BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Đức Dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Đức Dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

NGUYỄN HOÀNG - NGÔI TRƯỜNG MẤT TÊN VÀ SỰ TƯỞNG NIỆM LẶNG LẼ - Lê Đức Dục



Cho dẫu dấu tích của buổi đầu chúa Nguyễn Hoàng mở cõi hay về sau, khi những vị vua yêu nước tiếp tục chọn Quảng Trị lập căn cứ kháng chiến, đã bị nhạt nhòa, thì trong tâm khảm con dân miền đất này vẫn ghi lòng tạc dạ niềm tri ân với tiền nhân. Một trong những niềm tưởng niệm ấy là ngôi trường trung học đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được mang tên chúa : Trường trung học Nguyễn Hoàng.  Danh thơm của người mở cõi dành cho ngôi trường được vinh dự mang tên, tên trường nay cũng không còn.
 
Hiếm có ngôi trường nào đặc biệt như Trường Nguyễn Hoàng. Được một nhóm thân hào, nhân sĩ ở thị xã Quảng Trị lập ra vào năm 1951 là trường trung học tư thục, năm học tiếp theo được công nhận là trường công lập và đến niên khóa 1953-1954 mang tên Trường trung học Nguyễn Hoàng. Quảng Trị vốn là đất địa đầu giới tuyến, sau những tao loạn thời cuộc Trường Nguyễn Hoàng đã có lúc dời vào tận Hòa Khánh (Đà Nẵng) nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi.
 

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

NHỚ CHÚA TIÊN NGUYỄN HOÀNG: DINH XƯA, CẢNG CŨ BÂY GIỜ - Lê Đức Dục

Dấu tích của những vị chúa Nguyễn buổi đầu mở cõi nay còn ở Trà Bát (nay là làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, Quảng Trị). Cho dẫu còn ít ỏi và phần nào hoang phế thì ngần ấy dấu tích vẫn đủ sức thức gợi cả một trời quá khứ.
 
Vùng Trà Bát bây giờ thật quạnh hiu. Ảnh: Lê Đức Dục
 
Trà Bát chính là nơi Nguyễn Hoàng trút hơi thở cuối cùng vào năm 1613. Trước lúc lâm chung, cũng tại Trà Bát, ông đã triệu người con trai thứ sáu là Nguyễn Phúc Nguyên đang làm trấn thủ Quảng Nam về cầm tay dặn dò: “Đất Thuận - Quảng phía bắc có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang (sông Gianh) hiểm trở, phía nam có núi Hải Vân, núi Thạch Bi vững bền, núi sinh vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của kẻ anh hùng. Nếu biết dạy dân, luyện binh thì chống chỏi với họ Trịnh đủ xây dựng sự nghiệp muôn đời, nếu thế lực không địch được thì cố giữ đất đai để đợi thời cơ chứ đừng bỏ hỏng lời dạy của ta”. Vâng mệnh cha, từ dinh Trà Bát này Nguyễn Phúc Nguyên đã nối ngôi chúa chăm lo việc phòng thủ, sửa thành lũy, đặt quan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài mến phục gọi ông là Chúa Sãi hay Sãi Vương.