BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Duy Khánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Duy Khánh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2024

NHỮNG GIỌNG HÁT TIÊN PHONG CỦA NHẠC VÀNG BOLERO VIỆT NAM - nhacxua.vn



* Thanh Thúy: Tiếng Hát Liêu Trai
Thanh Thúy là một trong những ca sĩ tiên phong đưa nhạc vàng đến với công chúng Việt Nam. Khởi đầu từ giữa thập niên 50, nhưng phải đến đầu thập niên 60, Thanh Thúy mới thực sự khẳng định tên tuổi của mình. Với giọng hát chậm buồn, đầy chất liêu trai, Thanh Thúy đã thổi một luồng gió mới vào nhạc vàng. Nhạc phẩm “Nửa Đêm Ngoài Phố” của Trúc Phương, qua giọng hát của Thanh Thúy, đã trở thành một hiện tượng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của Boléro Việt Nam.
Thanh Thúy không chỉ nổi bật với giọng hát truyền cảm, mà còn với phong cách biểu diễn đặc trưng. Cô xuất hiện trên sân khấu với tà áo dài thanh nhã, mái tóc dài phủ kín đôi bờ vai, và nét mặt kiều diễm. Tiếng hát của cô trầm trầm, ngọt ngào và u hoài, như len lỏi vào tâm can của người nghe, đặc biệt là những người lính tiền phương, các văn nghệ sĩ và người dân Saigon cũ đang tìm kiếm chút bình yên giữa những năm tháng chiến tranh.
 

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2024

BỚT XÀM LẠI VỚI NHẠC PHẨM “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” - Nguyễn Gia Việt



Tự nhiên truyền thông VN trong nước cùng vài ca sĩ a dua khẳng định "Thương về Miền Trung" bấy lâu nay là "nhầm" tên tác giả.
Họ dựa theo lời con gái của cố nhạc sĩ Châu Kỳ là bà Châu Huyền Khanh nào đó nói đây là bài hát của cha cô sáng tác chứ không phải của Minh Kỳ.
Bậy bạ!
 
Bà Khanh nói Châu Kỳ viết bài “Thương Về Miền Trung” và đưa cho Duy Khánh hát rồi đứng tên vào "thập niên 1940" là phi logic.
Thập niên 1940 là năm 1940 hay 1949 thì Duy Khánh (sanh 1936) mới 4 hoặc 13 tuổi thôi.
 
Năm 1952 Duy Khánh lúc đó 16 tuổi khi đoạt giải ca sĩ ở đài Pháp Á Huế mới tham gia văn nghệ và vô Sài Gòn.
Duy Khánh chỉ nổi lên bên viết nhạc ở những năm sau 1960.
Bài “Thương Về Miền Trung” là bài nhạc ra đời năm 1962 và nghe kỹ là theo cái e nhạc quen thuộc kiểu Duy Khánh, không phải kiểu Châu Kỳ.
 
Thành ra báo chí và các nghệ sĩ bớt cái miệng lại khi nói bài hát đó là của Châu Kỳ.
  
                                                                               Nguyễn Gia Việt
*
Phụ lục:

Ca sĩ Duy Khánh trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Văn Nghệ VN quận Cam 1988, ông cho biết THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG là một trong những nhạc phẩm của ông về Huế...

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

HUYỀN THOẠI BOLERO: CA SĨ, NHẠC SĨ DUY KHÁNH

Nguồn:
https://nhactrinh.vn/co-ca-si-nhac-si-duy-khanh-huyen-thoai-bolero/?fbclid=IwAR0kOp4TwGfwShMFGdyzD7QiH30HTqko2Bnd2wm9o27c_URncUb2jLTmdVU


   HUYỀN THOẠI BOLERO: CA SĨ, NHẠC SĨ DUY KHÁNH


         
                                     Ca sĩ Duy Khánh


Âm nhạc của Duy Khánh đậm dấu ấn âm hưởng dân ca miền Trung. Ngay từ khi sớm nổi tiếng với những ca khúc của Phạm Duy, ca sĩ Duy Khánh đã định hình cho mình một phong cách âm nhạc dân gian…

Giọng hát Duy Khánh (1936-2003) sớm có sức cạnh tranh một thời với các giọng ca Hùng Cường, Nhật Trường và Chế Linh. Tuy mỗi người một màu sắc khác nhau nhưng Duy Khánh có làn hơi khỏe và ngân dài khó ai địch nổi. Hơn nữa, Duy Khánh lại chuyên hát dòng nhạc quê hương tạo nên “đặc sản” cho riêng mình.

Cả cuộc đời Duy Khánh chỉ hát về quê hương với âm sắc ngọt ngào trong sáng pha chút u buồn nhưng không ủy mị.