong và ngoài nước cho chuyến du lịch biển đảo. 

                                                                  Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc.

Chùa Hộ Quốc ở Phú Quốc còn gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc, lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển, nằm giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ, khoáng đạt. Ngôi chùa bề thế này là địa điểm du khách không thể bỏ qua khi đến đảo ngọc. 

                                                               Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc.

                                                                                          Song Phúc

Nguồn:

https://zingnews.vn/ten-goi-rach-gia-co-y-nghia-gi-

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

GIAI THOẠI VỀ TÊN GỌI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT - Quốc Lê

Y Thuột là con của một tù trưởng và cái tên "Thuột" từ đó trở thành một phần tên làng, mà ngày nay là tên thành phố Buôn Ma Thuột?

Là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên và cũng là đô thị miền núi có dân số lớn nhất Việt Nam. Rất ít người biết rằng tên gọi thành phố Buôn Ma Thuột có một nguồn gốc rất lý thú.

                              Ảnh: Quang cảnh ở Ngã Sáu Buôn Ma Thuột.

Trước năm 1975, Buôn Ma Thuột được gọi là Ban Mê Thuột. Theo một bài trả lời hỏi đáp trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, hai tên gọi này đều là cách định danh bằng tiếng Việt để chỉ một ngôi làng từng nằm ở nơi này nay là thành phố Buôn Ma Thuột. 

                   Ảnh: Thác Dray Sap, thắng cánh nổi tiếng gần Ban Mê Thuột.

Ban Mê Thuột là cách đọc từ "bản Mế Thuột" nghĩa là "làng của mẹ Y Thuột", còn Buôn Ma Thuột được đọc từ "buôn Ama Thuột" nghĩa là "làng của cha Y Thuột". Vậy "Y Thuột" là ai?

          Ảnh: Nhà sàn ở buôn Cô Thôn (buôn Ako Dhong), thành phố Buôn Ma Thuột.

Theo một số tài liệu của Pháp thì Ama Thuột - “cha Y Thuột” - là một tù trưởng có tên khai sinh là Y Mun H'Dơk. Vợ ông là con gái của tù trưởng Ama Blơi, một người có thanh thế rất lớn trong vùng khi người Pháp chưa hiện diện ở Đăk Lăk.

                                  Ảnh: Dựng nhà sàn ở buôn Cô Thôn.

Hai vợ chồng Y Mun không có con, không có người nối dõi, vì thế, họ đã nhận cháu mình là Y Thuột và H'tế thuộc làm con nuôi, và Y Thuột trở thành trưởng nam của người đứng đầu làng.

              Ảnh: Cây kơ nia phía sau sau Nhà Văn hóa Trung tâm Buôn Ma Thuột.

Theo phong tục bản địa, người ta không gọi vợ chồng tù trưởng bằng tên cúng cơm mà bằng tên trưởng nam. Và tù trưởng Y Mun H'Dơk được gọi là "ama Thuột" – tức “bố Y Thuột” và vợ ông là "mế Thuột" – “mẹ Y Thuột”.

                                   Ảnh: Làng Cà phê ở Buôn Ma Thuột.

Y Thuột là con trai cả của ông tù trưởng mà cái tên "Thuột" trở thành một phần tên làng, và ngày nay là tên thành phố lớn nhất Tây Nguyên.

                               Ảnh: Biệt điện Bảo Đại ở Buôn Ma Thuột.  

                                                                                              Quốc Lê
                                                                          
Nguồn:
https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-thoai-ve-ten-goi-thanh-pho-buon-ma-thuot-1419290.html