BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn SƯU KHẢO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SƯU KHẢO. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2024

RAU TẦN, RAU TẢO CÓ PHẢI LÀ ĐỒ CÚNG TẾ NGÀY XƯA Ở TRUNG HOA KHÔNG? La Thụy sưu tầm và biên tập


                                        Một loại rau Tần: 
Rau bợ nước

Tôi chia sẻ STT “Nguồn gốc hai chữ ‘tảo tần’ của trang face “Chiết tự chữ Hán” vào trang face của tôi. Nội dung phần đầu của STT đó như sau:
 
  “ ‘Tảo tần’là một từ để chỉ đức tính đảm đang, chịu thương chịu khó, thường là của phụ nữ. Nhưng nguồn gốc của từ này là như thế nào?
‘Tảo tần’, chữ Hán viết là 藻蘋, trong đó:
     - TẢO  là rong rêu, chỉ chung các thứ cỏ mọc ở dưới nước. Như “hải tảo” 海藻 là rong biển.
     - TẦN  còn đọc với âm "bình", có lẽ TẦN là một loại rau lục bình nổi trên mặt nước, ta thường gọi là bèo.
 Như vậy, ‘tảo tần’ là rau tảo và rau tần. Người xưa dùng rau tảo và rau tần để dâng lên cúng tổ tiên. Hái rau tảo và rau tần là việc chuyên trách của người phụ nữ xưa. Rau tần thường mọc hoang dại bên bờ suối, còn tảo thì sinh trưởng trong lòng suối như các loại rong, cả hai đều không dễ mà hái được. Do đó người vì đạo hiếu với tổ tiên mà lặn lội đi tìm rau tảo rau tần là người đảm đang, đáng khen ngợi.....”
 
Khi tôi chia sẻ bài này lên trang face của tôi, nhiều bạn vào ghi còm, khen chê và thắc mắc đủ cả. Đặc biệt có một bạn ghi còm như sau:

“Đúng là lươn lẹo suy luận cách ngờ nghệch khi tần, tảo là những thứ rau cỏ mọc hoang kém giá trị mà dám bảo đem về thờ cúng !”.
 
Tôi trả lời bạn ấy:

“Những rau cỏ mọc hoang trong thiên nhiên đâu phải là những thứ kém giá trị, có khi là thảo dược quý hiếm có giá trị rất cao như: đông trùng hạ thảo, nhân sâm, linh chi... mà người ta săn lùng đỏ mắt và đang cố gắng đem về trồng trong vườn nhưng sản phẩm thu hoạch do người trồng có phẩm chất không bằng sản vật trong thiên nhiên.
TẢO và TẦN mà người phụ nữ Trung Hoa xưa vất vả tìm kiếm và thu hái để cúng tế, hẳn là loại TẢO và TẦN đặc biệt có ý nghĩa và giá trị cao chứ đâu phải thứ tảo và tần vô giá trị, bạ đâu vơ nấy...”
 

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2023

ĐẾ HỆ THI CỦA VUA MINH MẠNG - Đoàn Như Tùng Tony


Kim sách Đế Hệ Thi

Vua Minh Mạng đã tìm ra phép đặt tên đôi, theo đó, người kế nghiệp khi nối ngôi, có thể lấy một chữ làm tên, lấy chữ Nhật làm nghĩa tượng trưng ngôi vua. Dòng đế (Đế hệ) được kế thừa đế nghiệp và dòng thân (Phiên hệ) là để bảo vệ Đế hệ. Vua đã thảo 11 bài thơ, gồm bài Đế hệ thi và 10 bài Phiên hệ thi. Đế hệ thi có 20 chữ với ý nghĩa tốt lành và uyên bác, dùng làm từ đứng trước cho 20 đời nối tiếp sau kể từ đời vua Minh Mệnh gồm:

Miên, Hồng (Hường), Ưng, Bửu, Vĩnh
Bảo, Quý, Định, Long, Trường
Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật
Thế, Thụy (Thoại), Quốc, Gia, Xương

Theo phép này, tất cả con trai của vua Minh Mệnh đều phải có từ đứng trước là Miên, sau là tên do Hoàng gia đặt; con trai của thế hệ Miên đều phải có tên bắt đầu bằng Hồng (Hường), sau là tên do Hoàng gia đặt; con trai của thế hệ Hường lại lấy từ đứng trước là Ưng, sau là tên do Hoàng gia đặt... cứ thế đến hết 20 chữ của bài thơ Đế hệ.
Với Đế hệ thi, vua Minh Mệnh mong muốn thế hệ sau truyền nối ngôi vua tới 20 đời, được 500 năm. Tuy nhiên, cuối cùng, dừng lại ở chữ Vĩnh, tức thế hệ thứ 5, đời vua thứ 13 triều Nguyễn.

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2023

MẤY Ý KIẾN VỀ TÁC GIẢ BÀI THƠ “KHÓC BẰNG PHI” – Hoàng Đằng


Vua Tự Đức (1847- 1883)


KHÓC BẰNG PHI
 
Ới Thị Bằng ơi đã mất rồi!
Ới tình, ới nghĩa, ới duyên ôi!
Mưa hè, nắng chái, oanh ăn nói,
Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi.
Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại, để dành hơi.
Mối tình muốn dứt càng thêm bận,
Mãi mãi theo hoài cứ chẳng thôi.
 
Tác giả bài thơ “KHÓC BẰNG PHI”, trong sách giáo khoa văn học, là vua Tự Đức (sinh 1829 – mất 1883; lên ngôi năm 1847).
 

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2023

ÂM HÁN VIỆT TÊN NHỮNG QUỐC GIA CÓ ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NAM DỰ WORLD CUP 2022

                                      (Bài cũ biên tập lại)


Trước năm 1975, ở miền Nam tên các địa danh, nhân danh viết theo âm Hán Việt xuất hiện nhan nhản trên các sách báo:
Nữu Ước: (New York), Hoa Thịnh Đốn: (Washington), Cựu Kim Sơn (San Francisco, Mỹ), Luân Đôn (London), Hoa Lệ Ước (Hollywood), Hạ Uy Di (Hawaii), Hương Cảng (Hongkong), Hy Mã Lạp Sơn (Hymalaya), Phi Luật Tân (Philippine), điện Cẩm Linh (điện Kremly), Mạc Tư Khoa (Moscow), Ái Nhĩ Lan (Ireland), Bá Linh (Berlin), Cơ Phụ (Kiev – thủ đô Ukraine), Lục Xâm Bảo (Luxembourg), Ba Lê (Paris), Phú Sỹ (Fuji –ngọn núi ở Nhật),Tân Gia Ba (Singapore), Bảo Gia Lợi (Bulgary), ...

Sau 1975, cách viết này thưa dần rồi biệt tăm. Thế mà qua kỳ Word cup 2022 vừa qua, tôi đọc trên Facebook, thấy có vài bạn ghi tên các đội tuyển bóng đá quốc gia theo âm Hán Việt. Tuy nhiên, đôi khi họ có những sự lẫn lộn giữa BA TÂY với BA TƯ hay giữa Á CĂN ĐÌNH và A PHÚ HÃN...

Cảm hứng nảy sinh, tôi mày mò tra cứu và viết lên những gì mình tìm hiểu về tên các quốc gia có đội tuyển bóng đá nam tham dự World Cup 2022.

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2022

ÂM HÁN VIỆT TÊN 32 QUỐC GIA CÓ ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NAM DỰ WORLD CUP 2022 (KỲ IV) – La Thụy

Mùa World Cup 2022 diễn ra thật sôi động. Mọi người cùng xem, reo hò và bình luận rôm rả. Tôi đọc trên Facebook, thấy có  vài bạn ghi tên các đội tuyển bóng đá các quốc gia theo âm Hán Việt. Tuy nhiên, đôi khi họ có những sự lẫn lộn giữa BA TÂY với BA TƯ hay giữa Á CĂN ĐÌNH và A PHÚ HÃN...
Tên các quốc gia ghi bằng âm Hán Việt khá thịnh hành ở miền Nam trước năm 1975 và trên sách báo của người Việt ở hải ngoại vài năm sau 1975 rồi từ từ biến mất dần.
Cảm hứng nảy sinh, tôi mày mò tra cứu và viết lên những gì mình tìm hiểu về tên các đội tuyển bóng đá nam tham dự World Cup 2022.
 

28/ WALES (UY NHĨ SĨ)
WALES được người Trung Hoa viết là 威爾士 phiên âm [Wēiěrshì]
 
威爾士 có âm Hán Việt là UY NHĨ SĨ
Tên gọi theo âm Hán Việt này không thông dụng.
 
Wales (tiếng Wales: Cymru được phát âm /ˈkəmrɨ/) (tiếng Pháp: Galles /gan/) là một trong bốn quốc gia cấu thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 
Trong tiếng Việt, trước đây quốc gia này còn gọi là Gan theo cách gọi Galles của tiếng Pháp.
 

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2022

ÂM HÁN VIỆT TÊN 32 QUỐC GIA CÓ ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NAM DỰ WORLD CUP 2022 (KỲ III) – La Thụy

Mùa World Cup 2022 diễn ra thật sôi động. Mọi người cùng xem, reo hò và bình luận rôm rả. Tôi đọc trên Facebook, thấy có  vài bạn ghi tên các đội tuyển bóng đá các quốc gia theo âm Hán Việt. Tuy nhiên, đôi khi họ có những sự lẫn lộn giữa BA TÂY với BA TƯ hay giữa Á CĂN ĐÌNH và A PHÚ HÃN...
Tên các quốc gia ghi bằng âm Hán Việt khá thịnh hành ở miền Nam trước năm 1975 và trên sách báo của người Việt ở hải ngoại vài năm sau 1975 rồi từ từ biến mất dần.
Cảm hứng nảy sinh, tôi mày mò tra cứu và viết lên những gì mình tìm hiểu về tên các đội tuyển bóng đá nam tham dự World Cup 2022.
 

19/ CANADA (GIA NÃ ĐẠI)
 
Từ Canada được người Trung Hoa đọc là [Jiānádà], viết là 加拿大
       
加拿大 có âm Hán Việt là Gia Nã Đại
 
Gia Nã Đại là tên Hán Việt của đất nước rộng lớn Canada. Đây là đất nước được hình thành từ 2 lãnh thổ thuộc địa của Anh và Pháp. Vì thế ngày nay, quốc gia này có 2 ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp.
 
Diện tích của quốc gia này ngang ngửa với diện tích của cả châu Âu. Đơn vị hành chính gọi là tỉnh bang chứ không phải là Bang (State) kiểu Mỹ. Quy chế quản lý như tỉnh/thành tại Việt Nam chứ không tự trị hoàn toàn.
 
Nước này là một thành viên của Khối Thịnh Vượng chung (Common Wealth) nên không có Tổng Thống. Nguyên thủ đứng đầu chính là Nữ Hoàng Anh Elizaberth II, mặc dù bà ít tới đây. Thủ tướng là người quản lý chính thức. Hiện nay, Thủ tướng của Gia Nã Đại là Justin Trudeau. Ông còn trẻ và có kiến thức về khoa học kỹ thuật rất tốt.

 
ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA GIA NÃ ĐẠI
 
Đội tuyển bóng đá quốc gia Canada (tiếng Anh: Canada's men national soccer team; tiếng Pháp: Équipe du Canada de soccer) đại diện cho Canada trong các giải đấu bóng đá nam quốc tế ở cấp độ nam cao cấp chính thức kể từ năm 1924. Họ được giám sát bởi Hiệp hội Bóng đá Canada và thi đấu trong Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF
 

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022

ÂM HÁN VIỆT TÊN 32 QUỐC GIA CÓ ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NAM DỰ WORLD CUP 2022 (KỲ II) – La Thụy

Mùa World Cup 2022 diễn ra thật sôi động. Mọi người cùng xem, reo hò và bình luận rôm rả. Tôi đọc trên Facebook, thấy có  vài bạn ghi tên các đội tuyển bóng đá các quốc gia theo âm Hán Việt. Tuy nhiên, đôi khi họ có những sự lẫn lộn giữa BA TÂY với BA TƯ hay giữa Á CĂN ĐÌNH và A PHÚ HÃN...
Tên các quốc gia ghi bằng âm Hán Việt khá thịnh hành ở miền Nam trước năm 1975 và trên sách báo của người Việt ở hải ngoại vài năm sau 1975 rồi từ từ biến mất dần.
Cảm hứng nảy sinh, tôi mày mò tra cứu và viết lên những gì mình tìm hiểu về tên các đội tuyển bóng đá nam tham dự World Cup 2022.
 

                                                  KỲ II

10/ ENGLAND (ANH)
 
Từ ENGLAND được người Trung Hoa khi đọc chia thành "En-g-land", phiên âm là [Yīng gé lán], viết là 英格蘭  

英格蘭  có âm Hán Việt: "Anh Cách Lan",

Còn một cách khác, từ ENGLISH người Trung Hoa khi đọc bỏ "sh" thành "En-g-li" được phiên âm là [Yīng jí lì], viết là 英吉利 

英吉利 có âm Hán Việt: "Anh Cát Lợi".

Âm Hán Việt gọi tên nước Anh, "Anh Cát Lợi" phổ biến hơn
Gọi tắt cho cả hai đều là 英國 phiên âm [Yīng guó], âm Hán-Việt là ANH QUỐC.
 
Hiện tại người Trung Hoa sử dụng "Anh Cách Lan" làm tên cho quốc gia này, còn "Anh Quốc" làm tên cho Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ai-len. Người Việt đã bỏ chữ "Quốc" và "Cách Lan" chỉ gọi gọn lõn là ANH
 
ANH (tiếng Anh: England, /ˈɪŋɡ.lənd/) là một quốc gia cấu thành nên Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (United Kingdom). Quốc gia này có biên giới trên bộ với Scotland về phía bắc và với Wales về phía tây. Biển Ireland nằm về phía tây bắc và biển Celtic nằm về phía tây nam của Anh. Anh tách biệt khỏi châu Âu lục địa qua biển Bắc về phía đông và eo biển Manche về phía nam. Anh nằm tại miền trung và miền nam đảo Anh và chiếm khoảng 5/8 diện tích của đảo; ngoài ra còn có trên 100 đảo nhỏ
 

ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA ANH
 
Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh (tiếng Anh: England national football team) là đội tuyển của Hiệp hội bóng đá Anh và đại diện cho Anh trên bình diện quốc tế. Sân nhà của đội tuyển Anh là sân vận động Wembley, London. Huấn luyện viên hiện tại của đội là Gareth Southgate.
 
Trận đấu quốc tế đầu tiên mà môn bóng đá được tổ chức thi đấu, vào năm 1872, cũng là trận đấu ra mắt của đội tuyển Anh cùng với đội tuyển Scotland. Ra đời gần như sớm nhất và nghiễm nhiên được đánh giá cao, tuy nhiên đội tuyển Anh lại có bảng thành tích khiêm tốn so với nhiều đại gia của bóng đá thế giới. Đội dự Cúp thế giới từ năm 1950 và lên ngôi 1 lần duy nhất năm 1966, ngoài ra thì đứng hạng tư 2 lần. Ở cấp độ châu lục, tuyển Anh có thành tích tốt nhất là ngôi á quân vào năm 2020.
 
Do chỉ là một trong bốn đội tuyển bóng đá quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nên đội tuyển Anh có một thời gian dài không tham dự Olympic. Đến tận Thế vận hội Mùa hè 2012 diễn ra tại Luân Đôn thì lần đầu tiên mới có một đội tuyển đại diện cho Vương quốc Anh...
 

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2022

ÂM HÁN VIỆT TÊN 32 QUỐC GIA CÓ ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NAM DỰ WORLD CUP 2022 (KỲ I) – La Thụy



                                                KỲ I

Mùa World Cup 2022 diễn ra thật sôi động. Mọi người cùng xem, reo hò và bình luận rôm rả. Tôi đọc trên Facebook, thấy có  vài bạn ghi tên các đội tuyển bóng đá các quốc gia theo âm Hán Việt. Tuy nhiên, đôi khi có những sự lẫn lộn giữa BA TÂY với BA TƯ hay giữa Á CĂN ĐÌNH và A PHÚ HÃN...
Tên các quốc gia ghi bằng âm Hán Việt khá thịnh hành ở miền Nam trước năm 1975 và trên sách báo của người Việt ở hải ngoại vài năm sau 1975 rồi từ từ biến mất dần.
Cảm hứng nảy sinh, tôi mày mò tra cứu và viết lên những gì mình tìm hiểu về tên các đội tuyển bóng đá nam tham dự World Cup 2022 ghi bằng âm Hán Việt.
 
1/ BRASIL (BA TÂY)
 
- BRASIL được người Trung Hoa phiên âm là [Bāxī], viết là viết là巴西. Người Việt miền Bắc đọc là Bra-xin (âm gần với tiếng gốc là Brasil)
巴西 có âm Hán Việt là BA TÂY, trước đây được gọi là Bi Lê Diên Lô (có lẽ do người Trung Hoa phiên âm từ tiếng Pháp Brésil [bʁe.zil])

Danh xưng BA TÂY còn được lưu hành ở miền Nam cho đến năm 1975 và trên sách báo của người Việt ở hải ngoại vài năm sau 1975 rồi mất dần vị thế độc tôn. Hiện nay chỉ một ít người lớn tuổi biết Ba Tây là nước nào. Những người trẻ hơn, từ trong nước ra chỉ biết Bra-xin. Số khác đông hơn, già có, trẻ có, lại chỉ thích viết Brazil, phát âm theo tiếng Bồ Đào Nha: BRASIL [bɾaˈziw], phát âm kiểu Mỹ Brazil /brəˈzɪl/, hoặc kiểu Pháp Brésil [bʁe.zil] (B-rê-din)
Brazil (viết theo tiếng Anh), tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Brarzil (República Federativa do Brasil – tiếng Bồ Đào Nha), là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ. Brasil là quốc gia lớn thứ năm trên thế giới về diện tích lẫn dân số với hơn 214 triệu người. Brasil là quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ và lớn nhất trên thế giới.
 
ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA BA TÂY

BA TÂY là thành viên của FIFA từ năm 1923 và là thành viên của CONMEBOL từ năm 1916. BA TÂY là đội tuyển bóng đá nam thành công nhất trên thế giới hiện nay, với năm lần giành vị trí số một giải vô địch bóng đá thế giới của FIFA (1958, 1962, 1970, 1994 và 2002). Có một câu nói vui phổ biến trong bóng đá là “Người Anh sáng tạo ra môn bóng đá, và người Brasil đã hoàn thiện nó”. BA TÂY cũng là đội tuyển bóng đá nam duy nhất tham dự tất cả các vòng chung kết bóng đá thế giới từ trước đến nay. Hầu như lần nào tham gia World Cup, thì đội tuyển bóng đá nam BA TÂY đều là ứng cử viên chức danh vô địch.


Đội tuyển bóng đá nam BA TÂY dự World Cup 2022

2/  IRAN (BA TƯ)
 
Iran tên chính thức là Cộng hòa Hồi giáo Iran (Islamic Republic of Iran) còn được gọi là Ba Tư, là một quốc gia ở Tây Á. Đế quốc BA TƯ (Persia) được mệnh danh là xứ “Nghìn lẻ một đêm”. 
- PERSIA (hoặc Perse) được người Trung Hoa phiên âm là [bēi sī], viết là  波斯
 波斯 có âm Hán Việt là BA TƯ
Persia (tiếng Anh) thuộc Á châu. Nay gọi là Iran (Y-Lãng 伊朗).
IRAN được người Trung Hoa phiên âm là [Yīlǎng], viết là 伊朗.
 伊朗 có âm Hán Việt là Y LÃNG
 
Đội tuyển bóng đá nam BA TƯ dự World Cup 2022

Iran giáp với Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây, giáp Azerbaijan và Armenia ở phía tây bắc, giáp biển Caspi và Turkmenistan ở phía bắc, giáp Afghanistan và Pakistan ở phía đông, giáp Vịnh Oman và Vịnh Ba Tư phía Nam. Thủ đô là Tehran. Tên cũ: Ba Tư, I-răng, Y-lang.

ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA BA TƯ

 Được FIFA công nhận là IR Iran, đại diện cho Iran ở môn bóng đá nam quốc tế kể từ trận đấu đầu tiên vào năm 1941. Đội được quản lý bởi Liên đoàn bóng đá Cộng hòa Hồi giáo Iran. Đội tuyển thuộc thẩm quyền toàn cầu của FIFA và được quản lý ở Châu Á bởi AFC. Sân nhà của đội là Sân vận động Azadi ở Tehran.

Ở cấp độ châu lục, Đội tuyển bóng đá nam BA TƯ đã 3 lần vô địch Asian Cup vào các năm 1968, 1972 và 1976. Thành tích tốt nhất của quốc gia tại Thế vận hội là lọt vào tứ kết tại Thế vận hội Montreal 1976. Tại FIFA World Cup, BA TƯ đã vượt qua vòng loại sáu lần (1978, 1998, 2006, 2014, 2018 và 2022) nhưng chưa bao giờ vượt qua vòng bảng; họ chỉ thắng ba trận: trước Hoa Kỳ năm 1998, Maroc năm 2018 và Xứ Wales vào năm 2022.

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

TẢN MẠN VỀ TRÀ (Khảo Luận), E Book - Nguyên Lạc




 [TRÍCH ĐOẠN]
 
Giới thiệu:
 
Ông bà ta có câu “Khách đến nhà không trà thì rượu”. Với nhiều người, uống trà không chỉ đơn thuần là giải khát, mà còn là thú vui tao nhã thưởng thức hương vị thơm, ngọt, chát, nồng của “Dịch thể ngạnh ngọc bào” – bọt của chất lỏng màu ngọc bích (Tên người xưa gọi nước trà). Trà, rượu và cà-phê là 3 thức uống hầu như hiện nay ai cũng yêu thích. Đối với cụ Trần Tế Xương thì: “Một trà, một rượu, một đàn bà/ Ba cái lăng nhăng nó quấy ta”. Về “yêu trà”, tôi xin dẫn ra đây vài lời của nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh, trong chương sách Nghệ Thuật Yêu Trà của bà, đại khái:
 
   “Yêu là cả một nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì cần phải có sự nghiên cứu kỹ càng, và sự hướng dẫn chu đáo. Muốn yêu ai thì cần phải tìm hiểu tính tình, biết cả từ tính tốt đến tính xấu, những ưu khuyết điểm, xét xem có thích hợp với mình không. Khi đã biết rõ rồi mới yêu thì tình mới bền. Trà cũng như người, cổ nhân gọi trà là Tình Nhân, và ngày xưa cũng như bây giờ có những người yêu trà, chờ đợi giờ phút được ngồi cạnh ấm trà như chờ đợi giờ phút hò hẹn với người yêu”
                                                                       (Minh Đức Hoài Trinh)
 

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

VÌ SAO GỌI LÀ “MƯA NGÂU”, “ÔNG NGÂU BÀ NGÂU” MÀ KHÔNG GỌI THEO CÁCH KHÁC? - Phiếm luận của La Thụy



Hôm nọ, anh em khi trà dư tửu hậu có người thắc mắc vì sao gọi là “mưa ngâu”, vì sao gọi là gọi là “ông ngâu bà ngâu”. Tất nhiên, truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ được đưa ra để giải thích. Người thắc mắc lại hỏi vậy sao không gọi là “mưa ngưu”, “ông ngưu bà ngưu”. Một ông bạn cho rằng “ngâu” là cách đọc chệch chữ Ngưu. Thế là một ông bạn khác cười chế nhạo: “mưa ngưu”“mưa trâu” “ông ngưu bà ngưu”“ông trâu bà trâu” à !?!  Vì sao có sự đọc chệch như thế ? Mà vì sao không đọc chệch theo cách khác đi ?

Ông bạn khác lại cho rằng:
Gọi là “mưa ngâu”, “ông Ngâu bà Ngâu” vì loài hoa ngâu gắn liền với câu chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ từ xa xưa. Hoa ngâu mang ý nghĩa về một tình yêu thủy chung, với khát vọng tự do trong tình yêu.  Nhưng ông bạn lại không nêu được sự liên quan giữa Ngưu Lang Chức Nữ và hoa ngâu như thế nào trong truyền thuyết.


Tôi nghĩ ông bà của ta xưa gọi là “mưa ngâu”, “ông ngâu bà ngâu” chắc có lý do, mình thử tra tìm tiếng “NGÂU” trong chữ Nôm (chữ viết của ông bà ta hồi xưa) xem sao! Chữ Nôm vốn mượn âm và chữ của Hán Tự mà, nên chắc chắn có liên quan về cách viết, cách đọc thôi.

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

TÌM HIỂU THÊM VỀ XUẤT XỨ CÂU “NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA” – Nguyễn Khôi


                                                          
 Ngày 5-6-2006 Nguyễn Khôi có viết bài : Câu đối “Nhất sinh đê thủ bái Mai hoa” có phải của Cao Bá Quát ? Bài viết có dẫn chứng theo “Như Kinh Nhật ký” thì là của Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tư Giản (năm 1868) nhân đi Sứ sang triều cống nhà Mãn Thanh.
 

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

BÌNH THUẬN, NHIỀU ĐỊA DANH CHỈ CÒN TRONG KÝ ỨC – Phan Chính

 


Trên bản đồ hành chính của tỉnh Bình Thuận hiện nay có nhiều địa danh từng thấm đậm trong ký ức của các thế hệ, đời người đã không còn nữa. Bởi vì ý nghĩa của những địa danh đó như một trang sử lưu dấu chân người trên một vùng đất của chặng đường khai hoang, mở đất.
 

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

ĐẶC SẢN BIỂN VÀ MÓN NGON BÌNH THUẬN – Phan Chính

 


Trong nhiều bài viết về các loài cá làm nên hương vị ẩm thực nổi tiếng ở Phan Thiết (Bình Thuận), tôi rất thú vị với cố nhà văn Trương Công Lý (1929-2008) qua tập văn Miền quê Bình Thuận (Hội VHNT xuất bản năm 2007). Ông là người con của làng Đức Thắng, Phan Thiết lại từng gắn bó với ngành hải sản từ khi tập kết ra Bắc. Ông thuộc lòng “tính ý”, môi trường sinh sản của từng giống cá ở biển Bình Thuận một cách tường tận, khó ai bì! Và từ đó tôi lại khắc khoải nỗi nhớ về những con cá ngày xưa…   

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

BÌNH THUẬN TRONG HÀNH TRÌNH MỞ ĐẤT - Phan Chính


          

Có lẽ địa danh Bình Thuận xuất hiện sớm nhất vào năm Đinh Sửu (1697), lúc ấy là một phủ của trấn Thuận Thành, sau khi Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính dẹp được nạn loạn vua Chiêm Bà Tranh và chiếm được phần đất cuối cùng của Champa từ Phan Rang đến xứ Chân Lạp. Thời vua Gia Long đặt dinh Bình Thuận, rồi đến Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt lại phủ Bình Thuận có 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Trong quảng thời gian gần 130 năm đó, Bình Thuận qua nhiều lần thay đổi cấp hành chính dinh, trấn, phủ bao gồm một phần đất của Ninh Thuận, Lâm Đồng và phía nam Tây nguyên.   

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

CHÙA XƯA KỲ VIÊN TỰ, XÃ TÂN THÀNH, HUYỆN HÀM THUẬN NAM, TỈNH BÌNH THUẬN – Phan Chính

          

            

Theo lịch sử địa phương xã Tân Thành (huyện Hàm Thuận Nam) đây là vùng đất hình thành vào khoảng thập niên 70- 80 thế kỷ 18. Cư dân ban đầu là những người dân phiêu tán từ miền Trung vào trong thời kỳ Gia Long thống lĩnh quyền lực đánh trả nhà Tây Sơn. Đất Tân Thành được coi là nơi ẩn chứa nhiều dấu tích xưa với những câu chuyện huyền thoại khá ly kỳ. 

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

BẢN SẮC VIỆT TRONG LỄ HỘI HÒN BÀ– Phan Chính



Lễ “vía Bà”- Hòn Bà, ở thị xã La Gi hàng năm được ngư dân tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch và đã nâng lên tầm lễ hội kể từ năm 2012 khi UBND tỉnh Bình Thuận công nhận là di tích danh thắng cấp tỉnh. Ngày vía này cũng trùng hợp với ngày vía bà Thiên Y A Na ở Nha Trang. Theo cách gọi nửa Việt nửa Chăm từ tên cổ là Yan Pô Inư Nagar (Thiên tức thần trời tức Yan Pô, Y A Na phát âm Inư Nưgar). 

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

RỪNG LÁ BUÔNG DẤU ẤN MỘT THỜI - Phan Chính


            

Rừng là phải có lá, nhưng với tên gọi Rừng Lá được nhắc đến đã trở thành một địa danh huyền thoại đối với cánh rừng Lá Buông trong thời chiến tranh chống Pháp và Mỹ trên đất Bình Thuận. Con đường quốc lộ 1A từ hướng Phan Thiết (Bình Thuận) vào Sài Gòn sau khi có hiệp định Pa-ri 1973 tương đối thông suốt, nhưng từ cây số 63 (thị trấn Tân Minh - Hàm Tân) đến Ngã ba Ông Đồn (Xuân Lộc) lại gọi tên Rừng Lá. Đồng nghĩa với một địa phận thuộc quyền kiểm soát của lực lượng quân giải phóng. Tính từ Ngã ba Ông Đồn trở ra bắt đầu là căn cứ 1, nếu nói đến những căn cứ lớn thì chỉ có căn cứ 4 thuộc xã Xuân Hòa (Xuân Lộc), căn cứ 5 (sông Giêng - Hàm Tân), căn cứ 6 (sông Dinh - Tân Minh), căn cứ 10 (ngã tư Tân Nghĩa - Sông Phan) và khoảng 2 căn cứ nữa là sát cầu số 37 (Tà Mon - Hàm Thuận Nam)… Có nhiều người không hiểu “căn cứ” là gì nhưng theo cách gọi của hành khách, nhà xe biết ngay địa danh, địa bàn nào. 

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

CHÂN NÚI TÀ CÚ - Phan Chính



Tại phường Tân Thiện, thị xã La Gi (Bình Thuận) có ngôi chùa Pháp Bửu Đường (còn có tên Linh sơn Pháp bửu tự) trước năm 1959 là phần đất của Sư bà Thích nữ Bổn Đại, cũng là đệ tử của đại sư Thích Vĩnh Thọ thuộc dòng Lâm Tế thứ 40, đã cúng hiến để xây chùa. Vì vậy Linh sơn Trường thọ tự, tức chùa núi Tà Cú và chùa Pháp Bửu đường cùng tổ nghiệp, có mối nhân duyên rất lớn với người dân La Gi theo tín ngưỡng Phật giáo từ xưa.

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

VỀ ĐỊA DANH MƯỜNG MÁN HAY MƯƠNG MÁN (BÌNH THUẬN) - Phan Chính





VỀ ĐỊA DANH MƯỜNG MÁN HAY MƯƠNG MÁN
                                                                         Phan Chính

Đó là tên con sông lớn chảy giữa lòng thành phố Phan Thiết với biết bao trang văn, câu thơ, khúc nhạc ngợi ca bất tuyệt thấm đẫm lòng người. Thế nhưng chỉ với một tên gọi Mương Mán/ Mường Mán thôi mà vẫn còn lắm điều chưa hẳn ai cũng dễ dàng chấp nhận. 

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

LA GI ĐẤT CỰC NAM TRUNG BỘ - Phan Chính


            

La Gi trở thành Thị xã từ cuối năm 2005 và nay vừa được nâng lên đô thị loại 3 của tỉnh Bình Thuận. Nếu tính theo địa bàn cũ khi chưa thành lập huyện Hàm Tân (mới) thì La Gi là phần đất duyên hải phía cực nam miền Trung, giáp với Xuyên Mộc, Long Khánh thuộc miền Đông Nam bộ. Địa danh La Gi/ La Di từ xa xưa gắn liền với địa danh hành chính huyện Hàm Tân sau này, đã trên trăm năm.