BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2024

“TÔI CHỜ CÁC NHÀ VĂN LÊN TIẾNG THAY VÌ IM LẶNG LÀ VÀNG…” – Huỳnh Thu Vân



Anh nói về điều khác, về giải thưởng bị chấm sai… nhưng tôi lại muốn xin câu nói này để mở đầu cho những điều mình sắp nói khác.
 
Tôi, thay vì đọc mãi chán rồi những câu chuyện nhân văn, những gương người tốt việc tốt, những ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước, cách nấu ăn ngon, cách đi chơi sao cho thú vị hiệu quả… thì nay, tôi đọc cụ Nguyên Ngọc một cách quyết liệt.
Hôm nọ, tôi nói với một bạn thế này: chỉ cần đọc Nguyên Ngọc thì giá trị bằng chữ của cả nghìn nhà văn bình thường khác cộng lại. Mà có khi còn hơn, nếu nó nhạt và chả có gì đáng đọc.
Nếu các bạn không tin, thì đọc các bút ký của Nguyên Ngọc sẽ rõ. Mà về RỪNG, chỉ RỪNG thôi nhé, các bạn sẽ thấy trí tuệ của Nguyên Ngọc tầm cỡ thế nào!
 

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

TÂM TÌNH CỦA DIỄN VIÊN, ĐẠO DIỄN LÊ CUNG BẮC (1946-2021) QUA TẬP HỒI KÝ "BỤI CÁT CHÂN MÂY" – Đỗ Tư Nhơn



Đại thi hào Nguyễn Du đã viết bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký nhằm bày tỏ mối thương cảm, tri âm cùng người con gái đời Minh, tài hoa bạc mệnh, oan khiên, đau đớn. Khi kết thúc, ông đã không khỏi ngậm ngùi tự hỏi:
 
“Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
 
Sự đồng cảm, tri âm là điều cần thiết vô cùng đối với văn nghệ sỹ, nghệ thuật. Hơn 70 năm sống giữa cuộc đời, gần 40 năm dấn thân, đam mê đi vào con đường sân khấu, điện ảnh, diễn viên - đạo diễn Lê Cung Bắc như chưa muốn dừng bước. Nhưng căn bệnh trầm kha, đột ngột cắt đứt dự phóng nghệ thuật của anh. Một tập hồi ký cuối đời đã được vội vàng kể ra bằng lời, đứt quãng, hụt hơi vì hóa trị, nhức nhói, đuối sức. Nhưng anh vẫn kiên cường chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Đó là tác phẩm BỤI CÁT CHÂN MÂY, được nhà văn Hồ Sĩ Bình trân quý biên tập để nhà xuất bản HNV ấn hành vào tháng 5 năm 2023, gần đến ngày giỗ lần thứ 2 của anh.
Chính trong thời gian ngắn, từ ngày 5-4-2021 cho đến trước khi anh từ giã trần gian, chỉ hơn hai tháng quằn quại trong cơn đau, anh đã kể lại cho diễn viên Hồng Ánh, Võ Sông Hương và chị Bùi Thị Giang (vợ anh) ghi âm.

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2023

TÔI ĐỌC HỒI KÝ “BỤI CÁT CHÂN MÂY” CỦA ĐẠO DIỄN LÊ CUNG BẮC (1946 – 2021) – Hoàng Đằng



Gia đình anh Lê Cung Bắc gởi tặng tôi tập hồi ký “BỤI CÁT CHÂN MÂY” qua Ban Liên Lạc cựu học sinh trường Nguyễn Hoàng tại Quảng Trị.
 
Tôi đã nhận sách cách đây mấy ngày.
Tôi được tặng vì tình Nguyễn Hoàng - Lê Cung Bắc có học Nguyễn Hoàng từ Đệ Thất đến Đệ Tam (lớp 6 đến lớp 10 – 1959 - 1963) và tôi có dạy Nguyễn Hoàng từ 1965 đến 1970.
Tôi lấy làm tự hào và trân quý quà tặng.
Tôi đọc và viết ra mấy dòng này.

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023

ĐỌC TẬP “THƠ ZULU DC”, PHẦN I - Châu Thạch



Nhà thơ ZuLu DC tên thật Cao Duyến, sinh quán Trà Liên, Triệu Phong, Quảng Trị, tốt nghiệp Hàng Hải Thương Thuyền, Đại học bách Khoa Phú Thọ - Sài Gòn, hiện trú tại California, Hoa Kỳ. 
  
Thật tình, tôi không hiểu vì sao nhà thơ dùng bút hiệu là ZuLu DC. DC có thể Là Cao Duyến tên ông, còn ZuLu nghĩa là gì? Tra cứu trên goole tôi thấy ZuLu là một dân tộc ở Nam Phi. ZuLu theo ngôn ngữ bản xứ có nghĩa là một Thiên Đường. Người ZuLu xem quê hương mình như một Thiên Đường trên trái đất, họ xem trọng trinh tiết cả nam và nữ. Như vậy có thể phỏng đoán Cao Duyến lấy bút hiệu của mình là ZuLu DC để bày tỏ một hoài bảo về những điều tốt đẹp xảy ra trên trái đất nầy, cũng như bày tỏ cả tấm lòng trinh nguyên của ông luôn trung thành với lý tưởng đó.

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2023

VỀ DƯƠNG THU HƯƠNG - Pham Mylan

 


Mấy hôm nay thiên hạ xôn xao bàn tán về giải thưởng Cino Del Duca Thế giới của Viện Hàn lâm Pháp trao tặng cho nhà văn Dương Thu Hương, hiện đang sống tại Pháp. Giải thưởng này trị giá lên tới 200.000 € (hơn 5 tỷ đồng). Giá trị (hiện kim) lớn khiến người ta tò mò giải thưởng này như thế nào, có xứng tầm quốc tế không?

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2023

TỪ “SƯƠNG BIÊN THÙY” ĐẾN “LÊ MAI LĨNH” - Phạm Tín An Ninh



Nhà thơ Sương Biên Thùy




Năm đang học lớp Đệ Nhị C trường Trung học Võ Tánh Nha Trang, bọn tôi nghe bạn bè xầm xì có một “ông” học trò mới chuyển từ trường Nguyễn Hoàng, Quảng Trị vào học lớp Tam C. Thời ấy đặc biệt ở các lớp Ban C có nhiều giai nhân, nên đám nam sinh thường hay ngắm nghé. Nghe nói gã từ miền giới tuyến Đông Hà hay Gio Linh gì đó mới trôi dạt vào đây. Không biết tên là gì, nhưng thấy gã lúc nào cũng ăn mặc “à la mode”, choàng áo vest, mang giày da bóng loáng có cái đế kêu cộp cộp, trong lúc hầu hết bọn tôi chỉ mang sandal hay dép Nhật. Đã vậy gã lại thường vào lớp trễ, nên học trò trong lớp đang ngồi chờ giáo sư, đều nhổm đứng lên chào, bởi nghe tiếng đế giày thong thả nện xuống nền ciment ngoài hành lang, cứ tưởng là thầy giáo đến! Chắc có nhiều tiếng rủa thầm trong miệng. Đã vậy gã ta lúc nào cũng ngước mặt nhìn trời, xem mấy lớp đàn anh cứ như cỏ rác.

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023

SỐNG CHỤ SON SAO (TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU) TẬP ĐẠI THÀNH CỦA VĂN HỌC THÁI (VIỆT NAM) - Dịch giả Nguyễn Khôi, Thái Doãn Hiếu giới thiệu



Nguyễn Khôi là nhà thơ được chúng tôi tuyển vào bộ THI NHÂN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI. Sự nghiệp của anh gồm có thơ ca, biên khảo và dịch thuật. Về phương diện dịch thuật anh có công trình Sống Chụ Son Sao rất có giá.
 
Truyện thơ Tiễn dặn người yêu (Sống Chụ Son Sao) là một thiên trường ca trữ tình kết hợp giữa truyện dân gian và thơ ca dân gian. Theo truyền thuyết, đây là câu chuyện tình của một đôi trai gái ở bản Panh và bản Sái thuộc xã Tranh Đấu, huyện Thuận Châu (tức Mường Muổi, Sơn La ngày nay). Sống Chụ Son Sao là đỉnh cao của văn học Thái đen (Tây Bắc Việt Nam) biểu trưng cho ngôn ngữ Thuận Châu, Mường La. Ra đời trong xã hội thịnh trị của thế kỷ XVII ở vùng Tây Bắc Đại Việt, ngôn ngữ thơ đã đạt đến trình độ điêu luyện, hầu hết các thể thơ Thái thông dụng đã được sử dụng trong Sống Chụ Son Sao, từ thể “Khắp Bắc” câu dài 11, 12 chữ, đến thể “Khống khái” câu ngắn 5, 6 chữ. Các thể thơ này được dùng xen kẽ với nhau khá nhuần nhuyễn.
 

ĐỌC TẬP THƠ “NGÕ HOA VÀNG” CỦA HUỲNH TÚY HOA - Châu Thạch


Nhà thơ Huỳnh Túy Hoa

Nhà thơ THH (viết tắt từ nick name trên Facebook Tuy Hoa Huynh) tên thật Huỳnh Tuý Hoa, hiện sống tại Đà Nẵng, chuẩn bị xuất bản tập thơ có tựa đề “Ngõ Hoa Vàng”. Châu Thạch tôi có hân hạnh đi qua “Ngõ Hoa Vàng” của tác giả. Vì cảm xúc bởi trong “Ngõ Hoa Vàng” có những luống hoa thơ tươi đẹp, bắt mắt và gây cho lòng rung động, nên tôi không thể không viết về những gì của vườn thơ sau cánh cổng có hoa vàng  ấy.
 

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023

NHỮNG PHIÊN BẢN “HỒ TRƯỜNG” CỦA NGUYỄN BÁ TRÁC VÀ BẢN DỊCH TIẾNG ANH - Vương Thanh



Những người yêu văn chương Việt, không mấy ai không biết bài thơ Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác. Tiếc là có rất nhiều phiên bản khác nhau được lưu truyền trên mạng. Sở dĩ có nhiều tam sao thất bổn như thế, cũng hơn chục bản khác nhau, là vì phiên bản đầu tiên được TS Nguyễn Bá Trác đăng trên Nam Phong Tạp Chí năm 1920 chẳng những sai khá nhiều chính tả còn bị thiếu sót vài chữ và có nhiều câu nghe kém xa những phiên bản sau này. Như “vỗ tay, nghiêng đầu” trong bản đầu tiên thay vì “vỗ gươm, nghiêng bầu” trong bao nhiêu phiên bản về sau. Tôi tin rằng thi sĩ Nguyễn Bá Trác đã sửa bài thơ lại, có thể vài lần, thay đổi ít nhiều câu cho bài thơ hay hơn. Nên chẳng có ai dùng phiên bản trên Nam Phong Tạp Chí, những khi cao hứng ngâm nga Hồ Trường. 

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2023

NGUYỄN BẮC SƠN: NHƯ MỘT NHÀ THƠ ĐÔNG PHƯƠNG - Lương Minh Vũ

(Nhân Tập Sách “Nguyễn Bắc Sơn - Tác Phẩm & Dư Luận”. NXB Hội Nhà Văn Vừa Xuất Bản)
 

DỌC ĐƯỜNG VĂN NGHỆ
 
Trong quá trình viết lách, mình sợ và ngại nhất mảng viết nhận định, lý luận phê bình, khảo cứu, tiểu luận...
Thực tế mình thường "né", hay thoái thác khi được "đặt bài"
Ở lĩnh vực này, mình nghĩ cũng khó như (hay hơn) sáng tác.
Ở lĩnh vực này, người viết cùng với sự uyên bác, uyên thâm trong kiến thức, kiến văn, còn có sự quyết liệt, sòng phẳng và hòa ái, thâm trầm.
 
Mình đã từng ngây ngất, sung sướng, bàng hoàng khi đọc các tiểu luận, nhận định của Võ Phiến, Chơn Hạnh Trần Xuân Kiêm, nhất là Phạm Công Thiện và Chơn Pháp Nguyễn Hữu Hiệu...
 

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

LÊ MAI LĨNH, NGƯỜI TRUNG THỰC - Nguyên Lạc


Nhà thơ Lê Mai Lĩnh
 
Chắc các bạn đã biết về Diogenes thành Sinope, triết gia cổ Hy Lạp (412-323 TCN)
Vài giai thoại về ông:

– Diogenes thành Sinope và Alexander Đại đế

Theo sử gia Plutarch, khi Alexander Đại Đế tới Corinth, những người đứng đầu thành phố và các triết gia đã lũ lượt kéo nhau tới yết kiến Alexander, chỉ riêng Diogenes vắng mặt. Alexander bèn đích thân đi tìm Diogenes, và thấy ông này đang nằm dài sưởi nắng bên cái thùng ông dùng làm chỗ ngủ. Khi Alexander Đại Đế hỏi: “Hỡi nhà hiền triết, ngươi có muốn ta làm gì giúp ngươi không?”, Diogenes đã trả lời: “Ngài hãy đứng tránh sang một bên để khỏi che lấp ánh mặt trời của tôi.” Các triết gia và đám tùy tùng của Alexander Đại Đế nghe vậy cười phá lên, trong khi chính Alexander Đại Đế nói: “Nhưng thành thật mà nói, nếu ta không phải là Alexander, ta ước mình là Diogenes.”
                                                                                        (Wikipedia)
 
– Diogenes xách đèn tìm người ban ngày

Diogenes từng xách đèn lồng đi ngoài phố giữa ban ngày. Khi được hỏi làm gì đấy, ông trả lời: Tôi đang tìm kiếm một “con người” (thường được dịch thành “tìm kiếm một con người trung thực”). Tương truyền ông chỉ gặp toàn bọn bất lương và vô lại.
 
Tôi may mắn hơn Diogenes, không cần phải xách đèn đi rong ngoài phố giữa ban ngày để tìm người, vì tôi đã gặp được người trung thực, lương thiện: thi văn sĩ Lê Mai Lĩnh. Lê Mai Lĩnh trước đă gởi tặng tôi thi phẩm THƠ TÌNH THẾ KỶ, LƯƠNG QUYỀN – CÔ LÁNG GIỀNG, TUYỂN TẬP LÊ MAI LĨNH và gần đây quyển CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH – thi sĩ miền Nam Lê Mai Lĩnh (nhà xuất bản Nhân Ảnh năm 2023). Qua một thời gian đọc, tôi xin được ghi ra đây vài hàng về tiểu sử của ông, vài cảm nhận chủ quan về thơ văn ông xem như lời cảm ơn trân trọng đến thi văn nhân.
 

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2022

THANH THẢO, HÁT GIỮA GIÓ MƯA - Nguyễn Đức Tùng

(Lời tựa cho tập thơ “Hát Giữa Gió Mưa” của Thanh Thảo, 2022)
 
Nhà thơ Thanh Thảo

Thơ thức dậy mỗi ngày. Công việc của nó không chỉ là ghi lại đời sống, mà còn góp phần tạo ra một đời sống mới, trước đó chưa từng có. Thơ hồi phục mối quan hệ giữa xúc cảm và kiến thức, giữa kinh nghiệm và tâm linh. Tuy vậy một bài thơ vẫn giữ trong nó sự mất cân bằng hướng về phía trước, cái còn lại trong một bài thơ là một điều gì không được êm thấm, khác với sự ru ngủ. Thơ không phải là bài hát ru, vì thế. Đó là lối kể chuyện điềm tĩnh như không, mà chan chứa nỗi lòng, ai nghe cũng được, không nghe không sao.
 
lục bình ơi cho tôi trôi với
trôi lên rồi trôi xuống thôi mà
trong đầu tôi bao ý nghĩ bôn ba
làm sao hôm nay có ai đặt bài
kiếm một chút tiền còm cho trẻ nhỏ
kiếm một vài cánh hoa chầm chậm thả
lên trời
 

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2022

“TUYỂN THƠ TÌNH NGƯỜI” RA ĐỜI, MỘT SỰ KIỆN VĂN HỌC - Châu Thạch



 Tháng 9-2022, “Tuyển Thơ Tình Người” do nhà thơ Lê Quý Long chủ biên ra đời có thể xem như là một sự kiện văn học. 
 
“Tuyển Thơ Tình Người” được xẹm như một sự kiện văn học bởi vì nó tập trung 107 tác giả trong và ngoài nước, trong đó có những tác giả nổi danh trên thi đàn đã lâu và những tác giả mới xuất hiện. Họ đứng chung với nhau trong một tuyển tập thơ như một sự hòa hợp tuyệt vời trong ngôi nhà văn học. Sách được ra mắt tại Sài Gòn, Đà Nẵng và Hà Nội với số lượng lớn, chỉ tặng không bán.
 

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2022

PHẠM NGỌC THÁI VỚI MƯỜI BÀI THƠ NGÀN NĂM THĂNG LONG - Nguyễn Thị Hoàng


Tác giả bài viết Nguyễn Thị Hoàng
                                                               
 
Như tôi từng bình luận về thơ hay xưa nay:
       
“Thơ hay bậc nhất của ngàn năm Thăng Long, phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm. Thơ của mọi thời đại. Tồn tại muôn đời trong nền văn học nước nhà - Đó là loại thơ có đẳng cấp cao nhất:
      
Đèo ngang của BHTQ / Làm lẽ, Cảnh thu - Hồ Xuân Hương /  Thương vợ - Tú Xương / Thu điếu - Nguyễn Khuyến / Tràng Giang - Huy Cận / Tranh lõa thể - Bích Khê  / Tương tư - Nguyễn Bính / Đây thôn Vỹ Dạ; Mùa xuân chín; Bẽn lẽn - Hàn Mặc Tử / Hai sắc hoa ti-gôn - TTKH. / Thuyền và biển - Xuân Quỳnh /...
    
Nghĩa là: Muốn thẩm định cho xác đáng một tác phẩm thi ca, hoặc một bài "thơ hay"? Trước hết, phải nhận định bài thơ đó có khả năng tồn tại, sống lâu dài hay không? Nếu bài thơ hoặc tác phẩm thi ca mà không có khả năng sống trường cửu với thời gian? Đó chỉ là thứ thơ để cổ động phong trào, văn nghệ nhất thời... Hay như Gớt nói: "Rồi sẽ tầng tầng bụi phủ".
       
Xin giới thiệu “Mười bài thơ hay ngàn năm Thăng Long” của thi nhân Phạm Ngọc Thái - Xưa nay chưa dễ có bậc thi nhân nào đạt nổi ??? (trừ Kiều bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du).    
Mười bài được trích ra trong Tập “64 bài thơ hay”, Nxb Hồng Đức 2020 của Ông - Trước hết là bảy bài thơ tình tuyệt hay !!!


   

                                
(Đã từng giới thiệu trước đây):
 
1. SÁNG THU VÀNG
    Nhớ ngày gặp lại em bên hồ gió
    (Kỷ niệm Bích Đào)
 
Gặp lại em một sáng thu vàng
Nơi em đứng nắng tràn ngoài phố
Với trời xanh, hồ xanh gió
Gió đưa làn tóc em bay...                      
 
Sáng thu này trĩu cả hàng cây
Đô thành dịu mát
Ông lão ngồi bên gốc cây,
      bán những cây sáo trúc thổi vói lên trời
Bà xúc tép váy khều khào nước
 
Một thời xa lắc
Em nghiêng chao về một thời xa
 
Người con gái đã thành chính quả!
(phảng phất trên đầu đôi nét phôi pha)
Đôi mắt em, bóng trúc bay xoà...
Đường phúc hậu, vầng trăng đầy nở...
Nghe không gian đổ vỡ cả mùa thu!
 
Sáng thu vàng mông mênh, mênh mông
Anh đứng trông em bên bờ sóng vỗ
Hồn đã mất trong rừng hoang thiếu nữ
Và trái tim cũng không còn.
 
Sáng thu vàng xang xênh, xênh xang
Những con đường xưa tắm hơi em
Môi em cười... hoa lá nát đau thêm
Thời gian trôi, cuộc sống buồn tênh
 
Một mùa thu lá lá
Nơi ấy giờ chỉ còn có cỏ
Bướm vàng hoa cũ vẫn bay ngang
Người đàn bà, em nuốt mùa thu tan…
 

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2022

NHÀ THƠ KIỆT XUẤT NGUYỄN ĐỨC SƠN – Tâm Nhiên


Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn và tác giả Tâm Nhiên
(Từ phải sang trái)

Không biết từ đâu ta đến đây
Mang mang trời thẳm đất xanh dày
Lớn lên mang nghiệp làm thi sỹ
Sống điêu linh rồi chết đọa đày
 
Mấy câu thơ thời tuổi trẻ, lúc mới 23 tuổi ấy đã theo suốt cuộc đời Nguyễn Đức Sơn, một thi sỹ kiệt xuất trên bầu trời văn nghệ Việt Nam hiện đại.
 
Rờn lạnh, hoang vu một tâm hồn cô độc, cô liêu khốc liệt, luôn luôn ngún cháy bên trong chiều sâu linh thức, một ngọn lửa tịch mịch vô hình, thường trực đứng giữa đôi bờ sống chết, giữa đỉnh cao và hố thẳm của tồn sinh bức bách, ngay từ những ngày còn chạy lông bông, đùa rỡn cùng sóng vàng, cát trắng vu vơ dọc mấy hàng cây dương liễu xanh ngút ven bãi biển Ninh Chữ xa mù.
 

THI NHÂN VÀ THI CA: HẠ THÁI TRẦN QUỐC PHIỆT - Chu Vương Miện & Khanh Tương thực hiện

Ba mươi lăm năm nhìn lại con đường
Thời gian dài tưởng chừng rất ngắn
 

Hạ Thái Trần Quốc Phiệt tên khai sinh là Trần Quốc Phiệt.
Sinh năm 1945, quê quán An Lưu, Triệu Phong, Quảng Trị.
Từng là:
- Nội trú sinh VBA Huế (56 – 63)
- Học sinh các trường Trần Quốc Toản Huế, Kỹ Thuật Huế, Nguyễn Hoàng Quảng Trị, Quốc Học Huế.
-  Sĩ Quan QL/VNCH, khóa 22 Trừ Bị Thủ Đức. Phục vụ đơn vị tác chiến từ Trung Đội Trưởng đến Tiểu Đoàn Trưởng.
- Qua các trại tù: Long Giao, Sơn La, Nam Hà, Xuân Lộc, Cây Gừa Cà Mau.
 
Đến Mỹ năm 1991, nhân viên Stanford University Hospital, về hưu ở tại thung lũng hoa vàng (Silicon Valley).
 
Sinh hoạt Văn Nghệ:
Cộng tác với Nhân Văn (San Jose) Chứng Nhân (Texas) 1991 – 1993.
- Phụ trách mục Văn Học, mục Thơ và thơ Đường xướng họa trang mạng saigonecho 2009.
- Chủ biên trang web Hương Đồng Cỏ Nội.
- Cộng tác thường kỳ tạp chí Văn Học Nghệ Thuật Cỏ Thơm ở Virginia & DC từ 20 năm nay.
- Cộng tác với saimonthidan.com, và vài trang blogspot khác khắp nơi.
- Chuyển dịch toàn tập “Tiên Sơn Thi Tập” của Hiệp Biện Đại Học Sĩ Trần Đình Túc với hai thể thơ Cổ Phong và Đường luật gồm 220 bài, xuất bản năm 2017 tại San Diego California.
- Có mặt trong các tuyển tập Quốc Học Đồng Khánh vùng Vịnh và các đặc san Quảng Trị ở Nam Bắc Cali và các nơi khác.
- Hiện tại đang săn sóc một mảnh vườn văn nghệ … với chủ đề lịch sử, địa lý, nhân văn…và một vườn cây kiểng đa sắc tộc.
 
Dòng Cuối: (trích đoạn lời bày tỏ cuối cuốn sách)
Cuối cùng thì “Trôi Giữa Dòng Đời” đã trình diện với gia đình, bà con và bằng hữu, trong đó chứa đựng những vần thơ chơn chất mộc mạc của một người đã luống tuổi từng kinh qua cuộc đời đầy cam go thử thách với biết bao khó khăn do thời thế tạo nên.
….
“Những ngày ra tù sống lang thang, thơ tôi làm thường viết trên bao thuốc lá cũng mất đi cả. Ngoại trừ một vài bài bạn hữu thân hiết còn giữ và gửi lại cho tôi sau này. Một phần nữa xin thưa là tôi làm thơ rất tài tử, làm đâu bỏ đó không bao giờ có ý lưu trữ để in ấn thành tập.”
….
“Dẫu sao đứa con tinh thần của tôi dù có muộn màng nhưng xem như mẹ tròn con vuông. Thì đây là một thi tập mang tính kỷ niệm, ít ra cũng mang màu sắc hoàn cảnh từng chặng đời tôi giẫm bước chân qua.
….
“Xin đa tạ với cao xanh đã cho tôi còn có mặt tới hôm nay giữa cuộc đời đầy giông bão sau bốn bận thương tích ngoài chiến trường, rồi hai cuộc tù cộng lại mười năm.

Nhờ vậy tập “Trôi Giữa Dòng Đời” mới hình thành và có mặt hôm nay
 
                                                                    Trân trọng kính chào
                                                                   San Jose, Sep 0 , 2020
                                                                  Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
 

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

SÁCH “TRƯƠNG VĨNH KÝ, NỐI OAN THẾ KỶ” BỊ CẤM RA MẮT – Giáo sư Sử học Phan Huy Lê



Cuốn sách “Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ” do nhà nghiên cứu lão thành nổi tiếng Nguyễn Đình Đầu chủ biên, là một công trình công phu tập họp các bài viết của nhiều tác giả xưa và nay, đã được Cục Xuất bản chấp nhận và đã qua thời hạn lưu chiểu theo luật định, tức được phép lưu hành, được các đơn vị xuất bản tổ chức ra mắt tại Đường Sách Sài Gòn vào sáng Chủ nhật 8/1/2017. Giấy mời tham dự buổi ra mắt đã được gửi đi. Nhưng bất ngờ ngày 4/1/2017, một “lệnh miệng” được ban xuống yêu cầu hủy bỏ buổi ra mắt sách. Nhiều thông tin từ nội bộ giới hữu quan cho biết lệnh này xuất phát từ ý kiến của một cựu quan chức lãnh đạo TPHCM đã nghỉ hưu gửi tới “cấp trên” có thẩm quyền. Áp lực đang gia tăng đối với cuốn sách về học giả Trương Vĩnh Ký, thậm chí có nguy cơ đến số phận cuốn sách đáng quý này.
 

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022

NỮ VĂN SĨ LỪNG DANH NGƯỜI PHÁP GỐC VIỆT RA ĐI Ở TUỔI 58 - Y Nguyên


Nữ văn sĩ Linda Lê
(Ảnh: Télérama)
 

Báo chí Pháp đã đồng loạt đưa tin buồn về sự kiện này, chẳng hạn tờ Le Figaro đưa lên trang trọng, với lời mô tả ngậm ngùi “người mãi mãi lưu đày” (éternelle exilée).
 
Nhà văn Linda Lê bước vào lĩnh vực văn học với cuốn Bài ca tội ác (Les Évangiles du crime), xuất bản năm 1992. Với những tác phẩm gây tiếng vang của mình, tác giả người Pháp gốc Việt đã nhận giải thưởng Hoàng tử Pierre của Monaco năm 2009, cùng nhiều giải thưởng văn chương danh giá khác.
 

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

HÀNH TRÌNH THƠ TRẦN THƯƠNG BÁ, CHẶNG 3: “TẬP VÔ NGÔN KINH” – Đỗ Tư Nhơn

Như một lời cám ơn gởi về miền thiên thu vĩnh hằng – nơi yên nghỉ của nhà thơ Trần Thương Bá, người đã để lại cho cuộc đời những tập thơ có sức ngân vọng, gõ cửa trái tim những người đồng điệu tri âm. Ba tập thơ của anh hãy còn đây trên “Hành Trình Thơ Trần Thương Bá”, nén tâm hương tưởng nhớ Anh muộn màng, sau 20 năm anh xa lìa trần gian.

Nhà giáo - nhà thơ Trần Thương Bá
(1940- 2002)
 
Từ tập Tình Huế đến tập Thơ Ngây Ngô, hai chặng trên con đường thơ Trần Thương Bá trải qua 2 thi pháp: thi pháp của chủ nghĩa Lãng mạn đến thi pháp của chủ nghĩa Tượng trưng đều mang sắc thái phương Tây.
 
Giờ đây tập thơ Vô Ngôn Kinh (VNK) đang mở ra trước chúng ta một chặng mới, từ hình thức đến nội dung.
 

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

HÀNH TRÌNH THƠ TRẦN THƯƠNG BÁ 2 “LA POESIE CANDIDE, THƠ NGÂY NGÔ” – Đỗ Tư Nhơn


Nhà giáo - nhà thơ Trần Thương Bá
(1940- 2002)

Có thể nhận định rằng hành trình thơ Trần Thương Bá được thể hiện qua ba tập thơ, đánh dấu mốc thời gian chín muồi cho cảm hứng sáng tạo, từ đó câu chữ bắt đầu.
 
Tập thơ TÌNH HUẾ là chặng đầu của dàn hợp xướng, nhà thơ chọn thủ pháp, giọng điệu của chủ nghĩa lãng mạn. Qua đó nhằm biểu hiện “cái tôi trữ tình” rất đỗi yêu thương cảnh vật,  con người xứ Huế nên thơ, kiều diễm. Đồng thời trong phần cuối, tác giả đã tạc nên một tượng đài bằng ngôn ngữ thơ đầy xót xa thương tiếc ban đầu, sau đó đã hóa giải bằng cái nhìn đầy thăng hoa khiến cho hình tượng người vợ quá cố trở nên lung linh mầu nhiệm như thiên thần giữa thiên nhiên đất trời “Áo em mờ ảo màu hoa, Tóc em bay giữa bao la cõi trời”, và anh tin vào thuyết luân hồi của Phật Giáo “Anh biết rồi em sẽ trở về”.